Mẫu cường kích Mỹ chết yểu vì tranh chấp quân chủng
Máy bay yểm trợ phản ứng nhanh ( ARES) mang nhiều công nghệ đột phá nhưng sớm bị hủy bỏ vì tranh chấp trong nội bộ quân đội Mỹ.
Chương trình OA-X của không quân Mỹ được coi là phương án thay thế tiêm kích hiện đại đắt tiền để đối đầu với lực lượng phiến quân trang bị nghèo nàn. Tuy nhiên, ý tưởng này không phải quá mới lạ. Nó từng được giới thiệu vào năm 2008 khi lục quân Mỹ đề xuất chế tạo máy bay hạng nhẹ thuộc chương trình Cường kích chiến trường giá rẻ ( LCBAA), theo National Interest.
Dựa trên yêu cầu của lục quân Mỹ, nhà thiết kế máy bay Burt Rutan tiếp nhận dự án LCBAA và chế tạo bản mẫu Máy bay yểm trợ phản ứng nhanh (ARES) có nhiệm vụ yểm trợ tầm gần ở độ cao thấp, sở hữu tầm bay lớn và có khả năng cất hạ cánh trên đường cao tốc. Chiếc ARES bản mẫu này cất cánh lần đầu vào ngày 19/2/1990.
Mẫu cường kích ARES này được đánh giá là thiết kế mang tính đột phá, bỏ qua công nghệ cao để tập trung vào sự đơn giản và khả năng bảo trì, chưa kể tới chi phí vận hành rất rẻ. Nó được chế tạo trên nền tảng động cơ Pratt & Whitney JT15D với lực đẩy lên tới 1.340 kgf. Vũ khí chính của máy bay là một pháo General Electric GAU-12/U với 5 nòng cỡ 25mm.
Một đặc điểm độc đáo của ARES là động cơ và cửa hút gió nằm lệch 8 độ về bên trái, trong khi thân máy bay nằm lệch về bên phải trọng tâm. Điều đó đảm bảo khói thuốc súng từ khẩu GAU-12/U không bị hút vào động cơ, đồng thời giúp loại bỏ một phần độ giật của pháo.
Chiếc ARES duy nhất được sản xuất. Ảnh: Flickr.
ARES được bố trí một cặp cánh ở mũi để phi công dễ dàng kiểm soát máy bay, ngay cả khi không có hệ thống điều khiển điện tử (fly-by-wire) phức tạp. Hệ thống điều khiển ARES đều là cơ khí, bao gồm cả thiết bị điều tiết nhiên liệu cho động cơ JT15D.
Chiếc phi cơ nhẹ, có cấu tạo đơn giản nhưng bảo đảm khả năng sống sót cao. ARES có khả năng lượn tới 36 độ/giây và chịu được gia tốc quá tải gấp 7 lần trọng lực (7G). Đây gần như là chiếc máy bay lý tưởng cho yêu cầu về cường kích yểm trợ tầm gần của lục quân Mỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, mâu thuẫn chính trị giữa các quân binh chủng trong quân đội Mỹ đã giết chết chương trình này. LCBAA là sản phẩm của phi công lục quân Jim Kreutz và Milo Burroughs, với sự ủng hộ của tướng Shy Meyers, tham mưu trưởng lục quân Mỹ.
Nhưng sau khi tướng Meyers về hưu, dự án LCBAA đối mặt với sự phản đối dữ dội từ không quân Mỹ, khi họ muốn bảo vệ đặc quyền vận hành tất cả các máy bay chiến thuật theo điều khoản của Thỏa thuận Key West vào năm 1948.
Một số tướng lĩnh trong lục quân Mỹ cũng lo rằng LCBAA sẽ đe dọa chương trình trực thăng tấn công Hughes AH-64A Apache nên cũng tìm mọi cách ngăn cản dự án này. Cuối cùng, họ đã thành công khi dự án bị hủy bỏ với chỉ một chiếc ARES được chế tạo.
Hạ Vy
Theo VNE
"Nắm đấm thép" M1 Abrams Mỹ yếu đuối trước xe tăng Nga
Trung tướng Mike Murray, Phó Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ cảnh báo, xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams đang trở nên tụt hậu nghiêm trọng so với các quốc gia khác, đặc biệt là Nga.
Giai đoạn thống trị chiến trường của xe tăng M1 Abrams đã trôi qua.
Theo Sputnik, ông Murray đã bày tỏ những lo ngại trong bài phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.
"Không thể nói rằng chúng ta sở hữu xe tăng số một thế giới trong nhiều năm qua. Xe tăng T-90 của Nga có lẽ sánh ngang với xe tăng Mỹ", tướng Murray nói với một thượng nghị sĩ. Phó Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ cảnh báo, Nga đã thu hẹp đáng kể khoảng cách về công nghệ so với Mỹ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Ông Murray không thể bình luận về siêu tăng T-14 Armata mới nhất của Nga vì mẫu xe tăng hiện đại này chưa được đưa vào sử dụng đại trà. Tướng Lục quân Mỹ nhấn mạnh, xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams được đưa vào sử dụng từ những năm 1980 và đã đạt đến giới hạn nâng cấp cuối cùng.
Phó Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ đề xuất phát triển mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới. Nhưng theo ông Murray, các nhà thiết kế hiện chưa đưa ra được bất kỳ giải pháp đột phá nào trong công nghệ để có thể sử dụng trong mẫu xe tăng hiện đại.
"Chúng tôi chủ yếu dựa vào các phương tiện chiến đấu sản xuất từ những năm 1980, với mức ngân sách quốc phòng như hiện tại, chúng tôi sẽ tiếp tục dựa vào các vũ khí này cho đến năm 2030 và có thể lâu hơn", tướng Murray nói.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga mạnh mẽ và tin cậy hơn M1 Abrams.
Bình luận về mối lo ngại của tướng quân đội Mỹ, nhà bình luận Nga Nadezhda Alekseeva nói trên RT: "Từ hàng thập kỷ qua, Mỹ đã chứng minh xe tăng M1 là loại vũ khí quân sự tốt nhất, không một nước nào cạnh tranh được".
"Nhưng giờ đây, sức ép về công nghệ ngày càng thu hẹp, đến mức người ta không thể giấu kín được nữa", Alekseeva nói.
Nhà phân tích quân sự độc lập Nga Vladimir Tuchkov cho rằng, Tướng Murray nói như vậy nhằm mục đích thu hút thêm tiền đầu tư của chính phủ.
Lịch sử huy hoàng nhất của xe tăng M1 Abrams đã trôi qua kể từ khi phiên bản đối trọng, T-90 của Nga xuất hiện năm 1993.
Hãng Chrysler chế tạo xe tăng Abrams năm 1979 và loại vũ khí này được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ năm 1980, thay thế cho phiên bản M60 lỗi thời.
M1 Abrams xung trận lần đầu trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, nhanh chóng chứng tỏ uy lực "không đối thủ" của nó khi đánh bại hầu hết các xe tăng do Liên Xô sản xuất ở thời điểm đó như T-55, T-62 và T-72 mà không chịu tổn thất nào trước hỏa lực đối phương.
T-14 Armata dần thay thế M1 Abrams của Mỹ để trở thành mẫu xe tăng chủ lực của tương lai.
Tuy nhiên, trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ 2 năm 2003, ưu thế của xe tăng Abrams bắt đầu sụt giảm. Ông Tuchkov cho biết khoảng 80 chiếc M1 Abrams trong cuộc chiến này.
Trong năm 2006, khoảng 530 xe tăng Abrams, gần một nửa số xe triển khai phải đưa về Mỹ để sửa chữa do hư hỏng trong quá trình chiến đấu. Mỹ đã nâng cấp thêm phần giáp bảo vệ ở hai bên và phía sau xe tăng M1 Abrams.
Nhưng theo ông Tuchkov, khoảng 30 đến 47 xe tăng M1 đã bị phá hủy trong quá trình chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq từ mùa thu năm 2016 đến nay.
Trong khi đó, xe tăng T-90 Nga gọn nhẹ hơn, đạt tốc độ tối đa cao hơn, tầm hoạt động xa hơn M1 Abrams. Sức chiến đấu của T-90 đã thể hiện rõ trong cuộc nội chiến Syria khi quân đội của Tổng thống Bashar al-Asssad chỉ tổn thất một chiếc T-90 duy nhất bởi tên lửa TOW của Mỹ, ông Tuchkov phân tích.
Điều đáng chú ý là xe tăng này sau đó đã bị phiến quân IS cướp được và tái sử dụng trên chiến trường.
Theo Danviet
Bí ẩn quốc gia dùng tên lửa hàng chục tỷ hạ máy bay vài triệu Một đồng minh thân thiết của Mỹ đã dùng một tên lửa Patriot trị giá 3 triệu USD (hơn 68 tỷ đồng) để bắn hạ một máy bay không người lái bốn cánh quạt có giá chỉ 200 USD (hơn 4,5 triệu đồng). Báo Anh Independent trích lời Tướng Mỹ David Perkins cho biết trong một đoạn video được Lục quân Mỹ chia...