Mật vụ Mỹ và bài toán cải tổ sau vụ ông Trump bị bắn
Cơ quan Mật vụ Mỹ được khuyến nghị cắt bớt phần việc mà ít người biết sau vụ cựu Tổng thống Donald Trump bị ám sát hụt.
Sau khi ông Trump bị bắn trong buổi vận động cử tri ở thị trấn Butler, bang Pennsylvania hôm 13.7, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas đã ủy nhiệm cho một ủy ban tiến hành điều tra vụ việc và hoạt động của Cơ quan Mật vụ Mỹ.
Trong báo cáo mới được ủy ban gồm 4 cựu quan chức hành pháp và an ninh nội địa công bố vào tuần trước, Mật vụ Mỹ đã bị cản trở do phải cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ bảo vệ yếu nhân và điều tra các hoạt động phạm tội, theo tờ Politico. Báo cáo đề xuất Mật vụ nên cân nhắc bỏ bớt mảng điều tra để tập trung nguồn lực cho việc bảo vệ.
“Toàn bộ tài sản nên được phân bổ cho nhiệm vụ đó trước khi các nhiệm vụ khác, gồm nghĩa vụ hành pháp liên quan gian lận tài chính, được thực hiện”, báo cáo nêu.
Các nhân viên Mật vụ Mỹ bảo vệ ông Trump tại Butler ngày 13.7. ẢNH: REUTERS
Mật vụ Mỹ chống tiền giả
Việc bỏ bớt mảng điều tra sẽ đánh dấu bước thay đổi lớn của Mật vụ Mỹ, bởi công tác chống tội phạm thực tế là chức năng đầu tiên lúc cơ quan này được thành lập, có trước chức năng bảo vệ tổng thống.
Mật vụ Mỹ, cơ quan với những nhân vật to cao trong bộ vest sẫm màu, mặt lạnh như tiền, tai đeo thiết bị liên lạc, chủ yếu được biết đến với vai trò bảo vệ tổng thống nhưng đó không phải là lý do cơ quan này được thành lập.
Ngày 14.4.1865, Tổng thống Abraham Lincoln ký dự luật thành lập Mật vụ Mỹ, chỉ một ngày trước khi ông bị ám sát, với nhiệm vụ chống tội phạm làm tiền giả. Khi đó, cơ quan này nằm dưới sự quản lý của Bộ Tài chính Mỹ. Vào giai đoạn cuối của Nội chiến Mỹ, gần 1/3 lượng tiền lưu hành là tiền giả.
Tranh mô phỏng cuộc đột kích của nhân viên Mật vụ Mỹ tại một cơ sở đúc tiền giả. ẢNH: MẬT VỤ MỸ
Mãi đến sau khi Tổng thống William McKinley bị ám sát vào năm 1901, Mật vụ Mỹ mới đảm nhiệm thêm vai trò bảo vệ lãnh đạo. Trong hơn một thế kỷ sau đó, Mật vụ duy trì song song hai vai trò kể trên.
Năm 2003, cơ quan này được chuyển giao cho Bộ An ninh Nội địa, vừa thành lập trước đó một năm, quản lý.
Tuy nổi tiếng với nhiệm vụ bảo vệ tổng thống nhưng hoạt động chống tội phạm của Mật vụ Mỹ lại rất rộng. Cơ quan điều tra tội phạm làm giả tiền, tội phạm tài chính, tội phạm mạng, hỗ trợ điều tra các vụ trẻ em bị mất tích và bóc lột. Trung tâm Đánh giá mối đe dọa quốc gia của Mật vụ có vai trò ngăn chặn nhiều hoạt động phạm tội, gồm cả xả súng trong trường học.
Theo ủy ban điều tra vụ ám sát ông Trump, các hoạt động nói trên có thể đã làm tiêu tốn nguồn lực của nhiệm vụ bảo vệ.
Báo cáo đề xuất Mật vụ cần tập trung nguồn lực cho việc bảo vệ, thường xuyên huấn luyện các đối tác cấp địa phương. “Nỗ lực này sẽ mất thời gian và có thể cần loại bỏ một số trách nhiệm ngoại vi như điều tra gian lận tài chính, làm giả tiền và có lẽ là toàn bộ công tác điều tra tội phạm không liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ”, báo cáo nêu.
Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ phải từ chức sau vụ ám sát hụt ông Trump
Đề xuất gây tranh cãi
Đề xuất của ủy ban điều tra nhanh chóng nhận sự phản đối từ những người ủng hộ Mật vụ Mỹ. Quyền Giám đốc Ronald Rowe cho rằng cơ quan đang làm việc để đảm bảo có thể thực thi nhiệm vụ kép được tích hợp là bảo vệ và các cuộc điều tra phức tạp.
Một số ý kiến khác cho rằng hai nhiệm vụ trên bổ trợ cho nhau hơn là mâu thuẫn nhau. Việc chống tội phạm giúp tăng cường mối quan hệ của đặc vụ với cảnh sát bang và địa phương, mài dũa kỹ năng cần thiết để bảo vệ yếu nhân.
Mặc dù được biết đến với vẻ ngoài rất ngầu và luôn theo sát tổng thống nhưng các nhân viên Mật vụ Mỹ tự nhìn nhận họ theo một cách khác. “Họ không phải là vệ sĩ. Họ sẽ rất bực mình nếu bạn gọi họ là vệ sĩ. Bảo vệ không phải vệ sĩ. Bảo vệ là đảm bảo sự cố không xảy ra và điều đó cần công tác cảnh sát”, theo người viết tự truyện Jeffrey Robinson cho cựu nhân viên Mật vụ Joseph Petro.
Mật vụ Mỹ đang thực hiện hai vai trò song song là bảo vệ yếu nhân và điều tra chống tội phạm. ẢNH: AFP
Những người chỉ trích đề xuất của ủy ban cho rằng việc thu hẹp bổn phận của Mật vụ có thể khiến các vấn đề tuyển dụng và giữ chân nhân sự trở nên tồi tệ hơn. Họ nói rằng những sơ sót an ninh giúp tay súng bắn bị thương ông Trump tại Butler không liên quan gì với công tác chống tội phạm của Mật vụ. “Nó giống như đề xuất làm phẫu thuật thẩm mỹ cho người bị gãy xương. Chẳng liên quan gì đến nhau cả”, một cựu quan chức cấp cao của Mật vụ nói với Politico.
Cựu quan chức Mật vụ Gordon Heddell nhận định rằng việc thu hẹp vai trò của cơ quan sẽ thay đổi chất lượng của tân binh vì sẽ cần một hình mẫu khác biệt. “Và đó sẽ không phải là một người tốt hơn, không phải là người toàn diện”, ông Heddell, cựu Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ, nói.
Bộ trưởng Mayorkas chưa quyết định về khuyến nghị của ủy ban mà chỉ nói sẽ xem xét. Một người phát ngôn của Nhà Trắng thông báo chính quyền sẽ đánh giá kỹ những kết quả điều tra và khuyến nghị trong báo cáo.
Mật vụ Mỹ lên tiếng việc lọt lỗ hổng vụ ám sát hụt ông Trump
Các chuyên gia cho rằng, cơ quan Mật vụ Mỹ cần giải thích rõ ràng về phản ứng của họ đối với vụ ám sát hụt ông Donald Trump
Hai điều tra viên FBI đang kiểm tra nơi kẻ tấn công đã nổ súng vào cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty.
Hôm 13/7 (giờ Mỹ), Thomas Crooks (20 tuổi, người Pennsylvania) đã bắn ba phát súng từ một khẩu súng trường, sau đó ngay lập tức bị các tay súng bắn tỉa của Cơ quan Mật vụ Mỹ bắn hạ. Tuy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ bị thương ở tai phải nhưng ông thật sự đã đối mặt với sự nguy hiểm.
Theo đó, cơ quan Mật vụ Mỹ đang đối mặt với nhiều câu hỏi liên quan đến phản ứng của họ trong vụ ám sát hụt nhằm vào ông Trump.
Cựu Tổng thống Trump chỉ bị thương nhẹ ở tai phải, nhờ quay đầu đúng lúc khi Crooks bóp cò. Viên đạn đầu tiên bay sượt qua tai ông, tránh được một vết thương chí mạng chỉ trong gang tấc. Hai phát súng tiếp theo của Crooks không trúng mục tiêu, cho thấy khả năng bắn kém và mất kiểm soát dưới áp lực.
Chuyên gia an ninh John Cohen, cựu quan chức của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nhận định: "Phản ứng nhanh chóng của Cơ quan Mật vụ là đáng khen ngợi, nhưng điều đáng lo ngại là tại sao họ không phát hiện và ngăn chặn kẻ tấn công sớm hơn." Câu hỏi đặt ra là tại sao một người đàn ông lạ mặt với khẩu súng trường lại có thể tiếp cận gần cựu Tổng thống như vậy mà không bị phát hiện.
Bà Kimberly Cheatle, Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ, cho biết các lo ngại về an toàn đã ngăn cản những đặc vụ lên trên mái của tòa nhà nơi kẻ ám sát đã nhắm bắn vào cựu Tổng thống Donald Trump.
Bà Cheatle giải thích với ABC News rằng: "Tòa nhà đó có mái dốc ở điểm cao nhất. Vì vậy, yếu tố an toàn sẽ được xem xét và chúng tôi không muốn đưa bất kỳ ai lên vị trí mái dốc đó. Quyết định được đưa ra là bảo vệ tòa nhà từ bên trong".
Chuyên gia nhận định
Các lính bắn tỉa của Mỹ bắn hạ nghi phạm ám sát hụt cựu tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: WSJ.
Theo RT, các chuyên gia không tin sự thật trong lời giải thích của bà Cheatle. Joe Kent, cựu sĩ quan Lực lượng Đặc nhiệm Lục quân Mỹ và hiện đang tranh cử vào Quốc hội, thắc mắc rằng, tại sao Mật vụ không đảm bảo an ninh ở các lối vào tòa nhà nơi nghi phạm nổ súng.
Dan Bongino, cựu đặc vụ Mật vụ Mỹ, nói: "Giám đốc Mật vụ nói rằng, 'đừng lo, chúng tôi không đưa ai lên mái nhà vì nó có thể tạo ra tình huống nguy hiểm.' Nguy hiểm như thế nào? Như ai đó bị bắn vào đầu?".
Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas thừa nhận rằng "sự thất bại" của Mật vụ đã góp phần vào vụ ám sát hụt, nhưng ông vẫn bày tỏ "sự tin tưởng 100%" vào bà Cheatle.
close
arrow_forward_iosĐọc thêm
pause
volume_mute
Play
00:00
00:17
00:31
Mute
Play
close
Chỉ trích đội ngũ bảo vệ
Trả lời câu hỏi về việc một số nhân chứng đã nhìn thấy hành động khả nghi của tay súng và báo tin cho lực lượng an ninh trước khi người này nổ súng vào ông Trump, bà Cheatle nói rằng đó là "khoảng thời gian rất ngắn" để có thể kịp ứng phó.
"Tôi chưa có tất cả thông tin chi tiết nhưng đó là một khoảng thời gian rất ngắn. Việc xác định nghi phạm, nhận diện họ và cuối cùng vô hiệu hóa họ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn và tình huống đó gặp rất nhiều khó khăn", bà Cheatle giải thích thêm.
Theo Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ, Mật vụ Mỹ chỉ có nhiệm vụ bảo vệ vành đai bên trong, khu vực tiếp cận ông Trump, còn tòa nhà nghi phạm dùng làm nơi ngắm bắn ông Trump thuộc trách nhiệm bảo vệ của cảnh sát địa phương.
"Trong trường hợp cụ thể này, chúng tôi đã phân chia sự hỗ trợ trong việc bảo vệ địa điểm đó và Cơ quan Mật vụ chịu trách nhiệm về phạm vi bên trong. Sau đó, chúng tôi tìm kiếm sự hỗ trợ từ các lực lượng địa phương cho phía bên ngoài. Có cảnh sát địa phương trong tòa nhà đó, có cảnh sát địa phương trong khu vực chịu trách nhiệm về vành đai bên ngoài của tòa nhà", bà Cheatle nói thêm.
Phản ứng của các chính trị gia
Cuộc điều tra đang tiếp tục để làm rõ cách thức Crooks có thể tiến gần đến ông Trump mà không bị phát hiện. Tổng thống Joe Biden đã lên án vụ tấn công và kêu gọi sự đoàn kết, nhấn mạnh rằng bạo lực không nên có chỗ trong chính trị.
Các lãnh đạo Đảng Cộng hòa cũng bày tỏ lo ngại và kêu gọi tăng cường an ninh cho các chính trị gia. Họ nhấn mạnh rằng vụ tấn công này là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo vệ các nhà lãnh đạo khỏi các mối đe dọa.
Vụ ám sát hụt nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump đã đặt ra nhiều câu hỏi về hiệu quả của Cơ quan Mật vụ Mỹ trong việc bảo vệ các chính trị gia. Mặc dù phản ứng nhanh chóng của họ đã ngăn chặn được hậu quả nghiêm trọng hơn, nhưng việc không phát hiện kẻ tấn công sớm hơn đã làm dấy lên nhiều lo ngại về an ninh. Các chuyên gia và chính trị gia kêu gọi cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để đảm bảo an toàn cho các nhà lãnh đạo trong bối cảnh chính trị hiện nay.
Tổng thống Biden ra lệnh bảo vệ ông Trump như một 'tổng thống đương nhiệm' Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng những yêu cầu được tăng cường an ninh từ phía cựu Tổng thống Donald Trump sau hai lần ông bị ám sát hụt nên được chấp thuận. Cựu Tổng thống Donald Trump bị viên đạn sượt qua tai khi tham gia sự kiện hồi tháng 7. Ảnh: EPA Theo kênh truyền hình RT, phát biểu trước...