Mật vụ Mỹ bảo vệ Tổng thống Obama tại Việt Nam như thế nào?
Mật vụ Mỹ là rào chắn cuối cùng giữa Tổng thống Mỹ hoặc các yếu nhân nước ngoài với những mối đe dọa nguy hiểm xung quanh, họ luôn túc trực rà soát để bảo vệ Tổng thống
Mark Sullivan, cựu giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ (USSS), người từng chỉ huy các chiến dịch bảo vệ Tổng thống Barack Obama trong các chuyến công du ở nước ngoài cũng như các nguyên thủ quốc gia tới thăm nước Mỹ, mô tả nghề mật vụ là “cơn ác mộng” đối với bất cứ người nào, khi họ phải tìm mọi phương cách, áp dụng mọi chiến thuật để đảm bảo an toàn tối đa cho mục tiêu bảo vệ.
Cận cảnh các mật vụ Mỹ bảo vệ Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam:
Các mật vụ Mỹ trong trang phục áo vest đeo kính đen cùng những chiếc balo tối màu
Các mật vụ đeo kính đen luôn có hình thể to lớn
Các mật vụ được chọn để lái xe cho Tổng thống Mỹ phải trải qua quá trình huấn luyện để thực hiện kỹ năng phức tạp, đảm bảo an toàn
Điều khiển xe dài 6 m, nặng 8 tấn và hành khách là người đứng đầu nước Mỹ không phải là điều giản đơn. Trong ảnh là một mật vụ nữ lái chiếc xe Caddilac One
Các mật vụ luôn theo sát bảo vệ ông chủ Nhà Trắng
Trong một chuyến công tác của Tổng thống Obama, ít nhất cần có 2 tài xế đảm nhiệm điều khiển 2 chiếc The Beast giống hệt nhau
Video đang HOT
Không có sự phân biệt nào giữa hai xe, vì đều cần đảm bảo khả năng thích ứng, sẵn sàng chở ông chủ Nhà Trắng thoát khỏi tình huống khó khăn, vì thế kỹ năng của các lái xe phải đỉnh cao như nhau
Các mật vụ bảo vệ chiếc xe chở Tổng thống Mỹ
Trước khi phi cơ chính thức của Tổng thống Obama đến nơi các mật vụ kiểm soát an ninh mọi lúc mọi nơi
Phương tiện liên lạc bằng bộ đàm hiện đại mà các mật vụ Mỹ đều được trang bị
Trong lúc chờ đợi Tổng thống Mỹ làm việc, một mật vụ tranh thủ lau bên ngoài chiếc xe chở Tổng thống.
Tại Việt Nam, các mật vụ và lực lượng an ninh Mỹ luôn tỏ ra chuyên nghiệp. Nụ cười hiếm hoi của một mật vụ Mỹ với phóng viên
Theo Danviet
Tranh cãi mật vụ Mỹ cho dân thường lái xe tháp tùng tổng thống
Mật vụ Mỹ cho rằng việc họ để người tình nguyện lái xe trong đoàn tháp tùng tổng thống không gây hại nhưng các chuyên gia lại nói hành động này làm nảy sinh nhiều nguy cơ.
Natalie Tyson bên cạnh chiếc limousine chở tổng thống Mỹ. Ảnh: NYTimes
Mùa thu năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công tác tới San Francisco để thực hiện một chiến dịch gây quỹ. Ngay khi ông bước xuống từ phi cơ, một đội xe hộ tống đã chờ sẵn để tháp tùng tổng tư lệnh nước Mỹ rời sân bay, lao nhanh trên đại lộ với vận tốc gần 130 km/h để tiến về khách sạn nơi ông lưu trú, theo New York Times.
Dẫn đầu đoàn rước là những chiếc xe dáng thể thao, đen bóng, chống đạn cùng những chiếc limousine sang trọng do các nhân viên Cơ quan Mật vụ Mỹ điều khiển. Họ đều là những người dày dạn kinh nghiệm, nắm rõ cách thao tác xử lý khi lái phương tiện ở tốc độ cao.
Một tốp xe cảnh sát liên tục nháy đèn báo hiệu cùng một chiếc xe cứu thương của Cơ quan Mật vụ luôn bám sát phía sau, bọc hậu cho đoàn.
Kẹp giữa đội hình là các xe van chở nhân viên Nhà Trắng cùng cánh nhà báo. Lái chúng là những người tình nguyện như Natalie Tyson, 24 tuổi, sinh viên vừa tốt nghiệp.
"Ôi!", Tyson kêu lên khi nhấn ga và chiếc xe lảo đảo tiến về phía trước, suýt va phải một xe khác. Bối rối, cô đạp mạnh chân phanh, rồi tiếp tục ga vù lên.
"Xin lỗi vì điều đó", Tyson nói, dần lấy lại bình tĩnh, đặt tay vào vô lăng.
Những người tình nguyện, nghiệp dư, không trải qua huấn luyện chuyên sâu giống Tyson lại là một mắt xích hiện diện giữa đoàn xe nhanh nhất và quan trọng nhất nước Mỹ - đoàn hộ tống tổng thống.
Nhà Trắng từ chối bình luận về sự việc song Cơ quan Mật vụ Mỹ thì lên tiếng biện hộ, cho rằng hoạt động này đã trở thành quy chuẩn ít nhất từ những năm 1980.
Các tài xế tự nguyện trong đoàn xe "đều được đặc vụ hướng dẫn sơ lược trước khi đưa ra bất cứ hành động nào", kể cả trong những tình huống khẩn cấp, một phát ngôn viên của Cơ quan Mật vụ Mỹ cho hay.
Nhưng theo lời Tyson, các nhân viên mật vụ hầu như không chỉ dẫn cô cách phản ứng trong trường hợp gặp sự cố khi đang di chuyển ở tốc độ cao. Tyson mặc định điều duy nhất cô cần làm là bám theo chiếc xe phía trước, bất kể có chuyện gì.
"Dù tôi thế nào thì cũng vẫn đủ tốt với họ", Tyson quả quyết.
Có lẽ định nghĩa hợp lý nhất cho cụm từ "đủ tốt" ở đây là có bằng lái cùng một hồ sơ lý lịch trong sạch và quen biết ai đó trong Nhà Trắng, cây bút Michael S. Schmidt từ NYTimes bình luận.
Một tuần trước khi ông Obama tới San Francisco, một người bạn thuở nhỏ của Tyson, hiện làm việc cho Nhà Trắng, liên lạc với cô và hỏi liệu Tyson có muốn trở thành người lái xe trong đoàn hộ tống hay không.
"Tôi thấy bất ngờ. Tôi thậm chí còn không biết tổng thống sẽ đến đây", cô cho biết.
Giới chuyên gia an ninh nhận định việc cho phép người nghiệp dư tham gia đoàn xe hộ tống tổng thống Mỹ là hành động tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Họ dễ gây tai nạn và trong những trường hợp khẩn cấp, một tài xế mới vào nghề còn có thể làm chậm khả năng phản ứng của cả đội.
Dan Emmett, cựu nhân viên mật vụ, tác giả nhiều cuốn sách viết về lực lượng bảo vệ kề cận tổng thống Mỹ, thậm chí có cái nhìn khắt khe hơn. Đối với ông, những lái xe tình nguyện như Tyson là một mối đe dọa an ninh quốc gia.
"Chúng tôi lo lắng về những người như vậy còn hơn cả một cuộc tấn công nhằm vào đoàn xe", Emmett vừa nói vừa hồi tưởng lại những năm tháng khi ông còn công tác trong đội chống phục kích trực thuộc đoàn hộ tống tổng thống. Lúc bấy giờ, ông thường xuyên phải đi phía trước xe của những tài xế tự nguyện.
Tuy nhiên, Ed Donovan, phát ngôn viên Cơ quan Mật vụ, chỉ ra rằng đoàn xe tháp tùng tổng thống Mỹ không di chuyển trong điều kiện bình thường, thay vào đó, đường sá lúc nào cũng vắng bóng các phương tiện giao thông khi họ đi qua. Đội xe hộ tống tổng thống Mỹ cùng các nhân viên mật vụ có thể dễ dàng tách đoàn mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, ông Donovan nhấn mạnh.
Song, một số quan chức mật vụ Mỹ cho hay, sở dĩ họ không để đặc vụ hay sĩ quan cảnh sát lái những chiếc xe van này là bởi bảo vệ nhân viên Nhà Trắng và phóng viên không phải nghĩa vụ của họ.
Nhiều quan chức Nhà Trắng còn thêm rằng họ bắt buộc phải dùng đến các tài xế tự nguyện bởi đội ngũ nhân viên hỗ trợ cần ở bên cạnh tổng thống 24/7 và những phóng viên, nhà báo cũng yêu cầu phải bám sát tổng thống đến bất cứ đâu.
Thông thường, Nhà Trắng sẽ mở một chiến dịch kêu gọi mọi người tình nguyện trở thành tài xế trong đoàn xe tháp tùng tổng thống. Theo chia sẻ của một phụ nữ lái xe trong lần ông Obama tới thăm bang Arkansas hồi tháng 5/2014, một email mời tham gia đoàn xe đã được gửi đến tất cả sinh viên thuộc Trường Dịch vụ Xã hội, Đại học Arkansas ở Little Rock trước chuyến công tác.
Vì không được trả thù lao nên những người lái xe tự nguyện cũng hưởng một số đặc quyền.
Trước khi ông Obama từ San Francisco trở về Washington, các nhân viên Nhà Trắng đã mời Tyson cùng 4 tài xế tình nguyện khác tới một căn phòng khách sạn để chụp ảnh cùng tổng thống.
Ông Obama bắt tay và khen họ là những tài xế xuất sắc nhất San Francisco.
"Tay tổng thống thật mềm", Tyson nhớ lại. "Tôi định nói gì đó thú vị để cho tổng thống thấy mình hài hước và vui nhộn. Nhưng cuối cùng tôi chỉ nói 'Rất vui khi gặp ngài'".
Tyson chia sẻ lần lái xe chở các nhà báo trong đoàn tháp tùng tổng thống Obama là một trái nghiệm vô cùng đáng nhớ đối với cô. Thế nhưng, với cựu mật vụ Emmett, những thông lệ kiểu như vậy vẫn rất đáng lo ngại.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Mật vụ Mỹ bắn một người mang vũ khí tiếp cận Nhà Trắng Nhà Trắng đóng cửa hơn một giờ vào ngày 20.5 sau khi các nhân viên Mật vụ Mỹ bắn bị thương một người đàn ông có vũ khí ngay bên ngoài tòa nhà này. Các nhân viên Mật vụ Mỹ trên nóc Nhà Trắng. REUTERS Vụ việc xảy ra vào khoảng 15 giờ 06 (giờ địa phương), khi đó Tổng thống Mỹ Barack...