Mất vợ vì cho đi…xuất khẩu lao động
Ai cũng ước mơ có một tình yêu ngọt ngào, lãng mạn và một gia đình hạnh phúc với người bạn đời của mình.
ảnh minh họa
Trong cuộc đời, ai cũng ước mơ có một tình yêu ngọt ngào, lãng mạn và một gia đình hạnh phúc dài lâu với người bạn đời của mình. Song cuộc sống thì muôn màu muôn vẻ, cuộc đời không như là mơ và những cái kết buồn sẽ đến nếu người ta không biết vun đắp cuộc sống từ tình yêu chân thành và nghĩa tình sâu đậm qua những tháng năm…
Mộng người thương
Nếu như có một cuộc bình chọn gia đình nào nghèo nhất thôn Quảng Sơn thì có lẽ nhà Luật là ứng viên hàng đầu. Nói thế không ngoa chút nào bởi ở cái thôn mấy trăm hộ dân này chỉ còn duy nhất gia đình Luật là vẫn “trung thành” với mái tranh vách đất. Hai ba thế hệ chen chúc, nương tựa vào nhau để chống lại cái đói, cái nghèo.
Rồi được xã quan tâm hỗ trợ, hội phụ nữ cho vay vốn, bố mẹ Luật đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi gia cầm. Lúc được, lúc mất nhưng rồi họ cũng cố gắng thay được mái tranh bằng brô-xi-măng cho đỡ mưa, đỡ nắng. Tuy nhiên, những vụ sau đó, vật nuôi toàn bị dịch, nợ lại chồng lên nợ khiến bố Luật đau đầu, sinh ra đổ bệnh, không làm gì được, mọi việc trong nhà đổ lên đầu người con trai cả là Luật. Anh làm quần quật cả ngày, cả đêm để nuôi gia đình. Hết đi cày mướn lại đi phụ vữa nhưng cả nhà vẫn bữa đói, bữa no.
Trong thôn đã có nhiều gia đình giàu lên nhờ đi xuất khẩu lao động. Vậy là Luật quyết định vay ngân hàng cho vợ đi Malaixia làm công nhân may. Anh biết, để cho một người vợ thật thà, quanh năm chỉ biết con gà, thửa lúa đi làm ăn xa cũng không yên tâm lắm. Nhưng không còn cách nào khác, bởi anh giờ đang là trụ cột, bố mẹ già yếu, bệnh tật, trông cả vào anh, đi thì không đành nên mới động viên vợ chịu thương chịu khó xa gia đình, chồng con ít năm để kiếm thêm thu nhập…
Vợ đi chỉ vài tháng đã gửi tiền về, Luật mừng lắm, cầm xấp tiền trên tay, anh nghĩ cứ theo đà này chỉ hơn 1 năm là có thể trả hết nợ, 2 năm còn lại sẽ đủ tiền xây nhà và có thêm ít vốn để làm ăn. Quan trọng là có tiền chạy chữa bệnh cho bố mẹ. “Ba năm thôi, nhanh mà, cả nhà sẽ được sum vầy bên nhau” – Luật tự động viên mình như vậy, trong mắt người đàn ông khắc khổ đã ánh lên niềm vui khôn xiết. Nhưng cuộc đời thật là oái oăm, người vợ mà anh hết mực thương yêu báo tin ít ngày nữa sẽ về nước để làm thủ tục ly hôn với anh.
Luật không ngờ được rằng, chỉ chưa đầy một năm đi xuất khẩu lao động, vợ anh đã thay đổi như vậy. Càng đau khổ hơn khi món nợ mấy chục triệu đồng chạy vạy cho vợ xuất ngoại chưa trả hết, giờ đang lơ lửng trên đầu.
Mặc dù khuyên răn, nói lý lẽ thế nào đi nữa, vợ Luật vẫn kiên quyết đòi chia tay. Cô bảo: “tôi đã chịu khổ nhiều quá rồi, từ khi về làm dâu nhà này, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối, không một ngày được ngẩng đầu lên với thiên hạ. Đã nghèo rồi còn bắt đẻ nhiều, tôi không phải là con ở, càng không phải là máy đẻ của nhà anh. Với lại tôi bên ấy đã có người thương, tốt nhất anh giải thoát cho tôi”.
Video đang HOT
Vợ đã nói vậy thì không còn tình nghĩa gì nữa, trước đây khi lấy nhau về, đều cùng cảnh nghèo, cô ấy có oán thán gì đâu, nay đi nước ngoài, cuộc sống an nhàn hơn, lại có kẻ chiều chuộng, thế là thay đổi. “Nếu mình khăng khăng ly hôn, tôi cũng không thể níu giữ. Ba đứa con cứ để tôi nuôi, chúng nó quen với cuộc sống ở nhà này rồi. Mình trở lại bên đó có trách nhiệm gửi tiền cho tôi trả xong nợ và chu cấp một phần cho các con. Hi vọng chúng nó sẽ không oán trách mình, dù gì đó cũng là số phận mà tụi nó phải chịu” – Luật rầu rĩ nói với vợ như vậy. Những tưởng ly hôn xong, dứt bỏ được gánh nặng gia đình nơi quê nhà, vợ Luật sẽ sống sung sướng.
Ngờ đâu, cô lại gặp phải đúng gã Sở Khanh, lừa tình, lừa cả tiền. Thấy cô gái quê hiền lành, chăm chỉ làm ăn gửi tiền về cho gia đình, gã ngọt nhạt tán tỉnh, lợi dụng cô đang thiếu thốn tình cảm gia đình, vẽ ra viễn cảnh tương lai giàu có nơi đất khách… Đến khi cô tin tưởng đưa hết tiền dành dụm được cho gã thì gã cao chạy xa bay. Cái hạnh phúc tuy nghèo khó, thiếu thốn nơi quê nhà giờ đây với vợ Luật là một giấc mơ xa vời…
Ước mơ sang
Vốn cùng cảnh xa quê lên thành phố lập nghiệp, Thông và Nga quen nhau rồi đến với nhau bằng sự chân chất, mộc mạc. Dù không xinh nhưng Nga có vẻ đẹp mặn mà, căng tràn sức sống. Còn Thông thì tuy cục mịch nhưng rắn rỏi và đầy bản lĩnh. Thông có vị trí khá ổn tại một doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Sự quan tâm của Thông khiến Nga xúc động lắm, cô cũng cố gắng trở thành cán bộ tín dụng của một ngân hàng uy tín với mức thu nhập cũng rất khá.
Thu nhập ổn định, công việc thuận lợi, ấy là lúc Thông và Nga bắt đầu tính đến chuyện xây đắp hạnh phúc lâu dài. Thông đã nói chuyện rất chân thành với người yêu là hoàn cảnh gia đình mình ở quê còn rất nghèo, anh còn là con trai trưởng nên trách nhiệm với gia đình rất lớn, em mà lấy anh cũng chịu khổ theo đó.
Nghe thế, Nga dựa vào vai Thông thỏ thẻ: “Anh không phải suy nghĩ xa xôi thế, chúng mình yêu nhau thì phải hiểu hoàn cảnh và chia sẻ với nhau chứ, phải cùng vun đắp cho gia đình chứ”… Nga nghĩ anh ấy nói hoàn cảnh gia đình chỉ là để mình yêu anh ấy hơn mà thôi chứ làm gì có chuyện nhà anh ấy rất nghèo như anh ấy nói. Khi nghe Nga bày tỏ quan điểm của mình, thấy hạnh phúc lắm, anh nghĩ mình đã tìm được một người phụ nữ tuyệt vời để có thể san sẻ buồn vui đến hết cuộc đời.
Ngày về quê bố mẹ chồng tương lai, Nga hí hửng lắm, cô mua rất nhiều thực phẩm, hoa quả, bánh kẹo để có một buổi ra mắt hoành tráng với sự ngưỡng mộ của đông đảo người thân và bà con lối xóm. Thế nhưng, trái ngược hình dung của cô, về đến nhà, đập vào mắt chỉ là sự quạnh vắng, đìu hiu. Căn nhà trống huơ trống hoắc, chẳng có ai đón tiếp ngoài tiếng ho sù sụ của ông Bằng – bố Thông.
Nga thở dài lần lữa mãi mới dám bước chân qua bậc thềm nhà, bao nhiêu thứ mua về không biết để ở đâu. Nhà chẳng có tủ lạnh, bếp gas, làm sao có thể trổ tài nấu nướng được. Đang loay hoay chưa biết xử trí thế nào thì ông Bằng đi xuống, trông điệu bộ thật khổ sở: “Cháu bày vẽ mua gì nhiều thứ thế, cứ để đấy, chút nữa mẹ Thông về rồi hai cô cháu làm gì thì làm. Nhà này ăn uống đơn giản lắm cháu ạ”. “Vâng thưa bác, mấy thứ này không chế biến ngay sẽ hỏng mất” – Nga có vẻ không vui.
“Nếu sợ hỏng, cháu mang ra giếng sơ chế qua đi, ở quê mấy ai có tủ lạnh đâu, chẳng biết bỏ gì vào trong đó, mà tốn điện lắm” – ông Bằng vừa nói vừa thở rất nặng nhọc, may lúc đó bà Lụa cũng về tới. Quẳng đôi quang gánh xuống góc nhà, bà đon đả: “Bạn thằng Thông về chơi đấy à, quý hóa quá. Con gái thành phố có khác, xinh đáo để. Thôi lên nhà nghỉ ngơi đi, bếp núc để bác lo. Thằng Thông nhà này tốt phước thật” – rồi không để cho Nga phản ứng gì, bà đẩy cô lên nhà, còn mình thì thoăn thoắt nhặt rau, rửa cá…
Bữa cơm hôm ấy cũng chỉ có bốn người lớn và mấy đứa cháu nhỏ, anh em của Thông đi làm nương phải tối mịt mới về. Nấu nhiều thứ nhưng ngoài mấy đứa trẻ vừa ăn vừa xuýt xoa, còn lại ai cũng ăn qua loa. Ông Bằng thì chưa kịp mó đũa vào món nào đã lại lên cơn ho, ông chỉ húp tí canh. Biết ông Bằng bị lao nặng, mọi thứ trong nhà Nga không dám đụng đến, cô sợ lây thì phải. Chả thế mà vừa cơm nước xong, Nga đã đòi về thành phố, dù cho Thông và bố mẹ có giữ lại.
Trên đường về, thấy Nga lặng im không nói lời nào, Thông bắt đầu dự cảm có điều gì đó không hay. Dù trước đó anh đã làm công tác tư tưởng với Nga và còn nói khi cưới nhau hai đứa sẽ thuê nhà ở trên phố, cuối tuần mới về thăm gia đình, bố mẹ già yếu, ốm đau thì con cái phải hiếu nghĩa, anh phải lo cho bố mẹ. Nga còn tỏ ra rất đồng tình kia mà!
Dù không phản ứng thái quá trong buổi ra mắt, nhưng quả thực Nga không thể tưởng tượng được ngày sẽ về làm dâu nhà Thông với hoàn cảnh thế này. Thôi, bỏ của chạy lấy người thôi. Mấy ngày sau, Nga nhất quyết đòi chia tay. Thông bất ngờ nhưng anh không buồn mà chỉ tiếc đã đặt tình yêu vào nhầm người.
Còn Nga, chỉ một tháng sau, cô nhận lời yêu một anh chàng giàu có với căn nhà mặt phố. Đến nhà anh ta, cô choáng ngợp bởi nội thất xa hoa, khác một trời một vực nhà Thông. Một tháng sau, cô lên xe hoa và sau ngày cưới, cô nhận ra chồng cô là một người vô tích sự, ăn không ngồi rồi, vừa nghiện ma túy vừa ham cá độ. Căn nhà lộng lẫy kia sắp phải gán nợ…
Theo VNE
Những tín hiệu của một ông chồng yêu vợ
Mặc dù phái nữ cho rằng phái mạnh cần phải có nhiều quy tắc hơn, nhưng 5 nguyên tắc 'vàng' sau được coi là không thể thay đổi.
Một số đông của các ông chồng tham công tiếc việc ở Nhật Bản đã tự lập ra 'Hiệp hội những ông chồng Nhật yêu vợ' và công bố chọn ngày 31/01 là một ngày đặc biệt dành cho các bà vợ.
Theo họ, các nguyên tắc cần thiết để thể hiện tình yêu vô bờ bến với người phụ nữ của họ bao gồm:
Luôn về nhà trước 20h
Người đàn ông yêu vợ không bao giờ về trễ (Ảnh: Internet)
Bởi lẽ, đàn ông yêu vợ và có trách nhiệm với gia đình sẽ không bao giờ la cà quán xá, nhậu nhẹt. Nếu có việc phải về muộn, các ông chồng tâm lý sẽ phải thông báo trước và hẹn giờ về với vợ.
Ăn tối với gia đình
Đối với phần lớn người châu Á, bữa tối là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp và thắt chặt sợi dây yêu thương. Bên cạnh đó, bữa ăn cũng là tình cảm, sự quan tâm của người phụ nữ muốn thể hiện với những người có ý nghĩa nhất với cuộc sống của họ.
Nói lời cám ơn tới vợ vì tất cả những gì cô ấy làm cho chồng
Người đàn ông tốt luôn biết cảm ơn vợ vì những điều đã làm (Ảnh: Internet)
Điều này thể hiện sự trân trọng cũng như đánh giá cao những hành động, sự chăm sóc, quan tâm của người vợ.
Gọi vợ bằng tên hoặc biệt danh âu yếm thay vì 'cô' hay tỏ giọng gắt gỏng, càu nhàu
Các ông chồng nên nhớ rằng một người vợ được chồng yêu chiều sẽ không ngại hy sinh và làm nhiều việc hơn vì chồng.
Luôn nhìn vào mắt vợ khi nói chuyện với cô ấy
Cử chỉ này cho thấy các ông chồng luôn thành thật với bà xã. Điều đó sẽ giúp củng cố niềm tin của người vợ với bạn đời của mình.
Theo VTV
Những điều 'nằm lòng' phải nhớ trước khi nói "em đồng ý lấy anh" Nhiều người bảo với tôi rằng, hôn nhân là nấm mồ kết thúc mọi ái tình. Bước vào đời sống hôn nhân, chẳng còn giây phút hai người "cùng nhìn nhau" hay "cùng nhìn về một hướng" nữa, thay vào đó là "nhìn nhau mà thấy muôn ngàn cách xa". Ảnh minh họa Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết của những kẻ...