Mất vàng ở đêm nhạc có Phi Nhung chỉ là sự cố bất ngờ?
Lãnh đạo Đoàn Văn công Quân khu 9 cho biết, do đồng chí cử đi làm việc chưa hợp tác chặt chẽ với công an địa phương nên đã để xảy ra tình trạng khán giả mất vàng ở đêm nhạc có Phi Nhung.
Liên quan đến thông tin khán giả bị giật mất vàng trong đêm nhạc có ca sĩ Phi Nhung diễn ra tối 17.3 vừa qua tại huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ, chiều nay (22.3), trao đổi với phóng viên Dân Việt, đại tá Nguyễn Thành Bính – Trưởng Đoàn Văn công Quân khu 9 cho biết, chương trình trên do đơn vị ông đứng ra tổ chức, có phối hợp với Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 9.
Ca sĩ Phi Nhung trao đổi với khán giả báo mất vàng trên sân khấu. (Ảnh cắt từ clip)
“Sỡ dĩ xảy ra tình trạng khán giả bị giật mất vàng trong đêm nhạc có ca sĩ Phi Nhung là do đồng chí được cử làm việc chưa chặt chẽ với công an địa phương. Vì vậy, sau khi bị giật dây chuyền và tìm không thấy công an bảo vệ, người dân đã lên sân khấu nói cho nhiều người cùng biết. Đây là vấn đề chủ quan. Khi sự cố xảy ra chúng tôi trở tay không kịp” – đại tá Bính nói.
Cũng theo đại tá Bính, tất cả giấy tờ, văn bản xin phép thực hiện chương trình, Đoàn Văn công Quân khu 9 đều có đầy đủ. Khi phóng viên hỏi chương trình xin phép là ca múa nhạc, ca cổ, tấu hài với chủ đề “Hương Phù Sa” nhưng tại sao lại treo băng rôn, khẩu hiệu toàn là “Đêm nhạc Sim Ba khía giao duyên”, đại tá Bính cho biết: “Nguyên nhân là do đây là hoạt động biểu diễn có thu tiền từ đơn vị phối hợp. Từ đó, phía đoàn có thêm kinh phí để phục vụ cho các chương trình nghệ thuật, lưu diễn khác”.
Theo đại tá Bính, tất cả các ca sĩ tham gia đều có giấy phép biểu diễn, đầy đủ pháp lý và đều được kiểm tra trước khi chương trình diễn ra. “Kể cả ca sĩ Phi Nhung, trước khi làm hợp đồng, phía Đoàn Văn công Quân khu 9 cũng đã kiểm tra xem có phải là ca sĩ hải ngoại hay không và phía ca sĩ cũng cấp đầy đủ giấy tờ cho phép từ Bộ VHTT&DL” – đại tá Bính nói thêm.
Sau khi vụ việc xảy ra, Đoàn Văn công Quân khu 9 đã chủ động về huyện Cờ Đỏ, đến Sở VHTT&DL TP.Cần Thơ nhận thiếu sót, rút kinh nghiệm. Tới đây, Đoàn Văn công Quân khu 9 sẽ hợp đồng chặt chẽ lại với các địa phương, không để xảy ra tình trạng tương tự như trên.
Video đang HOT
Theo Đoàn Văn công Quân khu 9, chương trình ca múa nhạc, ca cổ, tấu hài với chủ đề “Hương Phù Sa” diễn ra trên 12 tỉnh, thành ĐBSCL. Đây là năm thứ 4 diễn ra chương trình và lần đầu tiên xảy ra tình trạng nhiều khán giả đến xem bị giật dây chuyền.
Như Dân Việt đã đưa tin, những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền clip một số khán giả bỗng dưng lên sân khấu, nơi ca sĩ Phi Nhung biểu diễn, nói mình bị kẻ gian giật lấy dây chuyền vàng. Sau đó, ca sĩ Phi Nhung đã đưa số tiền cát sê đêm diễn là 10 triệu đồng cho một trong những khán giả báo mất dây chuyền vàng.
Theo Sở VHTT&DL TP.Cần Thơ, có tổng cộng 6 người đến công an trình báo bị mất tài sản trong chương trình trên. Còn thông tin từ Công an TP.Cần Thơ cho biết, họ đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an huyện Cờ Đỏ tiến hành điều tra làm rõ vụ việc.
Theo Danviet
Người tự nguyện hiến tạng lúc còn sống phải chi 17 triệu đồng
Đối tượng hiến mô tạng khi còn sống chủ yếu là nguồn tạng từ người cùng huyết thống và gia đình tự sắp xếp chi phí để xét nghiệm.
Thời gian qua, thông tin "tự nguyện hiến tạng phải xùy ra 17 triệu đồng" đã làm xôn xao dư luận. Nhiều người đặt câu hỏi: "Tại sao hiến tạng tự nguyện lại phải mất chi phí phí xét nghiệm lên đến gần 20 triệu đồng? Không lẽ sự trao tặng đầy thiện tâm lại phải mất phí?".
Hiến mô tạng lúc còn sống phải chi tiền xét nghiệm
Trao đổi với PV, PGS. Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia cho biết, đối tượng hiến mô tạng khi còn sống chủ yếu là nguồn tạng từ người cùng huyết thống và gia đình tự sắp xếp chi phí để xét nghiệm.
PGS. Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia
Đối với các trường hợp hiến tặng cho người trong gia đình bỏ ra 17 triệu đồng để xét nghiệm xem có phù hợp không thì không phải là vấn đề lớn. Còn với các trường hợp hiến tặng cho người ngoài, trung tâm cũng đã có rất nhiều cuộc tranh luận về vấn đề ai sẽ là người chi trả tiền cho các xét nghiệm trước khi hiến vì cũng thấy có những điều bất cập.
Luật hiến ghép mô cơ thể người và Luật BHYT chưa đề cập đến vấn đề chi phí xét nghiệm, nên các bệnh viện cũng chưa có cơ sở để thanh toán. Đối tượng này sẽ phải bỏ chi phí để xét nghiệm.
"Mặc dù đối tượng hiến tạng sống mất tiền xét nghiệm khoảng 17 triệu nhưng ngành y tế không khuyến kích đối tượng này mà chỉ khuyến khích đăng ký hiến tạng khi chết não. Trên thực tế, việc hiến tặng 1 quả thận, 1 phần gan, 1 phần phổi...của 1 người khi còn sống thường là dành cho người ruột thịt trong gia đình. Chúng tôi chưa gặp một trường hợp nào cha, mẹ hay con cái cho người ruột thịt của mình 1 phần tạng mà lại kêu ca phàn nàn là "vì sao tôi lại phải bỏ tiền ra để xét nghiệm cho mình để cứu mẹ tôi, bố tôi, con tôi...", cán bộ Trung tâm điều phối và ghép tạng cho hay.
Theo đó, đến nay Trung tâm đã điều phối cho 5 trường hợp tự nguyện hiến tặng thận cho người ngoài. Với những trường hợp này, nếu theo đúng quy định, họ sẽ phải bỏ tiền ra làm hàng loạt các xét nghiệm chuyên sâu rồi mới hiến được thận.
"Quả thật chúng tôi cũng rất e ngại và đành tìm mọi cách để có nguồn chi trả cho họ. Như vậy, số tiền 17 triệu chúng ta đang nói tới liên quan chính đến nhóm đối tượng này. Đây thực sự đang là vấn đề chúng tôi cũng thấy "vướng". Chúng tôi cũng mong chờ những ý kiến đa chiều hơn về vấn đề này để có những đề xuất chính thức đối với phía BHYT và các đơn vị hữu quan", ông Phúc nói.
Người đăng ký hiến tạng lúc sống và sau khi chết đều có quyền lợi
Theo PGS. Nguyễn Hoàng Phúc, tất cả các nước trên thế giới đều có thông điệp "đăng ký hiến tạng là nghĩa cử cao đẹp và nhân văn". Vì vậy, những người hiến một phần của cơ thể đều được hưởng những quyền lợi nhất định.
Bé gái 7 tuổi ở Hà Nội hiến tạng giác mạc cho người khác làm lan tỏa thông điệp "cho đi là còn mãi".
Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia chỉ ra 2 đối tượng đăng ký hiến tạng và có quyền lợi tương ứng. Cụ thể:
Nếu người hiến mô tạng lúc sống thì được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí sau khi hiến, được cấp thẻ BHYT miễn phí, được ưu tiên ghép mô, tạng khi có chỉ định ghép tạng, được tặng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân...
Nếu người hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác thì được được truy tặng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân, có chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài...
Với người hiến tạng sau khi chết não thì mọi thủ tục xét nghiệm để xác định có thể ghép được cho các bệnh nhân khác hay không hoàn toàn do bệnh viện chi trả, gia đình người hiến không phải bỏ ra bất kỳ khoản nào. Thậm chí, chi phí khám chữa bệnh giai đoạn đầu của người hiến tạng cũng được bệnh viện hỗ trợ.
Theo Danviet
Vụ khán giả đòi ca sĩ bồi thường vàng: Có 6 người trình báo mất tài sản Liên quan đến vụ việc khán giả xem ca nhạc báo mất trộm vàng và đòi ca sĩ bồi thường, chiều 21/3, lãnh đạo Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ cho biết, đến thời điểm hiện tại đã có 6 người đến cơ quan chức năng trình báo mất tài sản trong đêm ca nhạc này. Thực hư vụ việc đang được điều tra....