Mất vài phút thực hiện 9 cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà, chị em sẽ biết liệu cơ thể có đang mắc bệnh gì hay không
Chỉ cần làm đủ 9 cách này, bạn sẽ nắm rõ sức khỏe của mình đang ở mức độ nào, từ đó có thể đưa ra phương hướng điều trị sớm.
Con người dù khỏe mạnh thế nào cũng không thể thoát khỏi quy luật tự nhiên, rất dễ mắc nhiều thứ bệnh khi già đi. Chưa kể những yếu tố như ô nhiễm môi trường, suy giảm miễn dịch cũng làm cơ thể yếu dần đi. Do đó, các chuyên gia luôn khuyên mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để phát hiện bệnh sớm, nhưng hầu như ai cũng chủ quan bỏ qua.
Vậy nên để giữ cơ thể luôn dẻo dai và ít bệnh tật, chúng ta nên tự kiểm tra sức khỏe thường xuyên bằng 9 cách đơn giản này. Nhờ đó, bạn sẽ nhận thấy được những dấu hiệu bất thường và đến bệnh viện thăm khám sớm.
Những cách tự kiểm tra sức khỏe tại nhà
1. Kiểm tra đột quỵ và mất trí nhớ
Bài kiểm tra này rất đơn giản, bạn chỉ cần nâng chân lên sao cho đùi song song với sàn, sau đó dùng đồng hồ bấm giờ. Nếu giữ vững được tư thế này trong 20 giây trở lên thì xin chúc mừng, nguy cơ mắc đột quỵ và mất trí nhớ của bạn rất thấp.
Giữ chân cao song song với sàn như hình khoảng 20 giây có thể phát hiện sớm đột quỵ.
Còn ngược lại, nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì thăng bằng với 1 chân thì hãy cẩn trọng, nên chăm chỉ vận động và sinh hoạt điều độ hơn để bảo vệ não bộ. Đặc biệt là phải ngủ đủ và cải thiện chế độ dinh dưỡng, giúp thể chất được củng cố tốt hơn.
2. Kiểm tra bệnh tiểu đường
Bài kiểm tra này bạn không thể tự làm mà phải có thêm một người hỗ trợ. Theo đó, hãy nhờ người này dùng bút chì và cục tẩy chạm ngẫu nhiên vào chân bạn, còn bản thân thì nhắm mắt hoặc quay đi để không thấy người đó đang dùng loại nào.
Nếu bạn nhận biết được bút chì hay cục tẩy đang đụng vào chân mà không cần nhìn thì sức khỏe vẫn ổn định. Còn nếu không thể thì hãy cẩn thận, các đầu dây thần kinh trên bàn chân đang hoạt động bất thường, cảnh báo sớm bệnh tiểu đường đang âm thầm phát triển.
3. Kiểm tra bệnh mất cân bằng hormone
Thời điểm gội đầu xong là lúc bạn nên tiến hành tự kiểm tra bệnh mất cân bằng hormone trong người. Cụ thể, khi đầu tóc đã khô và sạch sẽ, bạn cầm một lọn tóc nhỏ khoảng 20 sợi rồi kéo nhẹ ra. Nếu bạn chỉ thấy khoảng 2-3 sợi rụng thì yên tâm vì đây là chuyện bình thường, nhưng nếu rụng trên mức này thì phải đi khám sớm.
Tóc rụng nhiều là dấu hiệu ban đầu của rối loạn hormone và ăn thiếu chất.
Chứng rụng tóc thường đến từ stress quá độ, lười vệ sinh hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Một trong những bệnh khiến tóc rụng nhiều nhất chính là mất cân bằng hormone hoặc ăn thiếu chất, cần có biện pháp khắc phục kịp thời kẻo hói đầu lúc nào không hay.
Video đang HOT
4. Kiểm tra hội chứng ống cổ tay
Đây là hội chứng thường gặp ở các đối tượng nhân viên văn phòng, vận động viên xe đạp hoặc họa sĩ… do tính chất công việc dùng tay liên tục. Bệnh này sinh ra khi các mô lân cận chèn vào dây thần kinh giữa, cần phải chữa ngay khi có dấu hiệu kẻo ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
Để tự kiểm tra, bạn nâng 2 tay lên để cẳng tay song song trước mặt, sau đó cố gắng gập bàn tay sao cho đầu ngón tay chạm gần cổ tay. Nếu bạn giữ nguyên tư thế này trong 1-2 phút thì sức khỏe đang tốt. Còn nếu bị ngứa ran, đau hoặc tê cổ tay và ngón tay thì nên cẩn thận, đó là dấu hiệu ban đầu của hội chứng ống cổ tay.
5. Kiểm tra bệnh thiếu máu
Mỗi lần đứng trước gương, bạn nên tranh thủ 30 giây để tự kiểm tra bệnh thiếu máu bằng cách kéo mí mắt dưới xuống. Nếu phần da dưới mí mắt có màu hồng tươi thì sức khỏe đang ổn định. Tuy nhiên nếu nơi này có màu hồng nhạt hoặc màu vàng thì ắt hẳn, bạn đang mắc bệnh thiếu máu.
Nếu phần dưới mí mắt này có màu hồng tươi (bên phải) thì sức khỏe vẫn đang ổn định.
Loại bệnh này thường xuất hiện khi cơ thể thiếu huyết sắc tố, khiến các mô không nhận đủ oxy và cản trở hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu bạn thấy bản thân luôn mệt mỏi, xanh xao hoặc thở dốc thì phải đi khám sớm kẻo bệnh nặng thêm.
6. Tự kiểm tra thính giác
Điều kiện để tự kiểm tra bài này là phải làm trong một căn phòng yên tĩnh. Sau đó bạn đưa tay sát tai và xoa 2 ngón tay vào nhau, lắng nghe âm thanh từ tay. Tiếp theo, đưa tay ra xa nhất có thể và chà 2 ngón tay lại với nhau như cũ. Thực hành như vậy ở cả hai tai.
Nếu bạn vẫn có thể nghe thấy âm thanh như cũ thì thính giác đang tốt, không phải lo quá nhiều. Còn ngược lại, nếu bạn không thể nghe rõ khi đưa tay ra xa thì thính giác đang suy giảm. Cần phải có biện pháp xử lý sớm hoặc đến bác sĩ để được tư vấn chính xác.
7. Kiểm tra sức khỏe động mạch
Bạn hãy nằm trên sàn và nâng chân lên cao một góc 45 độ, giữ nguyên như vậy trong vài phút. Sau đó bạn hãy quan sát màu sắc của bàn chân:
Giữ chân cao 45 độ với tường là cách tự kiểm tra sức khỏe động mạch tốt nhất.
- Nếu sức khỏe tốt, da bàn chân và ngón chân sẽ bình thường, không có sự thay đổi đáng kể. Hệ tuần hoàn máu vẫn đang ổn định.
- Nếu cơ thể có vấn đề, bàn chân và ngón chân sẽ chuyển màu nhợt nhạt, xanh xao hẳn đi. Bệnh này được gọi là bệnh động mạch ngoại biên (PAD) có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ nếu không chữa trị sớm.
8. Kiểm tra bệnh phổi và bệnh tim
Cách kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tim và phổi như sau: Bạn giơ 2 bàn tay ra, sau đó đặt ngón tay theo hình chữ J lộn ngược, đan 2 tay lại sao cho hai ngón trỏ áp vào nhau (như hình).
Khoảng trống giữa móng tay có thể cảnh báo sớm bệnh phổi lẫn bệnh tim mà không ai hay.
Tiếp theo bạn cần chú ý kỹ vào khoảng trống nhỏ giữa 2 móng tay. Nếu khoảng trống này nhỏ thì hệ tim mạch và phổi vẫn khỏe mạnh, không việc gì phải lo. Nhưng nếu bạn không thấy khoảng trống này thì có nghĩa, móng tay đã bị dày lên do máu không đủ oxy, dễ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, phổi và hệ tiêu hóa.
9. Kiểm tra sức khỏe tim mạch
Bài kiểm tra này khá đơn giản, nên tự thực hiện mỗi khi ở nhà hoặc tại công ty. Bạn hãy leo khoảng 8-12 bước cầu thang và hát một bài (nếu ngại hát thì có thể nói chuyện hoặc đọc thành tiếng một chuyện gì đó).
Nếu bạn làm 2 việc này cùng lúc mà không thấy bất thường gì thì yên tâm, hệ tim mạch vẫn làm việc ổn định. Còn nếu tim đập nhanh thì có nghĩa tim và phổi không đủ khỏe, làm cùng lúc dễ gây đuối sức và mệt mỏi hơn. Cần đi khám sớm để phát hiện những bất thường trong cơ thể.
Hè nào cũng ngâm một lọ loại quả này để uống nhưng không ngờ nó lại lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc
Có mùi thơm và vị chua ngọt dịu nhẹ, loại quả này thường được mua ngâm vào mùa hè lấy nước uống cho mát hoặc có thể ăn trực tiếp. Không chỉ là một loại để giải khát mà nó còn có tác dụng chữa bệnh.
Vào khoảng tháng 3 và 4 hằng năm, ở nước ta, nhất là hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại xuất hiện những xe đẩy, gánh hàng rong bán trái mơ màu xanh pha vàng rất bắt mắt.
Quả mơ chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, K và E, kali, đồng, mangan, magiê, phốt pho, niacin và chất xơ. Có thể được dùng để ăn trực tiếp, làm nước trái cây, mứt không chỉ hấp dẫn mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe.
Giảm táo bón
Mơ có chứa rất nhiều chất xơ, tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ trong quả mơ giúp kích thích các chất lỏng trong dạ dày và hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đây chính là lý do, những người bị táo bón được khuyến khích ăn trái mơ vì nó có tác dụng giống như 1 loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
Nguồn bổ sung Vitamin A
Mơ là một nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời, giúp duy trì sức khoẻ mắt và cải thiện thị lực. Vitamin A cũng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bất kỳ loại gốc tự do nào tấn công hệ miễn dịch. Beta-carotene có trong quả mơ cũng làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh nghiêm trọng về mắt.
Có khả năng sát khuẩn
Trong của mơ có Acid citric có tác dụng trong việc tiêu diệt các vi khuẩn trong đường ruột và dạ dày. Tinh chất này cải thiện được tình trạng đau bụng đi ngoài, kiết lỵ. Ngoài ra, chúng còn giúp điều hòa điện giải khi không may cơ thể bị nhiễm trùng.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả mơ giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, hàm lượng kali trong loại trái cây này cũng giúp cân bằng điện phân trong hệ thống hoạt động của các cơ quan.
Tăng cường xương
Quả mơ có một lượng đáng kể canxi, sắt, đồng, mangan và phốt pho cần thiết cho sự phát triển của xương. Ăn loại trái cây này hàng ngày sẽ ngăn ngừa loãng xương, thúc đẩy sự phát triển xương, và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tuổi tác.
Hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp
Trong quả mơ có chứa flavonoid - 1 loại hợp chất có tác dụng ức chế và kiểm soát các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Việc sử dụng thường xuyên quả mơ còn cải thiện chứng bệnh hô hấp thường gặp.
Tốt cho máu
Mơ rất giàu sắt giúp sản xuất ra các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thiếu máu 1 cách hiệu quả.
Giúp duy trì mức chất lỏng trong cơ thể
Quả mơ chứa hai khoáng chất thiết yếu như kali và natri. Những khoáng chất này duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể và phân phối năng lượng tới các bộ phận khác nhau của cơ quan và cơ. Đồng thời cải thiện sự trao đổi chất và giảm bớt chứng chuột rút cơ.
Chống dị ứng
Nguyên nhân gây ra dị ứng chính là do hệ miễn dịch bị suy giảm, dẫn tới cơ thể bị phản ứng mạnh với các tác nhân bên ngoài. Các hợp chất có lợi trong quả mơ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch giúp phòng ngừa các bệnh dị ứng thông thường.
Với khả năng diệt khuẩn, quả mơ sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ do dị ứng gây ra.
Chữa sốt
Các chất làm dịu và chống viêm trong quả mơ có thể làm giảm sốt hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân bị sốt nên sử dụng nước ép quả mơ vì nó chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu có thể giúp giải độc tố trong các cơ quan.
Phụ nữ cần biết 4 phương pháp tự kiểm tra này để biết bản thân có mắc bệnh hay không Ngày nay, số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa ngày càng nhiều. Do đó, ngoài việc khám sức khỏe tổng thể tại bệnh viện hàng năm, chị em cần biết cách tự kiểm tra sức khỏe của mình. Bác sĩ Lâm Xảo Trĩ, trưởng Khoa Phụ sản thuộc Bệnh viện Đại học y Bắc Kinh chia sẻ 4 phương pháp mà phụ nữ...