Mặt trời ở đất Phật Myanmar
Đất nước kỳ bí với vẻ đẹp của vạn vật dưới ánh mặt trời, cùng sự thân thiện, nhiệt tình của người dân sẽ làm du khách quên đi cái nắng nóng và khói bụi ban ngày.
Chùa Shwedagon hay Chùa Vàng ở Yangon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar. Tại đây lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Stupa dát vàng của chùa cao 98 m. Chùa lại nằm trên đồi Singuttara, từ đây có thể quan sát được cả thành phố Yangon.
Tượng sư tử thần to lớn ở cổng chùa Vàng.
Old Bagan mờ ảo trong màn sương.
Tại Mahabodi Pagoda, chúng tôi được chị Thwin Thwin ở chùa Mahabodi (tên Myanmar nên không chắc phiên âm đúng không) rất dễ thương thoa thanaka lên mặt cho miễn phí.
Chiều đến, chúng tôi đến đền Shwe Leik Too chờ hoàng hôn. Sau khi leo lên những bậc thang thẳng đứng, mọi người tìm một chỗ đứng ưng ý để chờ ngắm hoàng hôn.
Một sớm bình minh ở Old Bagan.
Nếu bạn có tiền, hãy bỏ ra khoảng 320 USD một người để thử cảm giác lơ lửng trên những quả khinh khí cầu, ngắm nhìn toàn cảnh Old Bagan hùng vĩ, kì bí.
Và khi đến Mandalay, bạn đừng quên thử món vịt quay, và hải sản hầm bí ngô nổi tiếng ở nhà hàng Golden Duck.
Video đang HOT
Taxi bò (cow taxi) ở Mingun chở tối đa 5 khách đi tham quan, có giá 5 USD một chuyến – một trong những điều bạn nên thử khi đến đây.
Đền Mingun Pathodawgyi. Mingun có nghĩa là vết nứt. Phế tích Mingun được xây cao chừng 50 m trên mặt bằng khoảng 140 m2. Đến năm 1838, một trận động đất lớn đã khiến phần trên của chùa sụp xuống, nhưng ngày nay Mingun Pathodawgyi vẫn sừng sững bên sông với những vết nứt khiến hậu thế kinh ngạc.
Cách đền Mingun không xa là tháp chuông Mingun lớn nhất thế giới, nặng 90 tấn, được đúc riêng cho chùa Myatheindan nhưng đã không bao giờ được sử dụng.
Kuthodaw, nơi vẫn được ghi nhận là lưu giữ cuốn sách lớn nhất thế giới, với 729 tấm bia đá được khắc kinh Phật. Kuthodaw có rất nhiều ngôi đền, miếu nhỏ, mà trong đó có một phiến đá chép lại kinh Phật. Mỗi tấm đá cẩm thạch được chạm khắc tỉ mỉ. Phải mất 7 năm rưỡi thì người ta mới hoàn thành công trình công phu này.
Bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tấm đá ở Kuthodaw, nhưng một điều chắc chắn rằng, muốn xem qua tất cả là bất khả thi, vì Kuthodaw rất rộng lớn. Để thăm hết số trang kinh Phật này, một người cần trung bình hơn một tuần.
Cầu Ubein – một trong những nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới. Đây là một kiến trúc bằng gỗ tếch được cho là dài nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Cầu được xây dựng trên hồ Taungthaman vào giữa năm 1800. Cây cầu có chiều dài 1,2 km, bao gồm hơn 1.000 trụ cột và hàng ngàn tấm ván gỗ. Cầu được xây dựng bằng gỗ tận dụng từ các cung điện hoàng gia cổ xưa.
Ra đồng.
Tu viện Phật giáo nổi tiếng Mahagandayon, nơi có hơn một nghìn tu sĩ sinh sống và học tập.
Chèo thuyền bằng một chân – hình ảnh bạn dễ dàng bắt gặp trên khắp mặt hồ Inle.
Bạn cũng có thể mua xì gà, một món quà lưu niệm khá nổi tiếng Myanmar.
Tu viện Shwe Yaunghwe Kyaung nằm cách thị trấn Naunghwe 1 km về phía bắc, được xây bằng gỗ tếch với những ô cửa hình oval độc đáo. Nơi đây cũng được mệnh danh là tu viện của Hoàng tử xứ Shan.
Myanmar bị cấm vận suốt một thời gian dài, nên những phương tiện đi lại chủ yếu ở đây nhìn chung giống nước chúng ta những năm 1990.
Theo Zing News
Sắc màu Phật giáo ấn tượng khắp châu Á
Nhiếp ảnh gia Jeremy Homer hành hương qua 16 nước Phật giáo ghi lại những hình ảnh ấn tượng đầy sống động.
Những nhà sư tụ hội rước nến trong lễ tấn phong của các nhà sư mới tại Wat Phra Dhammakaya, một đền thờ phía bắc Bangkok, Thái Lan. Đây là thánh địa của phong trào Dhammakaya, một giáo phái Phật giáo hình thành những năm 1970, dẫn đầu bởi một thầy tu tên là Phra Dhammachayo.
Sét đánh xé toang bầu trời bao phủ cung điện Potala trong một cơn bão ở Lhasa. Nơi đây từng là nơi cư trú mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Một nhà sư đang cầu nguyện tại một trong hàng ngàn ngôi đền ở Amarapura, một thành phố từng là thủ đô của Myanmar.
Một nhà sư bên cạnh Đá Vàng nổi tiếng. Người ta đồn rằng một sợi tóc Phật chính là thứ đã giữ hòn đá tưởng chừng phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực này đứng chắc chắn trên mép núi chênh vênh.
Các nhà sư tại trường Phật giáo Gelugpa ở Tây Tạng, đội mũ vàng đặc trưng của họ và chờ đợi bên ngoài hội trường cầu nguyện chính của tu viện Labrang.
Hai nhà sư Thiếu Lâm tại Trịnh Châu, Trung Quốc đang luyện tập kung fu.
Một khách hành hương dừng lại cầu nguyện trong lúc đám đông các nhà sư đang tập trung ngoài sảnh chính tu viện Labrang. Được thành lập từ năm 1709, Labrang từng là nơi ở của hơn 4000 nhà sư nhưng hiện chỉ còn 1500 nhà sư.
Hình ảnh chùa Shwedagon, Myanmar. Người ta đồn rằng đây là ngôi chùa tháp cổ nhất trên thế giới đã 2600 năm tuổi.
Các nhà sưu đi qua cây cầu U Bein, bắc ngang qua hồ Taungthaman gần Amarapura, Myanmar. Cây đầu xây năm 1850 được cho là cây cầu gỗ tếch lâu đời và dài nhất thế giới.
Một nhà sư chạm tay vào bức tượng Phật khổng lồ tại chùa Wat Si Chum, Thái Lan.
Trong những chiếc áo choàng màu đỏ rực rỡ, các nhà sư trở lại cầu nguyện sau giờ nghỉ trong sân tu viện Semtokha gần Thimphu, Bhutan.
Những ngôi chùa tháp ẩn hiện trong màn sương mù trên sông Irawaddy, Bagan, một thành phố cổ ở Myanmar.
Theo VNExpress
Vẻ đẹp đầy mê hoặc của các quốc gia Phật giáo khắp châu Á Nhiếp ảnh gia Jeremy Horner đã hành hương đến 16 quốc gia châu Á để ghi lại những hình ảnh đẹp mê hoặc của các xứ sở Phật giáo. Các nhà sư rước nến trong nghi lễ Phật giáo dành cho nhà sư mới được tổ chức hàng năm tại Wat Phra Dhammakaya, một đền thờ phía Bắc Thủ đô Bangkok, Thái Lan....