“Mặt trời nhân tạo” lớn nhất thế giới được bật lên ở Đức
Synlight có nhiệt độ lên tới 3.000 độ C và chi phí xây dựng 85 tỷ đồng.
“ Mặt trời nhân tạo” lớn nhất thế giới làm từ 149 đèn
Các nhà khoa học Đức vừa bật “mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới”, Independent đưa tin ngày 24.3.
Cấu trúc khổng lồ có tên “Synlight” có thể giúp thúc đẩy quá trình sản xuất nhiên liệu xanh và nhiều công nghệ khác, theo các kỹ sư.
Nhìn chung, “mặt trời” có cấu trúc như một tổ ong với 149 đèn. Đây là loại đèn xenon thường dùng cho máy chiếu rạp phim. Và giờ đây, chúng được sử dụng để mô phỏng ánh sáng mặt trời.
Theo báo Independent, Synlight được sản xuất với chi phí 3 triệu bảng Anh (khoảng 85 tỷ đồng), tiêu tốn điện năng trong 4 giờ bằng điện năng dùng cả năm của một gia đình 4 người.
Video đang HOT
Synlight được sản xuất với chi phí 3 triệu bảng Anh (khoảng 85 tỷ đồng)
Nếu chiếu tất cả ánh sáng vào một điểm nhỏ duy nhất, Synlight có thể tạo ra lượng bức xạ gấp khoảng 10.000 lần so với mặt trời thật.
Ánh sáng với tần suất này hiếm khi xảy ra ở Đức trong thời gian này của năm. Vì vậy, các nhà khoa học tạo ra một “mặt trời” để mô phỏng nó, với mục đích thử nghiệm các cách tạo ra hydro và khám phá các nguồn năng lượng sạch.
Theo Bernhard Hoffschmidt, giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng mặt trời DLR, việc tạo ra một mặt trời như vậy (với nhiệt độ lên tới 3.000 độ C) là chìa khóa để thử nghiệm các phương pháp mới tạo ra hydro.
Nhiều người cho rằng hydro là nhiên liệu của tương lai vì nó không phát thải khí carbon khi bị đốt, nghĩa là không làm tăng thêm sự ấm lên toàn cầu.
Mục tiêu cuối cùng sẽ là sử dụng ánh sáng mặt trời thật thay vì ánh sáng nhân tạo để sản xuất hydro.
Ông Hoffschmidt thừa nhận hydro cũng có vấn đề riêng, ví dụ, cực kỳ dễ bay hơi. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp hydro với carbon monoxide (CO), các nhà khoa học sẽ có thể sản xuất ra nhiên liệu xanh, thân thiện với môi trường cho ngành hàng không.
Theo Danviet
TQ đột phá với "mặt trời nhân tạo" nóng gấp 3 Mặt trời
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã duy trì hoạt động của "Mặt trời nhân tạo" trong vòng một phút, mở ra hy vọng về việc khai thác năng lượng từ lò phản ứng này.
Nơi Trung Quốc thử nghiệm "Mặt trời nhân tạo".
Theo Nature World News, lò phản ứng hạt nhân Thực nghiệm Tiên tiến Siêu dẫn Tokamak (EAST) được xây dựng tại Viện Vật lý Plasma, Trung Quốc từ năm 2006. Lò phản ứng này tạo ra loại khí nóng bị ion hóa mang tên plasma, khi các nguyên tử kết hợp lại và kết quả là xuất hiện nguồn năng lượng lớn.
Trang web của Viện Vật lý Plasma cho biết, mục đích chính của thí nghiệm là mô phỏng phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra sâu bên trong lõi Mặt trời. Quá trình này khác biệt với sự phân hạch nguyên tử thường thấy trong phản ứng hạt nhân.
Trong thí nghiệm mới nhất, các nhà khoa học Trung Quốc đã duy trì plasma trong vòng một phút. Hồi tháng 2, Trung Quốc thành công trong việc tăng nhiệt độ plasma trong "Mặt trời nhân tạo" lên mức 49.999 triệu độ C, gấp ba lần nhiệt độ Mặt trời. Mức nhiệt độ của "Mặt Trời nhân tạo" gần tương đương với một vụ nổ nhiệt hạch cỡ vừa.
Kết quả đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của Dự án Lò phản ứng Thí nghiệm Nhiệt hạt nhân Quốc tế (ITER). Đây là một trong những dự án quốc tế lớn nhất dành cho các thí nghiệm phản ứng nhiệt hạch.
Trung Quốc tăng nhiệt độ plasma trong "Mặt trời nhân tạo" lên mức 49.999 triệu độ C.
Thí nghiệm đem đến hy vọng ở Trung Quốc trong việc khai thác nguồn năng lượng mới từ "Mặt trời nhân tạo", thay thế các lò phản ứng phân hạch và nhiên liệu hóa thạch thông thường.
Năm 2012, các nhà khoa học Trung Quốc nâng thời gian duy trì plasma lên 32 giây, lập kỷ lục thế giới. Bắc Kinh tham vọng có thể kích hoạt và duy trì "Mặt trời nhân tạo" tới 1.000 giây trong tương lai gần.
Theo Đăng Nguyễn - Nauture World News (Dân Việt)
NASA thăm dò tiểu hành tinh có thể hủy diệt Trái đất NASA ngày 8.9 đã phóng tàu vũ trụ OSIRIS-Rex, hướng đến Bennu với mục đích thăm dò tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm với Trái đất, đe dọa sự tồn vong của loài người. Tên lửa mang tàu thăm dò OSIRIS-REx được phóng lên vũ trụ thành công. "Tôi cảm thấy hết sức vui mừng, không thể chờ đến lúc nhìn...