Mặt Trời nhân tạo của Hàn Quốc xác lập kỷ lục thế giới
Hàn Quốc đã đạt được bước tiến mới trong công nghệ phản ứng nhiệt hạch sau khi chạy thử thành công Mặt Trời nhân tạo ở 100 triệu độ C trong vòng 20 giây.
Viện nghiên cứu tổng hợp hạt nhân quốc gia Hàn Quốc (NFRI) vừa công bố lò phản ứng Tokamak siêu dẫn ( KSTAR) có khả năng duy trì nhiệt độ ion plasma ở 100 triệu độ C trong vòng 20 giây.
KSTAR được ví như Mặt Trời nhân tạo của quốc gia Đông Á.
Thành tựu mới của Hàn Quốc đã xác lập kỷ lục thế giới về thời gian vận hành ở nhiệt độ cực cao mà các lò phản ứng hạt nhân đạt được. Đồng thời, giới nhà khoa học Hàn Quốc đang tiến gần hơn đến việc hiện thực hóa giấc mơ khai phá sức mạnh hạt nhân nguyên tử.
Video đang HOT
Để tái tạo phản ứng nhiệt hạch trên Mặt Trời, các đồng vị hydro phải được đặt bên trong một thiết bị như KSTAR nhằm tạo nên trạng thái plasma, nơi các ion bị tách khỏi electron và được đốt nóng ở nhiệt độ cao.
Đến năm 2025, NFRI hy vọng KSTAR có thể vận hành liên tục trong vòng 300 giây ở mức nhiệt 100 triệu độ C. Đặt mục tiêu đến năm 2040, Hàn Quốc tiến đến thương mại hóa sản xuất điện bằng phản ứng nhiệt hạch. Lộ trình mà viện nghiên cứu đề ra sớm hơn 10 năm so với mục tiêu của Dự dán lò phản ứng nhiệt hạch quốc tế (ITER).
Năm 2018, KSTAR đã vận hành thành công thể plasma ở 100 triệu độ C trong vòng 1,5 giây. Đến tháng 3 năm nay, nhóm nghiên cứu lập kỷ lục mới với thời gian trên 8 giây. So với mức nhiệt 15 triệu độ C ở tâm Mặt Trời, con số mà KSTAR đạt được cao gấp 7 lần.
Mặc dù không phải thiết bị nhiệt hạch đầu tiên đạt 100 triệu độ C, KSTAR là thiết bị đầu tiên có thời gian duy trì mức nhiệt trên 10 giây. Ảnh: Getty Images.
Nhờ các thiết bị như KSTAR, giới khoa học có thể tái tạo phản ứng nhiệt hạch xảy ra trên Mặt Trời ngay tại Trái Đất.
Theo Viện Bảo vệ Bức xạ và An toàn Hạt nhân (IRSN), có khoảng 250 lò phản ứng Tokamak hoạt động trên khắp thế giới. Tokamak là cụm từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Nga “torodalnaa kameras magnitnymi katushkami”, tạm dịch là buồng hình xuyến có cuộn dây từ tính.
Yoon Si-woo, Giám đốc dự án KSTAR cho biết năng lượng tổng hợp từ phản ứng nhiệt hạch có hiệu suất cao gấp 10 lần so với phân hạch truyền thống, đồng thời giảm thiểu tối đa rủi ro rò rỉ chất phóng xạ nên có thể xem đây là nguồn năng lượng sạch thế hệ mới.
Mỹ cảnh báo đồng minh về vấn đề bảo mật của Huawei
Mỹ giục các nước đồng minh, trong đó có Philippines, cân nhắc các phương án thay thế Huawei khi triển khai 5G.
Trong cuộc họp qua điện thoại với các nhà báo quốc tế, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach lưu ý sau khi Anh quyết định cân nhắc lại về việc sử dụng Huawei trong mạng 5G, Trung Quốc không chỉ đe dọa trừng phạt ngân hàng HSBC mà còn rút các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Anh.
"Tôi cho rằng chính phủ và doanh nghiệp khắp thế giới đang hỏi chung một câu hỏi về hệ thống 5G: Các anh tin tưởng ai để chuyên chở hầu hết thông tin cá nhân và tài sản sở hữu trí tuệ", Thứ trưởng nói. Với chính phủ Mỹ, lựa chọn chính là Samsung của Hàn Quốc và Ericssson, Nokia của châu Âu.
Theo ông Krach, các hãng viễn thông Mỹ đang triển khai thành công Ericsson, Nokia, Samsung trong hệ thống 5G. Họ hiểu rằng vấn đề bảo mật vô cùng quan trọng. Ngược lại, các doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei và ZTE "đều phải tuân thủ luật tình báo quốc gia thông qua việc trao bất kỳ dữ liệu nào theo yêu cầu chính phủ Trung Quốc". Ông khẳng định những yêu cầu này diễn ra thường xuyên vì Huawei liên quan đến nhiều vụ việc như đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ, tham nhũng, tấn công mạng và các tội ác khác.
Tại Philippines, hai nhà mạng hàng đầu bao gồm PLDT và Globe Telecom vẫn chưa triển khai 5G quy mô lớn. Globe mới phủ sóng 5G hạn chế tại Metro Manila, còn PLDT thì chưa. Trước đó, cả hai đều hợp tác với Huawei, vì vậy rất khó để họ từ bỏ liên hệ với Trung Quốc xét tới tính tương thích mạng và chi phí rẻ. Nhà mạng thứ ba Dito Telecommunity lại do China Telecom đứng sau.
Trong email gửi báo Inquirer, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus cho biết Mỹ tiếp tục thúc giục đồng minh và đối tác đánh giá tác động kinh tế và an ninh quốc gia dài hạn khi cho phép các nhà sản xuất không đáng tin cậy truy cập cơ sở hạ tầng 5G thiết yếu. Một khi cho phép, nó sẽ khiến cho cơ sở hạ tầng dễ bị gián đoạn, thao túng, gián điệp, đặt thông tin cá nhân, thương mại, chính phủ vào nguy hiểm.
Theo bà Ortagus, ngược lại, các hãng như Ericsson, Nokia, Samsung có cấu trúc doanh nghiệp minh bạch, cởi mở, không phải nghe theo lệnh ai để đánh cắp dữ liệu hay ngắt hệ thống quan trọng. Các điều khoản tài chính hấp dẫn khiến trang thiết bị Trung Quốc dường như rẻ hơn song chúng đi cùng chi phí ẩn, đó là an ninh mạng và quyền riêng tư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.
Ứng dụng giải trí bản quyền chất lượng 4K với 100.000 giờ phim Ứng dụng VieON mang đến cho người dùng hơn 100.000 giờ phim điện ảnh Việt Nam, Hollywood, Hàn Quốc, Trung Quốc và các chương trình giải trí. Theo báo cáo từ Stasisca, tháng 7/2019, thị trường nội dung OTT (giải pháp cung cấp nội dung trên nền tảng Internet) Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Với hơn 54% dân số...