Mát trời làm nồi lẩu cháo lòng nóng hổi ăn ngon “hết xảy”
Không những đơn giản mà làm lẩu cháo lòng tại nhà còn khá tiết kiệm nữa.
Nguyên liệu làm lẩu cháo lòng:
- Lòng non, dạ dày, gan, cật, tiết
- Nấm kim châm
- Rau cải cúc
- Rau mùi, hành hoa, hành khô
- Gạo
- Xương xườn
Video đang HOT
Ngâm gạo với nước ấm khoảng 1-2h cho gạo mềm, giã nhỏ. Ninh 1 nồi nước xương khoảng 2h rồi đem gạo đã giã vào nồi nước xương vừa ninh để nấu nha (mọi ng cho vào nồi cơm điện cho nhanh). Cháo cho ít tiết hoặc dồi lợn vào cho có màu và vị cháo lòng và nên nấu loãng chút
Lòng, dạ dày làm sạch với muối và dấm, sau đó luộc lên. Đun 1 nồi nước sôi thả lòng vào, sôi lăn tăn thì bỏ ra ngâm nước lạnh, đun sôi lại nước rồi lại cho lòng vào luộc tiếp (làm như thế 3 lần ạ). Luộc 3 nóng 4 lạnh lòng sẽ ngon hơn.
Gan thái miếng nhỏ vừa ăn cho vào nước rửa nhiều lần cho hết máu trong gan, khi nào nước trong thì thôi ạ, đun nồi nước sôi thả gan vào, đun đến sôi thì vớt ra. Cật thì thả trực tiếp sôi cũng vớt ra. Tất cả bày ra đĩa là xong.
Ăn với lẩu với rau cải cúc, nấm, quẩy, mọi ng chuẩn bị ít thêm rau thơm thái nhỏ, ít hành phi ăn với cháo.
Theo Em đẹp
Ấm bụng với 6 quán cháo nổi tiếng lâu đời ở TP.HCM
Cháo lòng Cô Út, cháo mực Phó Đức Chính, cháo Tiều chợ Bàn Cờ... là những địa điểm phục vụ món cháo thu hút nhiều thế hệ người dân TP.HCM.
Cháo mực Phó Đức Chính: Nằm ngay trung tâm quận 1, quán cháo mở cả ngày, tấp nập thực khách vào buổi sáng và trưa. Quán dùng mực khô làm nguyên liệu chính để nấu, đây là đặc điểm giúp cháo ở đây mang hương vị đặc trưng, khó quên. Ảnh: 87kirstyn, leuyen.
Điều thú vị khi thưởng thức món ăn tại quán là bạn có thể gọi giò heo, xí quách, đùi gà... để ăn kèm. Ngoài cháo, quán còn có thêm nui, hoành thánh, bánh canh cho thực khách lựa chọn. Ảnh: Thuytran2609, mahongvan2502.
Cháo mực Thanh Sơn: Nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, quán ăn là địa điểm quen thuộc của người dân Sài thành. Tô cháo nóng hổi, thơm lừng và đầy mực khô, tiết, da heo, quẩy, tạo cảm giác no đủ cho thực khách. Gừng tươi xắt nhuyễn phủ lên mặt cháo để tăng độ cay và hương thơm hơn cho món ăn. Ảnh: Signsofsaigon, miusfoodmaps.
Cháo lòng Bà Út: Tồn tại hơn 80 năm ở TP.HCM, cháo ở đây được chế biến kỳ công với nước luộc lòng, nước hầm xương ống, gạo tẻ và huyết tươi. Nhờ vậy, cháo thơm, ngọt, béo, có độ sánh mịn. Mỗi phần cháo bao gồm đầy đủ các nguyên liệu phèo, tim, gan, lưỡi, bao tử, huyết, ít rau, giá, nước mắm, ăn kèm bánh quẩy. Địa chỉ: Cô Giang, quận 1. Ảnh: Tebefood, cancer.girl0107.
Cháo lòng cô Ba mở bán hơn 30 năm tại quận 1. Cháo ở đây được nấu theo kiểu miền Nam, điểm nhấn là món dồi được nhồi bằng thịt thăn, sau đó hấp chín, chiên vàng nên có độ thơm, săn lạ miệng. Địa chỉ: Nguyễn Huy Tự, quận 1. Ảnh: Rina_food0925, wanmintv.
Cháo Tiều cô Út: Với thâm niên bán hơn 70 năm, quán cháo là địa điểm lui tới quen thuộc của người dân Sài thành qua nhiều thế hệ. Cháo tại đây được chế biến theo phong cách người Tiều. Có nhiều món ăn kèm cùng cháo như xương heo, lòng, trứng, thịt viên... bạn có thể tuỳ ý lựa chọn. Mỗi phần ăn có mức giá khác nhau, trong đó cháo thập cẩm có giá cao nhất 65.000 đồng/tô. Địa chỉ: Cao Thắng, quận 3. Ảnh: Thichanthichuong, nowfteehawsttee.
Cháo bò viên Tám Hói: Nếu bạn muốn thưởng thức món cháo ngon với mức giá bình dân thì địa điểm này là gợi ý. Cháo ở quán được nấu nhừ, sánh mịn, ăn kèm với bò viên giòn dai, vừa vị. Mỗi phần cháo có giá 20.000 đồng, có thể giúp bạn no nê và ấm bụng hơn. Địa chỉ: Lê Hồng Phong, quận 5. Ảnh: Socconchaylonton, foodcollectionsmy.
Theo Zing
10 món nóng hổi cho ngày mưa lạnh ở Hà Nội Lẩu cháo, thịt xiên nướng, ốc luộc... là những món ăn hấp dẫn thực khách ở thủ đô những ngày này. Cháo sườn sụn Trong tiết trời mưa lạnh, cháo quẩy là một lựa chọn lý tưởng. Cách chế biến không quá cầu kỳ nhưng món ăn vẫn dễ dàng ghi điểm với thực khách. Nguyên liệu cho nồi cháo trắng nóng hổi...