Mát trời, các cựu nhân viên quây quần kể chuyện sự thật về các nhà hàng, quán ăn khiến dân tình khiếp vía
Sau khi đọc những tiết lộ “thầm kín” của những người từng làm thêm tại các tiệm trà sữa, cafe, quán ăn vỉa hè, bình dân… thì ai cũng cảm thấy mất niềm tin.
Chỉ là vô tình nghĩ ra trong lúc rảnh rỗi, nhưng topic “sự thật nghề nghiệp” lại thu hút rất đông cư dân mạng tham gia bình luận. Tuy những gì dân mạng chia sẻ với nhau khá nhạy cảm, nhưng đó đều là sự thật mà nếu giấu trong lòng sẽ thấy bứt rứt áy náy vô cùng. Nên dù có gây sốc thì nhiều người “nắm giữ bí mật” cũng quyết định nói ra, để dân tình ăn uống bên ngoài biết lựa chỗ an toàn, đảm bảo hơn cho sức khỏe của mình.
Mở đầu cho series “sự thật nghề nghiệp” đầy hấp dẫn là chuyện của những người đã từng làm thêm ở các quán trà sữa. Không phải nơi nào cũng mất vệ sinh, nhưng quả thực không ít bí mật rùng mình bị bóc mẽ khiến các con nghiện món thức uống này cảm thấy thất vọng.
- Chuyện 1: “Tiệm trà sữa xe đẩy ven đường thì mọi người biết rồi đấy, trà sữa ở đấy chủ yếu là pha sẵn, nó đâu có tủ lạnh để bảo quản sữa với thạch đâu, thế là 1 hôm tôi phát hiện trà sữa nó bị chua chua. Vì trà sữa nấu ở nhà rồi mang lên chỗ dựng xe bán. Mà trà sữa hôm trước bán không hết bỏ tủ lạnh hôm sau bán tiếp, trời nắng chỉ để thùng đá thì sẽ bị thiu, nên chua.Thế là tôi alo ông chủ ngay, mà ổng tỉnh queo nói không sao đâu em, bán cho khách đi, tặng kèm thêm thạch trái cây nữa (thạch trái cây có vị chua chua nên đổ chung khách sẽ không biết nhé)”.
Ai trà sữa không? (ảnh minh họa)
- Chuyện 2: “Tiệm trà sữa sang chảnh có tiếng Sài Gòn, lúc ấy nó nổi lắm, khách đông cực, mà nó là kiểu nhượng quyền thương hiệu nên mỗi chỗ sẽ khác nhau nhé, chỗ thì pha dở, chỗ thì thái độ nhân viên. Còn chỗ tôi làm, ly trà sữa mà các bạn hay uống có khi nó đã được qua tay tôi rửa rất nhiều lần rồi nhé (!) Nôm na là thế này: khách uống tại chỗ tụi tôi sẽ đậy nắp nhựa, không dán nắp bằng ép máy, mà ly đậy nắp thì tụi tôi gom lại rửa rồi phơi được. Thế nên ông chủ tôi vì tiết kiệm nên tối tối đóng cửa sẽ kêu tụi tôi rửa ly, tráng sơ qua nước nóng cho hết nhớt rồi đem phơi và xài lại. Ahihi. Nhiều mẹ uống xong dấu son đầy trên ly tôi cũng bỏ qua, rửa sơ sơ thôi”.
- Chuyện 3: “Làm ở quán trà sữa, 80% các thể loại siro hết hạn từ 2016 rồi nhé. Thử việc ngày đầu tiên xong tôi nghỉ luôn từ lâu rồi”.
Và đây là một số tâm sự nho nhỏ dành cho những tín đồ thích ăn vặt, ăn hàng:
- Chuyện 1: “Bán thức ăn nhanh toàn chiên gà bằng dầu cũ thôi, cho tiết kiệm chi phí. Vào quán mà ăn gà chiên mắm hay gà rang muối là rất hay gặp phải gà chết, tẩm ướp át hết mùi đi. Nhà hàng có bể cá sống, có thể thấy họ bắt cá vào nhưng cá nấu cho mình chưa chắc là cá tươi đâu”.
Video đang HOT
Những món ăn trông thì ngon mắt đấy, nhưng sự thật phía sau thì… (ảnh minh họa)
- Chuyện 2: “Tớ đi phục vụ nhà hàng tiệc cưới. Chén bát và ly auto không rửa nhé. Vì rửa cũng như không thôi. Ly thì xếp ngay ngắn ra rồi xối nước lên là xong. Chén thì bỏ vô lấy ra. Có hôm đang setup chén dĩa lên bàn thấy dính nguyên đồ ăn thừa từ bao giờ rồi, mình nhìn còn ớn lạnh. Bếp thì chuột cống to như bắp chân, chạy ầm ầm. Thùng đựng đá thì toàn rác, đủ thứ rác. Đổ đá mới vào là lại sạch như thường, không ai phát hiện ra”.
- Chuyện 3: “Bữa tôi làm ở quán chay. Đồ dư như chả, tôm, cá, ram chiên sẽ để trên nóc tủ lạnh. Từng khay chồng lên nhau nhé. Buổi tối chuột leo lên ăn rồi xô đổ hết xuống. Cái nào ăn dở thì sẽ lấy dao gọt bỏ phần đó xong chiên lại bán như thường nhé. Thiệt. Hồi vào làm cứ nghĩ quán chay thì sẽ khác quán mặn bởi chữ tâm. Ai dè…”.
- Chuyện 4: “Tớ từng làm ở quán mỳ cay. Bạn tớ làm ở bộ phận nấu nước dùng á. Bẩn chưa từng thấy luôn! Rau không bao giờ rửa. Bỏ thẳng vô nấu cho khách luôn. Rau còn dính đất cát gì cũg hòa quyện với nước dùng rồi. Còn tớ làm trong bộ phận chiên mấy cái cá viên chiên, rồi đồ ăn vặt với pha nước. Con làm lâu năm ở đó chiên xong bị rớt xuống nền đất ẩm, nó vẫn lượm lên bỏ vào dĩa cho khách. Nước trà sữa các thứ bỏ sẵn trong chai á. Đứa nào khát tu thẳng bằng mồm trong chai đó rồi pha tiếp cho khách như bình thường. Khi nào khát tu tiếp, tay không pha nước. Trà đào thì bỏ thẳng lên bàn bẩn để cắt mấy miếng đào á, không dùng thớt. Đá thì đá dơ cặn không à. Nói chung đừng bao giờ đi ăn mỳ cay! Chỗ nào cũng vậy thôi! Rất dơ!”.
Thế còn những khách sạn, spa, nghỉ dưỡng sang chảnh thì sao nhỉ?
- Chuyện 1: “Hồi trước mình làm dọn dẹp khách sạn, khăn tắm với khăn mặt, ga giường, tụi mình toàn lấy đi lau nhà vệ sinh với bồn rửa mặt, vì xài khăn đó nó nhanh khô và sạch hơn. Còn bọc gối thì lấy đi lau bụi, sau khi làm xong đưa xuống phòng giặt là rồi cho khách sử dụng lại. Dầu gội, sữa tắm thì toàn hàng đểu thôi, ông chủ sợ tốn tiền nên cái gì cũng đểu cả”.
Chăn ga gối khách sạn tưởng là thơm nhưng lại ẩn giấu bí mật rùng mình (ảnh minh họa)
- Chuyện 2: “Hồi mình làm tạp vụ ở khách sạn, tuýp kem đánh răng khách xài rồi, ông chủ không vứt mà đem gom lại, rửa rồi bọc lại cho khách xài tiếp”.
- Chuyện 3: “Chăn ga gối đệm ở nhà nghỉ, bao nhiêu thứ lạ lùng dính lên tè le, nhân viên bọn tui đem gom bỏ hết vào máy giặt quay ào ào rồi phơi trải ra, khô đem vô xài tiếp”.
- Chuyện 4: “Spa tại khách sạn mình làm dùng dầu massage loại mua từng kg rẻ tiền ở chợ ấy, làm cho khách nước ngoài lấy 1 suất 600k đến 1 triệu mấy. Pha hỗn hợp chung với lotion gì đó không rõ nguồn gốc. Thời đó mình mới 17 tuổi đã đi làm, nên chỉ biết nghe theo thôi. Làm massage đó bị ăn tay, may không thấy khách nào dị ứng da không thì chết với người ta. Giờ nghỉ rồi, nghĩ lại vẫn sợ”.
Còn góc này thì dành cho các cô nàng nghiện quần áo shopping, mốt thời trang hàng hiệu.
- Chuyện 1: “Tôi nhớ có cái áo phao lót lông, xưởng nhà tôi làm bán ra là 230k, mà hôm đi ngang có shop bán 900k! Hàng mẫu nhà mình làm ra nên tôi không nhận nhầm được”.
- Chuyện 2: “Thế các bạn có biết 1 cái áo phông bình thường, hàng trung bình không phải hàng hiệu thì giá là bao nhiêu không? Tôi nói cho nghe nhé, tính cả tiền vải, tiền chỉ, tiền công, tiền thuế v.v… chỉ có khoảng 35 – 40k/chiếc thôi, và hàng shop hay hàng chợ cùng lấy 1 chỗ, trong đó có xưởng buôn nhà mình nhé. Ở chợ bán tầm 150k đến 200k, shop bán khoảng 400k – 500k, họ sale còn 300k – 200k các bạn vẫn bảo rẻ”.
Đó chỉ là một vài bí mật được tiết lộ trong số vô vàn những góc khuất trong các ngành ăn uống, kinh doanh dịch vụ mà chỉ người trong nghề mới biết. Tuy không phải 100% quán ăn, nhà hàng, khách sạn, hay địa điểm kinh doanh dịch vụ nào cũng bẩn thỉu, mất vệ sinh, lừa đảo khách vì mục đích lợi nhuận, song những chuyện không hay ho ở trên cũng đều là sự thật, vẫn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ có điều, không phải ai cũng biết. Nếu không muốn bị ám ảnh sợ hãi và lãng phí sức khỏe, túi tiền của mình, thì chị em nên “rèn luyện” mình để trở thành người tiêu dùng thông thái, lựa chọn đúng đắn.
Theo Saostar.vn
Bổ sung đầy đủ hồ sơ, cơm tấm Kiều Giang chỉ bị phạt 2 lỗi sai phạm
Ngày 30.8, bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM đã ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2,3 triệu đồng đối với cơm tấm Kiều Giang.
Cụ thể, bà Phong Lan đã ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 816/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH TMDV XNK Kiều Giang tại địa chỉ 652 Xa Lộ Hà Nội, phường Phước Long B, Q.9, TP.HCM đối với các hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Trong đó, có 2 lỗi công ty vi phạm là sử dụng khu vực chế biến không đảm bảo vệ sinh hoặc có côn trùng, động vật gây hại. Cụ thể, có ruồi trong khu vực chế biến, sàn nhà khu vực chế biến gạch vỡ, bong tróc. Thứ hai là sử dụng người lao động có mang mặc trang phục bảo hộ theo quy định nhưng không đầy đủ đối với vi phạm dưới 10 người. Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, 5 nhân viên tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không mang khẩu trang.
Phần lớn tọa lạc ở những vị trí thuận lợi, dễ tìm nên Cơm tấm Kiều Giang khá đông khách.
Trước đó, ngày 21.8, Đội Quản lý ATTP số 2 (liên quận 2,9,Thủ Đức) thuộc Ban Quản lý ATTP TP.HCM đã tiến hành kiểm tra định kỳ đối với Cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống Kiều Giang (Q.9). Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở có những mặt tồn tại như sử dụng khu vực chế biến không bảo đảm vệ sinh có côn trùng, động vật gây hại.
Cụ thể, có ruồi trong khu vực chế biến, sàn nhà khu vực chế biến gạch vỡ, bong tróc; sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra lô hàng 89 cây (đường phụ gia) khối lượng 1.029 kg không có nhãn mác, hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; sử dụng người lao động mang mặc trang phục bảo hộ theo quy định nhưng không đầy đủ.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Ban Quản lý ATTP TPHCM, trong lúc kiểm tra, Đội ghi trong biên bản cơ sở này có 3 lỗi nhưng sau 3 ngày, doanh nghiệp đã bổ sung hồ sơ và đạt các yêu cầu của Ban. Theo quy định, sau thời gian kiểm tra 3 ngày, doanh nghiệp có quyền bổ sung các giấy tờ có liên quan để chứng minh hàng hóa hợp lệ. Do đó, cơ sở chỉ bị phạt 2 lỗi hành chính như trên.
Theo ghi nhận của Dân Việt, sau khi bị kiểm tra, các cơ sở nhà hàng cơm tấm Kiều Giang vẫn khá đông khách. Không gian quán tại các nhà hàng này theo đánh giá là sạch sẽ, thoáng mát và là nơi thuận tiện để gặp gỡ, ăn trưa của nhiều nhân viên văn phòng, giới kinh doanh và đông đảo khách du lịch.
Chị Nguyễn Minh Thủy, khách hàng tại nhà hàng cơm tấm Kiều Giang Trần Quang Khải (quận 1, TP.HCM) chia sẻ, chị có đọc các thông tin về vụ việc cơm tấm Kiều Giang bị cơ quan chức năng niêm phong gia vị không rõ nguồn gốc, hóa đơn chứng từ trong khi kiểm tra. Tuy nhiên, do thấy quán sạch sẽ và tiện đường, gần cơ quan công tác nên chị Thủy vẫn đến ăn cơm trưa.
Đông thực khách dùng bữa trưa tại nhà hàng cơm tấm Kiều Giang trên đường Trần Quang Khải (quận 1, TP.HCM) trưa 22.8.
Về phía Kiều Giang, giải thích việc không cung cấp được hóa đơn, chứng từ nguồn gốc hàng hóa khi Đoàn Quản lý ATTP số 2 đến kiểm tra, đại diện doanh nghiệp này cho rằng, do lúc đó chủ doanh nghiệp đang ở nước ngoài, nhân viên phụ trách là người mới nên không nắm được quy trình cũng như các giấy tờ liên quan.
Ngay sau đó, Kiều Giang đã nộp bổ sung đầy đủ các giấy tờ và chứng minh nguồn gốc hàng hóa, được Ban Quản lý ATTP TP.HCM chấp nhận.
Theo Danviet
An toàn thực phẩm: Ai cũng hiểu, mấy ai theo? Thực trạng an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề được toàn xã hội rất quan tâm, các cơ quan Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để cải thiện vấn đề này. Tuy nhiên, kết quả thu được vẫn còn hạn chế, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhìn đâu cũng...