Mất trí nhớ vì món chạo làm từ xương, thịt lợn sống
Hai ngày sau khi ăn món nem chạo tại đám cưới, ông Th. sốt cao, đau đầu, suy hô hấp do vi khuẩn liên cầu lợn làm tổn thương màng não. Được chữa khỏi nhưng ông Th. lại bị lơ ngơ.
Cận cảnh cách chế món chạo từ xương lợn sống
Anh Nguyễn Thanh Bình trú tại Đ.H, Thái Bình khoe, món chạo được làm từ phần xương sụn lợn sống và một ít thịt tách ra từ xương sườn được băm nhỏ, bóp với thính làm từ gạo rang. Thế là đã trở thành món đặc sản.
Tận mắt chứng kiến việc bóp chạo của anh Bình khiến người xem thấy sợ. Anh kể, tên cua mon nay băt nguôn tư đâu không ai biêt ro. Ngươi ta chi biêt răng đây la môt mon ăn truyên thông co tư bao đơi đê lai va cư cha truyên con nôi.
Một ngôi làng ở Thái Bình, toàn là người Kinh, mà “xơi” thịt lợn sống. Ngôi làng này toàn… dị nhân?
Co công viêc gi lơn nho trong gia đinh ngươi ta lai lam mon nay đê cung nhau ăn. Thâm chi, nhiêu gia đinh co ngươi bi nhiêt miêng, bi ho ngươi ta cung ăn ngon lanh như môt bai thuôc đăc biêt tri bênh tao bon, nhiêt, ho dai dăng.
Anh mua ba lạng xương sườn lợn nhỏ về và bắt đầu chế biến món ăn truyền thống của gia đình. Cuôc vât lôn vơi nhưng dẻ xương sươn băng con dao pha va cai thơt gô cũng không dễ dàng tý nào.
Thịt sống được bóp với thính gạo để trở thành món nhậu.
Vưa nhung miêng sườn qua nươc sôi đê nguôi, anh Binh lây dao băm cho xương va thit nat ra. Vừa băm anh vừa bảo xương sươn chi dung loai lơn tư 30 – 50 kg, nêu dung xương lơn to thi xương cưng, băm kho va không thê nhuyên đươc.
Môt tay câm con dao, tay câm miêng xương sươn, anh Binh thoăn thoăt nói: “Băm xương lợn không chi cân băm nhanh tay ma phai khe thi xương không băn ma đưt nhanh. Môi môt me khoang 4 lang xương chi đươc môt đia thôi. Tinh ra ăn môt đia chao nay cung đăt lăm đây. Canh đan ông ma nhâm nhi no vơi rươu thi không ai chê đươc”.
Cac gia vi không thê thiêu cho mon nay la chanh tươi, ơt tươi, thinh xay tư gao rang hay con goi la thinh câu ca, hanh cu nương, toi. Cac khâu gia vi đa đươc anh chuân bi săn tư trươc.
Anh kê tiêp “Lam chao cung giông vơi lam nem. Lam xong ma goi vao la chuôi hơ qua lưa cho mêm rôi đê đên mai ăn thi ngon phai biêt. Luc đo, gia vi ngâm vao xương băm rôi no lam xương chin tai va vi ngot cua tuy xương vân con nguyên”.
Anh Bình đang làm món chạo cho bữa cơm gia đình.
Video đang HOT
Khi băm xong, anh đâp toi tươi va hanh nương vao lân vơi xương. Băm cho đên khi nao tay sơ xương không con cam giac lao xao nưa. Xương sông se đươc chuyên qua môt chiêc mâm to hơn đê bop chanh, mi chinh, nươc măm. Khi gia vi đươc phu đêu se đươc bop thêm thinh đê cho khô va dinh vao nhau. Chi 5 phut sau khi nhao bop anh Binh đa lam đươc môt đia chao ngon lanh.
Quan sat băng măt thương du chao đa đươc băm nho va bop vơi thinh nhưng mau đo đăc trưng cua xương sông thi không thê lẫn đi đâu đươc. Đia chao đươc săp ra mâm va se ăn kem vơi la sung, la đinh lăng.
Anh Binh kê môt vai năm trươc gia đinh anh vân lam mon nay rôi gưi lên Ha Nôi lam qua. Nhiêu ngươi khi nhin thây lam thi kinh nhưng khi ăn rôi thi lai muôn ăn lân hai. Đung như lơi quang cao cua ngươi dân nơi đây no vân giư đươc vi ngot cua thit ma không bi mui hôi, mui tanh cua thit sông nao ca.
“Đối với món nem cũng tương tự với các gia vị của món chạo”, anh Bình cho biết thêm.
Bệnh nhân không đi lại được, nôn nhiều, tưởng bị u não. Chụp phim phát hiện rất nhiều nang sán ở trên não. Người này cho biết có thói quen ăn nem thính làm từ thịt nạc sống.
Viêm não vì nem chạo
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, nem chạo là món ăn phổ biến đặc biệt ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, món ăn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là các bệnh liên cầu lợn, viêm não do giun xoắn, sán làm tổ trong não.
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Th. 45 tuổi trú ở Hưng Yên cũng bị liên cầu lợn sau khi ăn nhậu món nem chạo tại một đám cưới. Sau đó hai ngày, ông Th. xuất hiện triệu chứng sốt cao, đau đầu, suy hô hấp. Khi gia đình đưa lên bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cấp cứu, bệnh nhân đã bị biến chứng suy hô hấp nặng, viêm não.
Qua chụp CT các bác sĩ cho biết màng não của ông Th. bị tổn thương nặng do vi khuẩn liên cầu lợn gây ra. Theo lời người nhà bệnh nhân, ông Th. ăn nhậu ở một đám cưới và có dùng chạo sống. Ông Th. được điều trị qua cơn nguy hiểm tuy nhiên bị di chứng nặng nề từ bệnh này để lại như giảm thính lực, lơ ngơ thần kinh.
Thạc sĩ Hà cho biết, khi ăn các sản phẩm từ lợn mà chưa được nấu chín như tiết canh, lòng, nem, cháo lòng lợn… vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lợn, lòng, dồi, nem…
Bệnh nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị.
Theo_Zing News
Những 'Từ Mẫu' giữa tâm dịch sởi
24 tuổi đời và 3 năm tuổi nghề, đây là lần đầu tiên điều dưỡng Nguyễn Thị Yến làm việc trong một đợt dịch căng thẳng kéo dài suốt mấy tháng trời. "Chiều" người bệnh trong lúc họ đang đau ốm, khủng hoảng là điều không dễ dàng gì, nhưng nữ điều dưỡng tâm niệm: Hãy đặt mình vào vị trí của người bệnh để hiểu và chia sẻ với họ nhiều hơn, những áp lực, căng thẳng và mệt mỏi cũng theo đó mà tự lắng xuống.
Sững sờ nghe tin bệnh nhi tử vong
Chúng tôi gặp Yến ở khoa Nhi - BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào lúc dịch sởi đã hoành hành được gần 4 tháng trời. Ròng rã trong quãng thời gian đó, nữ điều dưỡng có này cùng tất cả cán bộ của khoa đều căng mình làm việc giữa nhiều áp lực, vất vả.
Yến kể: Từ khi có dịch, tối nào về đến nhà cũng ngủ "lăn quay" vì quá mệt, chẳng còn thời gian đi đâu hay làm những việc mình yêu thích.
Có những đêm vì đông bệnh nhân quá, lại toàn bệnh nhi nhỏ, khó lấy ven, thế nên điện thoại rung giữa đêm là chuyện không hiếm. Lúc đó Yến đang ngủ cũng phải dậy để chạy vào viện làm việc.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Yến cho biết hạnh phúc của cô là được thấy mỗi bệnh nhi tỉnh táo, khỏe mạnh trở lại
Có hôm nhiều bệnh nhân quá, Yến mệt đến phát khóc: 2-3 cháu lên buồng bệnh đều phải thở oxy, có cháu nồng độ oxy mãi không lên phải chuyển cấp cứu. Chưa xong bệnh nhân này đã tới bệnh nhân khác.
"Em không còn thời gian nói chuyện với người khác, đầu gối muốn quỵ xuống vì mỏi. Có đêm trực em nghĩ cố làm xong ca này rồi ra ngồi nghỉ một chút nhưng ra khỏi buồng bệnh thì bệnh nhân khác lại vào, bên ngoài vẫn còn người đợi", Yến nói.
Làm việc trong BV đã lâu, đã chứng kiến nhiều chuyện (kể cả chuyện tử vong) nhưng với Yến, ca sởi tử vong duy nhất vừa qua vì bệnh tình quá nặng làm cả khoa sững sờ.
Có ca nặng phải chuyển sang BV Bạch Mai nhưng mọi người vẫn hỏi thông tin, theo dõi diễn biến. Đến khi biết cháu không qua khỏi, tất cả mọi người đều sốc, buồn, ...
Chồng thắc mắc vì vợ hay về muộn
Bác sỹ Bùi Vũ Huy, trưởng khoa Nhi - BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cho biết nhân sự cả khoa chỉ có 4 bác sỹ và 8 điều dưỡng. Kể từ khi có dịch sởi, khoa được tăng cường thêm 3 bác sỹ đi học và 6 điều dưỡng nhưng công việc làm không xuể vì nhiều bệnh nhân quá.
Điều dưỡng Hồ Thị Bích (khoa Truyền nhiễm - BV Nhi TƯ) dù có bầu 4 tháng nhưng vẫn phải đi làm. Đi làm khi đang mang bầu giữa lúc dịch sởi đang hoành hành, chị cho biết cả gia đình lo lắng nhưng không thể khác được vì công việc quá nhiều. May mắn chồng chị cũng làm cùng ngành nên có sự cảm thông, chia sẻ (Ảnh: Cẩm Quyên)
Cao điểm có 15-20 bệnh nhân nhập viện, 50% số này là ca nặng, suy hô hấp, viêm phổi, điều trị phức tạp, đòi hỏi nhiều tâm sức, thời gian.
"Có người chồng phải đón con suốt thời gian qua, thắc mắc sao vợ hay về muộn thế, chuyện 2 giờ chiều chưa được ăn cơm là bình thường, vv ... Nhưng rất may các cán bộ y tế ở đây cũng được gia đình hiểu và thông cảm, tạo điều kiện để hoàn thành tốt công việc", bác sỹ Huy nói.
Tình hình tương tự cũng diễn ra ở các BV đang là tâm dịch sởi như Nhi TƯ và BV Bạch Mai. Các bác sỹ ở đây cũng đang ngày đêm tận tình cứu chữa những bệnh nhi mắc sởi, kể cả chính bản thân họ cũng là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe (đặc biệt là phụ nữ có thai).
PGS.TS Phạm Nhật An, Phó GĐ BV Nhi TƯ kể: Dịch ròng rã mấy tháng trời, có điều dưỡng phát khóc vì kiệt sức. Mỗi đêm có 7 điều dưỡng trực nhưng toàn trên 200 bệnh nhân điều trị, trong đó có nhiều ca nặng, công việc vất vả vô cùng.
Nghề nghiệp dạy cho mình chữ "nhẫn"
Dù căng thẳng, vất vả là vậy song Yến cho biết làm việc trong ngành y tế, lại là khoa Nhi, kể cả khi mệt mỏi hay áp lực cũng không được phép thể hiện bất kì một thái độ nào với người bệnh chứ đừng nói đến chuyện nổi nóng với họ.
Có lần Yến lấy ven của một bệnh nhi 2 lần không được (do cháu được chuyển từ tuyến dưới lên, chi chit vết thâm do bị chọc ven nhiều nên rất khó lấy. Yến lại là điều dưỡng lấy ven rất khá của khoa theo lời bác sỹ trưởng khoa Bùi Vũ Huy).
Bác sỹ của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương làm việc không ngừng nghỉ trong dịch sởi (Ảnh: Cẩm Quyên)
"Mẹ của bệnh nhi vì xót con nên thể hiện thái độ. Em không lấy được ven cũng xót vì biết cháu đau. Em không tiếp tục lấy ven nữa và dặn sẽ lấy ven vào lúc khác. Hôm sau dường như người nhà hiểu được sự nhẫn nhịn nên họ chủ động tìm và nói chuyện với em.
Chứng kiến cán bộ y tế làm việc là bệnh nhân sẽ hiểu. Ở vài ngày trong viện với cán bộ y tế là người bệnh và gia đình cũng "dễ tính" với mình hơn", Yến kể.
Theo lời nữ điều dưỡng này, người bệnh khi vào viện đều trong tình trạng đau ốm, khủng hoảng nên cần sự động viên của cán bộ y tế. Bởi thế, ngoài làm chuyên môn, mỗi cán bộ y tế còn phải làm cả công tác tư tưởng để người bệnh và gia đình yên tâm, hợp tác trong điều trị.
"Nhất là với chuyên khoa Nhi toàn trẻ nhỏ, không có khả năng tự chủ, mà cha mẹ các cháu thường hoảng hốt, sốt ruột. Em cố gắng đặt mình vào vị trí của họ để hiểu và thông cảm với họ hơn, cái sự nhẫn nhịn của mình vì thế cũng được tôi luyện, áp lực, ức chế và căng thẳng cũng giảm bớt vì mình hiểu là người bệnh đang lo lắng", Yến nói.
Công việc này cũng giúp Yến "đằm" nhiều hơn trong cuộc sống, giúp Yến biết nhẫn nhịn hơn và biết quan tâm, chăm sóc cho mọi người xung quanh nhiều hơn.
Niềm vui của nữ điều dưỡng 24 tuổi rất giản đơn, đó là khi nhìn thấy sức khỏe các cháu tốt lên, thấy ánh mắt các bé lanh lợi hơn, tinh thần tỉnh táo hơn là cô phấn khởi rồi.
"Càng làm việc em càng cảm thấy mình phù hợp với nơi này. Bạn trai cũng rất tự hào về công việc mà em đang làm", Yến nói mà mắt ánh lên niềm hạnh phúc.
Theo_VietNamNet
238 người lớn đã mắc sởi Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương hiện đang tiếp nhận 313 trường hợp mắc sởi, trong đó có 238 trường hợp là người lớn. Đại diện Bộ Y tế cho biết, dịch sởi đang tấn công cả người lớn. Theo thông tin từ PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện tại bệnh viện có 313 ca sởi...