Mắt trẻ sơ sinh bị vàng, nguyên nhân do đâu?
Nếu bỗng dưng một ngày bạn thấy mắt trẻ sơ sinh bị vàng thì cũng đừng quá lo lắng và hoảng hốt bởi tình trạng này xảy ra có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân khiến trẻ bị vàng mắt là rất quan trọng.
Thông thường, sẽ có khoảng hơn 50% trẻ sơ sinh bị vàng mắt và thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ có diễn biến nặng hơn. Trẻ sơ sinh bị vàng mắt chủ yếu có liên quan đến vàng da sinh lý (gây ra bởi sự tích tụ bilirubin trong máu). Nhìn chung, nguyên nhân gây nên tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị vàng cần phải kể đến như sau:
Nguyên nhân và dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh bị vàng
Do lượng bilirubin trong máu tăng
Lượng bilirubin dư thừa ( tăng bilirubin trong máu) là nguyên nhân chính gây vàng mắt, vàng da và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất. Bilirubin là một phần bình thường của sắc tố được giải phóng từ sự phá vỡ các tế bào hồng cầu trong quá trình thoái giáng.
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt chủ yếu là do bilirubin. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh sản xuất nhiều bilirubin hơn người lớn do sản xuất nhiều hơn và phá vỡ các tế bào hồng cầu nhanh hơn trong vài ngày đầu đời. Thông thường, gan lọc bilirubin từ máu và giải phóng nó vào đường ruột. Gan chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh thường không thể loại bỏ bilirubin đủ nhanh, gây ra sự dư thừa của bilirubin.
Khi tình trạng này xảy ra đối với trẻ sơ sinh thường gọi là vàng da, vàng mắt sinh lý và nó thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh. Biểu hiện mắt trẻ sơ sinh bị vàng do bilirubin rõ nhất là cả phần mí mắt ngoài và mặt dưới đều bị vàng.
Do bị nhiễm khuẩn
Ngoài ra, đối với mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng (không đơn thuần chỉ vàng mắt) có thể là do bị nhiễm khuẩn ngay từ khi trong bụng mẹ (chủ yếu đối với trường hợp bị vỡ ối sớm) hoặc nhiễm khuẩn lậu, nhiễm khuẩn chlamydia bởi đường sinh dục của mẹ vừa mới lọt lòng.
Do bị viêm gan B
Đối với trường hợp lòng trắng mắt trẻ sơ sinh bị vàng, có thể là bị viêm gan B. Dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị viêm gan B thường không quá rõ ràng, khá mơ hồ nên nếu như không quan sát kĩ thì nhiều mẹ khó mà nhận ra được. Khi bị viêm gan B, ngoài lòng trắng và làn da bị chuyển vàng thì trẻ thường có biểu hiện là trẻ bỏ bú, nôn ói nhiều lần, sốt cao, màu nước tiểu bị đục hơn bình thường…
Do xuất hiện vật lạ trong mắt
Một số vật lạ trong mắt, có thể là hạt bụi hoặc hạt cát đã bay vào mắt bé. Nếu như những vật này không được loại bỏ khỏi mắt thì theo phản ứng tự nhiên, mắt trẻ sẽ tự động xuất hiện phần ghèn. Một số trường hợp khác là do bị viêm kết mạc mắt do vi khuẩn,triệu chứng thông thường là mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng, xuất hiện mủ khiến cho hai mắt bị dính chặt lại.
Nguyên nhân khác gây vàng mắt trẻ sơ sinh
Video đang HOT
Một rối loạn tiềm ẩn có thể khiến mắt trẻ sơ sinh bị vàng. Trong những trường hợp này, vàng mắt vàng da thường xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn nhiều so với dạng vàng da vàng mắt trẻ sơ sinh phổ biến. Các bệnh hoặc tình trạng có thể gây vàng mắt bao gồm:
- Xuất huyết trong
- Nhiễm trùng trong máu của em bé (nhiễm trùng huyết)
- Nhiễm virus hoặc vi khuẩn khác
- Sự không tương thích giữa máu của mẹ và máu của em bé.
- Viêm đường mật, một tình trạng trong đó các ống mật của em bé bị chặn hoặc bị sẹo.
- Thiếu enzyme
- Một sự bất thường của các tế bào hồng cầu của em bé khiến chúng bị phá vỡ nhanh chóng.
Bú mẹ thường xuyên là cách hạn chế tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị vàng. (Ảnh minh họa)
Phải làm gì nếu mắt trẻ sơ sinh bị vàng?
- Bắt đầu cho con bú càng sớm sau khi sinh càng tốt – tốt nhất là trong vòng một giờ ngay sau khi vừa sinh.
- Nuôi con bằng sữa mẹ sớm, thường xuyên, không hạn chế sẽ giúp loại bỏ bilirubin khỏi cơ thể em bé. Bilirubin ra khỏi cơ thể trong phân của trẻ sơ sinh, và vì sữa của bạn có tác dụng nhuận tràng, nên cho con bú thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều cặn bẩn và do đó, làm giảm nồng độ bilirubin. Trẻ sơ sinh nên được bú tối thiểu tám lần mỗi ngày.
- Vàng mắt, vàng da đôi khi khiến trẻ buồn ngủ nên thường khiến bé bú ít đi. Vì thế, hãy đánh thức bé sau mỗi hai đến ba giờ để bú.
- Một số trường hợp, bé có thể cần phải dùng đến phương pháp quang trị liệu (điều trị bằng ánh sáng) hoặc thay máu để loại bỏ bilirubin trong máu.
Nếu trẻ sơ sinh bị vàng mắt hơn 1 tháng (hoặc lâu hơn 2 tuần), cần xét nghiệm nhiều hơn để kiểm tra những nguyên nhân khác gây vàng mắt. Chúng bao gồm nhiễm trùng, và các vấn đề với hệ thống gan hoặc mật, chuyển hóa hoặc gen. Do vậy, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và lời khuyên của bác sĩ bằng cách đưa bé đi khám thật sớm.
Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt như thế nào là nguy hiểm?
Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt chiếm tới khoảng 80-85%, đặc biệt đối với trẻ sinh non bị thiếu tháng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị vàng mắt, vàng da như thế nào là nguy hiểm và cách điều trị ra sao lại là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ bối rối.
Vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh là một biểu hiện lâm sàng, chủ yếu thấy màu vàng ở da và màu vàng tại lòng trắng mắt. Hầu hết, hơn 50% trẻ sau khi sinh khoảng 2-3 ngày xuất hiện hiện tượng này và phần lớn không kèm theo các dấu hiệu nào khác. Ở nhiều trường hợp, vàng da vàng mắt sẽ tự hết dần nhưng số khác lại tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Phân loại trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Có hai loại vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Có nhiều cách phân biệt hai khái niệm này:
- Đối với trẻ sơ sinh bị vàng mắt vàng da sinh lý: Thông thường, vàng mắt vàng da sinh lý sẽ biến mất sau khoảng thời gian ngắn, xuất hiện từ sau 24 giờ tuổi và mất đi trong khoảng 1 tuần (đối với những trẻ sinh non là khoảng 2 tuần).
Một số biểu hiện của trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt sinh lý bao gồm: mắt trẻ sơ sinh có màu vàng, vàng da tại các vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng và không đi kèm theo một số triệu chứng như gan lách to, bỏ bú, thiếu máu....
Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. (Ảnh minh họa)
Nếu trẻ được đo nồng độ Bilirubin trong máu thì không được phép vượt qua ngưỡng 12mg% (với trẻ sinh đủ ngày đủ tháng) và không vượt qua ngưỡng 5mg% (với trẻ sinh thiếu tháng). Ngoài ra, chỉ số bilirubin trong máu trong khoảng 24 giờ không quá 5mg%.
- Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt bệnh lý: Hầu hết, nếu như trẻ sơ sinh mắt vàng, da vàng là biểu hiện của một căn bệnh nào đó sẽ xuất hiện trong khoảng 24 giờ sau khi sinh. Thể hiện rõ nhất là trẻ bị vàng da toàn thân (kể cả lòng bàn tay, bàn chân), đặc biệt là trẻ sơ sinh mắt vàng ở kết mạc. Sau sinh 1 tuần trẻ không hết vàng da (với trẻ sinh đủ tháng) và 2 tuần (với trẻ sinh thiếu tháng).
Nếu đo chỉ số bilirubin trong máu sẽ thấy chỉ số bilirubin cao hơn ngưỡng bình thường. Ngoài ra, trẻ cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: co giật, bỏ bú, biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi, phân màu bạc, gồng cứng người, hạ thân nhiệt, hôn mê...
Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt như thế nào là nguy hiểm?
Thông thường, trẻ bị vàng da sinh lý không đáng quan ngại nhưng nếu trẻ bị vàng da, vàng mắt bệnh lý thì khá nguy hiểm. Nếu như không được can thiệp sớm ngay vừa mới phát hiện, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Biến chứng bilirubin não cấp tính: Biểu hiện là trẻ không tập trung, ngủ li bì, sốt cao, bỏ bú. Bilirubin gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tế bào nên sẽ gây nên các biến chứng khó lường.
- Biến chứng vàng da nhân: Khi chỉ số bilirubin vượt quá giới hạn cho phép và gan không kịp đào thải thì rất dễ khiến cho trẻ bị vàng da nhân. Lúc này, vùng tổn thương ở não sẽ không thể hồi phục được nên sẽ gây bại não hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh.
Nếu trẻ không được điều trị vàng da vàng mắt bệnh lý kịp thời sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Vì vậy, khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị vàng mắt, da vàng thì cha mẹ cần phải có những biện pháp xử lý nhanh nhất có thể, đặc biệt là trước 7 ngày sau sinh để giúp ngăn ngừa nguy cơ tổn thương não.
Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị vàng mắt vàng da
Khi trẻ sơ sinh có những biểu hiện vàng mắt, vàng da, mẹ có thể tự phòng ngừa để không làm các biến chứng trở nên trầm trọng hơn như:
- Sau khi sinh mẹ nên cho bé bú ngay và luôn đảm bảo lượng dinh dưỡng thông qua sữa mẹ.
- Nếu như mẹ quá ít sữa hoặc sữa chưa kịp về thì mẹ có thể chọn sữa công thức cho bé bú.
- Sau sinh từ 5-7 ngày mẹ nên theo dõi cẩn thận các triệu chứng của vàng da, vàng mắt. Nếu mẹ nhận thấy các biểu hiện lạ, hãy cho bé đi khám ngay.
Làm sao để điều trị khi trẻ bị vàng da vàng mắt?
Đối với trẻ sơ sinh bị vàng mắt hoặc vàng da nhẹ, mẹ có thể tự điều trị tại nhà cho bé bằng cách tắm nắng, bổ sung thêm vitamin D. Việc tắm nắng khá dễ dàng, đặt trẻ ngay cạnh cửa sổ, nơi có ánh sáng mặt trời nhẹ, nhiệt độ không quá nóng hoặc lạnh (lý tưởng nhất là khoảng 8h-8h30 mỗi sáng).
Hoặc cho bé bú thật nhiều sữa mẹ để chất bilirubin bị đào thải nhanh qua đường tiêu hóa và theo dõi các biến chứng trong khoảng 7-10 ngày sau sinh. Vàng da sinh lý sẽ tự hết trong khoảng từ 2-3 tuần.
Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt nặng cần phải được nhập viện để điều trị tích cực. (Ảnh minh họa)
Đối với những trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt dạng bệnh lý nặng hơn cần phải được nhập viện để điều trị tích cực với một số biện pháp như:
- Chiếu đèn: Là biện pháp phổ biến nhất và mang đến hiệu quả cao nhằm giúp phá vỡ bilirubin trong cơ thể của trẻ. Việc thời gian cần chiếu đèn trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào bác sĩ chẩn đoán tình trạng trẻ nặng hay nhẹ.
- Thay máu: Trong nhiều trường hợp nặng hơn, trẻ có thể cần phải thay máu nhằm giúp trẻ nhận được lượng máu nhiều hơn lượng máu mà trẻ có, đồng thời, máu thay sẽ bổ sung thêm lượng hồng cầu khỏe mạnh làm giảm chỉ số bilirubin.
Chỉ số bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh như thế nào được coi là nguy hiểm? Chỉ số bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh (giá trị bilirubin trong huyết thanh) được sử dụng để đánh giá tình trạng vàng da của trẻ sơ sinh. Nếu chỉ số bilirubin vượt ngưỡng cho phép, có thể là nguyên nhân gây nên các di chứng về chậm phát triển, rối loạn thính lực, vận động, thậm chí tử vong ở trẻ....