Mặt trận trong cuộc chiến chống Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của “làn sóng” Covid-19 thứ hai, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc một cách quyết liệt và mạnh mẽ nhất.
Trong đó, MTTQ các cấp đã chủ động triển khai nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả trong công tác phòng chống dịch. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam với báo Đại Đoàn kết.
PV: Giai đoạn 1 của đợt dịch, Mặt trận các cấp từ Trung ương xuống địa phương đã phối hợp với chính quyền làm rất tốt nhiệm vụ và phần việc của mình.Tuy nhiên, khi “làn sóng” thứ hai dịch Covid-19 quay trở lại với tình trạng số người mắc tăng nhanh cũng như có nhiều ca tử vong. Theo ý kiến của ông, trước tình hình đó chúng ta phải có những hành động gì để cùng chung tay với chính quyền dập dịch?
Ông Nguyễn Túc: Tôi suy nghĩ như thế này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có lời kêu gọi; Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 19 và Chỉ thị 16 và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng đã có lời kêu gọi ngày 17/3/2020. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải cụ thể hóa lời kêu gọi đó cho sát với thực tế của từng vùng và từng địa phương.
Video đang HOT
Ủy ban MTTQ các cấp phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp, với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của địa phương đó để có các biện pháp phòng chống dịch một cách thiết thực đối với địa phương mình vì có những nơi đã xuất hiện dịch, có những nơi nằm trong vùng có nguy cơ cao, có nơi lại nằm trong vùng có nguy cơ thấp hơn. Phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng vẫn là biện pháp thiết thực nhất và Ban Công tác Mặt trận cơ sở phải thực hiện tốt biện pháp này.
Diễn biến vừa qua cho thấy tình trạng nhập cảnh trái phép rất nhiều. Đối với MTTQ địa phương ở các tỉnh biên giới bên cạnh những việc làm thường xuyên theo hướng dẫn của Mặt trận Trung ương thì cần đặc biệt chú ý phối hợp với Bộ đội Biên phòng để giáo dục nhân dân không tiếp tay cho đối tượng môi giới và không đưa người nước ngoài vượt biên trái phép vào trong nước. Đồng thời tố cáo những phần tử vì đồng tiền mà tạo điều kiện đưa những người nhập cảnh trái pháp luật vào sâu trong nội địa.
Ngoài ra, Mặt trận các cấp cần tiếp tục các cuộc vận động để thực hiện tinh thần thương yêu, đoàn kết với nhau trong những lúc khó khăn; phải coi ngoài kia là những tiền tuyến lớn và chúng ta là những địa phương lớn. Những địa phương đó có trách nhiệm hỗ trợ cho tiền tuyến làm sao thực hiện cho tốt chiến dịch; thực hiện cho thật tốt phương châm và mục đích kép đó là vừa chống dịch, vừa ổn định, phát triển kinh tế theo đúng như Chỉ thị của Trung ương.
Ông suy nghĩ như thế nào về tinh thần đoàn kết nhân dân hiện nay gắn với tinh thần chống giặc trước đây của cha ông ta?
-Tôi là người làm công tác Mặt trận và nhiều năm làm phong trào. Tôi thấy rất tự hào về dân tộc mình. Mỗi khi đất nước lâm nguy thì tinh thần yêu nước và tinh thần cố kết cộng đồng được bùng lên một cách mạnh mẽ. Đến bây giờ qua các hoạt động phòng chống dịch bệnh tinh thần yêu nước thương nòi lại được phát huy. Không ai bảo ai từ già đến trẻ; từ doanh nghiệp cho đến người công nhân môi trường đều thể hiện rõ tinh thần yêu nước thương nòi đó bằng những đồng tiền, bằng những việc làm hết sức cụ thể của mình. Tôi tin rằng với tình yêu nước đó, tinh thần thương yêu đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh.
Có thể nói việc triển khai hoạt động phòng dịch ở các khu dân cư trong giai đoạn này phần lớn là những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Vậy theo ông làm thế nào để huy động được đội ngũ này chống dịch một cách hiệu quả nhất?
-Tôi thường nói cán bộ cơ sở, cụ thể là Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư là những cán bộ thở không ra hơi, bơi không hết việc. Đúng là kỳ này rất nhiều đồng chí Trưởng ban Công tác Mặt trận ngày đêm lo cho dân. Hàng ngày họ đi giải quyết chế độ chính sách để hỗ trợ cho những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; cho các gia đình thương binh liệt sỹ. Nhiều người không kịp ăn cơm và có nhiều người tuổi cao sức yếu nên khi làm rất mệt sức. Tôi thấy cần đánh giá lại một cách công bằng đối với cán bộ cơ sở, nhất là Ban Công tác Mặt trận. Đặc biệt, hiện nay ở Hà Nội, Ban Công tác Mặt trận kiêm Bí thư Chi bộ nên công việc rất nhiều. Thành ra đây là một sự cố gắng rất lớn của những đồng chí tuy đã về hưu đối với Nhà nước nhưng không về hưu đối với Đảng và đối với Nhân dân.
Những ngày này hệ thống Mặt trận các cấp ngoài việc phải huy động các nguồn lực xã hội trong phòng, chống dịch Covid-19 cũng cần triển khai mạnh hơn việc giám sát tại khu dân cư để góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh. Vậy Mặt trận các cấp cần có những hoạt động giám sát như thế nào để việc lựa chọn cán bộ được thực hiện nghiêm túc?.
-Tôi nhiều lần báo cáo với Trung ương thế này. Muốn lựa chọn được đội ngũ cán bộ vừa có tâm, vừa có tầm thì cần phải có sự tham gia của dân. Mà trong Chỉ thị của Trung ương kỳ này thì cán bộ vào cấp ủy; nhất là vào Trung ương phải có tín nhiệm cao trong Đảng, trong Nhà nước và cần bổ sung có tín nhiệm cao trong Nhân dân. Muốn được tín nhiệm cao trong Nhân dân thì phải được Nhân dân thừa nhận. Tôi đề nghị nên công khai danh sách của 200 đồng chí dự kiến đưa vào Trung ương để Dân góp ý vì chính Dân mới hiểu được người đó phẩm chất, đạo đức ở địa bàn dân cư ra sao; biết được gia đình người đó như thế nào. Đây cũng là cách để thực hiện lời Bác Hồ đã dạy đó là “dễ trăm lần không Dân cũng chịu, khó vạn lần Dân liệu cũng xong”, vì Nhân dân là người công minh chính trực, phát biểu một cách công tâm nhất.
Trân trọng cám ơn ông!
Tổng công ty Đường sắt lỗ đậm
Tổng công ty Đường sắt lỗ hơn 300 tỷ đồng, doanh thu sụt 40% so với cùng kỳ vì lượng hành khách giảm sâu.
Thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, doanh thu nửa đầu năm nay chỉ đạt 2.790 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ 2019. Công ty mẹ đóng góp hơn 900 tỷ trong số này. Phần còn lại đến từ 35 công ty con - liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, vận tải hành khách và sản xuất đầu máy, toa xe.
Đây là lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ, doanh nghiệp này kinh doanh dưới giá vốn với khoản lỗ trước thuế trên 304 tỷ đồng. Trong đó, công ty mẹ góp phần lỗ hơn 170 tỷ đồng.
Tổng công ty Đường sắt lỗ đậm.
Trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, ngành đường sắt liên tục phải cắt, giảm kế hoạch chạy tàu. Mới đây nhất, kể từ ngày 14/8 trên tuyến đường sắt Thống Nhất chỉ còn duy trì ba đôi tàu khách chạy hằng ngày là: SE1/SE2; SE5/SE6; SE7/SE8. Một ngày trước đó, Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng thông báo tạm dừng chạy tàu SNT1/SNT2 (Sài Gòn - Nha Trang) và tàu SPT1/SPT2 (Sài Gòn - Phan Thiết) do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Trước đó, ngày 4/8, cũng do diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên toàn quốc, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đã thông báo tạm ngừng chạy tàu SE9 tại Hà Nội và tàu SE10 tại Sài Gòn từ ngày 6/8/2020. Đồng thời, thông báo điều chỉnh kế hoạch chạy tàu khách một số tuyến: Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Hải phòng. Các công ty vận tải đường sắt khuyến cáo hành khách khi đi tàu cần lưu ý: Khai báo y tế trước khi lên tàu; kiểm tra thân nhiệt tại các nhà ga; thường xuyên rửa tay bằng dung dịch hoặc xà phòng sát khuẩn (được trang bị tại nhà ga và trên tàu,...); đeo khẩu trang tại các nhà ga và trên tàu; hạn chế đi lại giữa các toa xe nếu không thực sự cần thiết.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch QH Cam-pu-chia Hêng Xom-rin Ngày 15-8, tại Nhà Quốc hội (QH), Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Chủ tịch QH Vương quốc Cam-pu-chia Xăm-đéc Hêng Xom-rin và Đoàn đại biểu cấp cao Cam-pu-chia, nhân dịp Đoàn dự Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: NGUYỄN ĐĂNG Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch QH Nguyễn Thị...