Mặt trận Tổ quốc phát động phong trào “Đoàn kết, sáng tạo” trên cả nước
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tổ chức phát động phong trào “Đoàn kết, sáng tạo” vào ngày Khoa học – Công nghệ 18.5.
Chiều 27.4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức tọa đàm về tổ chức Phong trào “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế” do bà Trương Thị Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì.
Quang cảnh buổi tọa đàm
Phát biểu tại buổi tọa đàm, bà Trương Thị Ngọc Ánh cho rằng: “Phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc trong các năm qua, các đơn vị, đoàn thể đã tổ chức nhiều phong trào thi đua với những tên gọi khác nhau. Các phong trào này đã góp phần làm dấy lên các phong trào thi đua sáng tạo để nâng cao hiệu quả lao động của các cấp, ngành, các đơn vị doanh nghiệp. Tuy nhiên các phong trào này mới dừng lại ở việc đáp ứng yêu cầu của các đơn vị, tổ chức, các ngành đặt ra chưa tạo thành một phong trào rộng lớn và chưa có tên chung cho phong trào thi đua sáng tạo cả nước”.
Để tạo nên một phong trào thi đua sáng tạo trên cả nước, Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam tham mưu xây dựng Đề án tổ chức Phong trào “đoàn kết, sáng tạo, thi đua nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế” và sẽ được phát động vào 18.5.2017 ngày Khoa học – Công nghệ và kỉ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Tuy nhiên khi đưa ra thảo luận, đề án vẫn vấp phải một số ý kiến trái chiều từ các chuyên gia ở phần tên gọi. Theo GS.TS Nguyễn Quang Thái: “Tên nên gọi ngắn gọn là “đoàn kết, sáng tạo”. Đoàn kết trên mặt trận, còn sáng tạo là đặc trưng quan trong ở thời kỳ mới. Tên dài có chỗ không hợp vì “thi đua nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả” là một câu chuyện, nhưng “hội nhập quốc tế” như là bối cảnh, điều kiện mới mà mình phải hướng đến. Nên xem xét lại tên gọi dài đầy đủ.”
Mục tiêu của đề án này là đưa các hoạt động sáng tạo ở doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, ban ngành địa phương trở thành phong trào được quan tâm chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của người lao động và dần trở thành một yếu tố văn hóa trong cuộc sống người Việt Nam. Hai là, tạo sự kết nối giữa các cơ sở khoa học và đào tạo nhân lực có trình độ cao với các doanh nghiệp để nâng cao khả năng hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Ba là, phát triển mạnh thị trường khoa học – công nghệ ở Việt Nam. Cuối cùng là, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về các nhà khoa học Việt Nam và công nghệ sẵn sàng chuyển giao.
Theo Danviet
Chất lượng đại biểu là tiêu chí quan trọng nhất
Ngày 17-3, tại Hội nghị hiệp thương lần thứ hai do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, 100% đại biểu tham dự đã biểu quyết thông qua danh sách 197 người được khối cơ quan, đơn vị Trung ương giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu
Cử tri tín nhiệm cao
Trong danh sách 197 người được hiệp thương thống nhất giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV nói trên, có 17 Ủy viên Bộ Chính trị đang công tác tại Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH. 2 Ủy viên Bộ Chính trị còn lại công tác tại địa phương là Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cũng được TP Hà Nội và TP.HCM giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV. Cũng theo thông tin tại hội nghị, trên 50% số Ủy viên Trung ương Đảng được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV. Về khối Quốc hội, hơn 60% số ĐBQH chuyên trách khóa XIII được giới thiệu tái cử ĐBQH khóa XIV.
Báo cáo về tình hình giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XIV của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương, bà Bùi Thị Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, tổng số đại biểu của khối cơ quan Trung ương được phân bổ ứng cử ĐBQH khóa XIV là 198 đại biểu.
Tuy nhiên, các cơ quan Trung ương giới thiệu được 197 đại biểu. Hồ sơ biên bản hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác và hội nghị ban lãnh đạo mở rộng được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định và đã hoàn thiện hồ sơ để hiệp thương lần hai. Qua tổng hợp biên bản hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác của 197 người được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV, có 192 người được cử tri nơi công tác tín nhiệm 100%, 5 người được cử tri nơi công tác tín nhiệm từ 97,6% đến 99,3%.
Giảm đại biểu khối hành pháp
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thiện Nhân cho biết, sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, nhiều kiến nghị đã được gửi tới Hội đồng Bầu cử quốc gia và Ủy ban Thường vụ Quốc hội như: cần tăng số lượng người dân tộc thiểu số ứng cử ĐBQH; tăng tỷ lệ người ngoài Đảng; bảo đảm tỷ lệ nữ; phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần tôn giáo ở các địa phương; giảm đại biểu khối hành pháp... Để chuẩn bị cho vòng hiệp thương lần thứ hai này, hầu hết các kiến nghị nói trên đã được tiếp thu.
Cụ thể, trong số lượng người dân tộc thiểu số dự kiến được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV có 2 dân tộc mới là Brâu và Chứt (đều là những dân tộc mà một số khóa Quốc hội gần đây không có đại biểu). Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã phân bổ khoảng 35 đại biểu là người ngoài Đảng ở địa phương, đây là con số tối thiểu dự kiến. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ đạo các cơ quan hữu quan và địa phương phấn đấu đạt tỷ lệ nữ trúng cử không dưới 30%. Cùng đó, các địa phương được điều chỉnh tăng 1 đại biểu khối doanh nghiệp...
Ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, khi hiệp thương, phải lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Cũng tại Hội nghị hiệp thương, nhiều đại biểu đã thẳng thắn góp ý vào việc lựa chọn danh sách để đảm bảo chất lượng người ứng cử đạt cao nhất. Ông Phạm Xuân Hằng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, số lượng người ứng cử của khối hành pháp là 17 người vẫn nhiều, cần phải giảm nữa. Các đại biểu cũng cho rằng, cần phải có một cơ quan giám sát, xác minh, chịu trách nhiệm về hồ sơ kê khai của những người ứng cử để đảm bảo độ tin cậy, nhất là kê khai tài sản.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng: Nếu có thế lực phản động đứng sau, phải loại bỏ ngay
"Việc giới thiệu danh sách người ứng cử ĐBQH được thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ, từ khâu giới thiệu, xác minh, qua 3 vòng hiệp thương rồi lấy ý kiến cử tri nơi công tác, nơi làm việc, nơi sinh sống. Tuy vậy, chúng ta cũng phải cảnh giác để loại trừ những người lợi dụng ứng cử để đánh bóng tên tuổi, đặc biệt là những đối tượng lợi dụng việc này để chống phá, phá hoại chế độ.
Nếu nghi ngờ hay phát hiện những thế lực, tổ chức phản động đứng đằng sau những người tự ứng cử, các cơ quan liên quan được giao nhiệm vụ cùng với nhân dân phải vạch mặt ngay, chỉ đích danh và kiên quyết không để những đối tượng này lọt vào danh sách người ứng cử ĐBQH, HĐND".
Tiến hưng
Theo_An ninh thủ đô