Mặt trận mới cho cuộc cạnh tranh địa chính trị ở Trung Đông
Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria sụp đổ đã mở ra một mặt trận mới cho cuộc cạnh tranh địa chính trị ở Trung Đông.
Người dân tại Damascus, Syria. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nhận định của ông Amin Saikal, Giáo sư danh dự về nghiên cứu Trung Đông và Trung Á tại Đại học Quốc gia Australia, hiện nay, thay vì Iran và Nga đóng vai trò có ảnh hưởng nhất ở Syria, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhìn thấy cơ hội để thúc đẩy các lợi ích an ninh quốc gia và khu vực xung đột của họ.
Dưới thời các nhà lãnh đạo Israel và Thổ Nhĩ Kỳ – Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, mối quan hệ giữa hai nước đã xấu đi đáng kể trong những năm gần đây. Điều này tạo tiề.n đề cho cuộc đối đầu gay gắt về tương lai của Syria.
Cuộc cạnh tranh mới
Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ cuộc tấ.n côn.g do nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu nhằm lật đổ quyền lực của Tổng thống Assad.
Iran ám chỉ rằng nếu không có sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng HTS sẽ không thể thành công.
Giờ đây, khi ông Assad bị lật đổ, nhiều nhà quan sát tin rằng Tổng thống Erdogan đang định vị mình là nhà lãnh đạo trên thực tế của thế giới Hồi giáo Sunni. Ông cũng muốn Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong những cường quốc thống trị trong khu vực.
Ông Erdogan từng tuyên bố nếu Đế chế Ottoman bị chia cắt theo một cách khác sau thất bại trong Thế chiến thứ 2, một số thành phố của Syria – bao gồm Aleppo và Damascus – có thể đã trở thành một phần của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Ngay sau khi chính quyền của Tổng thống Assad sụp đổ, Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức đã mở lại Đại sứ quán tại Damascus và đề nghị giúp HTS định hình trật tự Hồi giáo mới của đất nước.
Theo một phần trong những đề nghị này, ông Erdogan phản đối bất kỳ sự nhượng bộ nào của HTS đối với nhóm thiểu số người Kurd do Mỹ hậu thuẫn ở phía đông bắc Syria. Ông Erdogan coi những người này là nhóm ủng hộ người Kurd ly khai ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Trong khi đó, Israel đang lợi dụng khoảng trống quyền lực ở Syria để thúc đẩy tham vọng lãnh thổ và an ninh của mình. Tel Aviv đã tiến hành một cuộc tấ.n côn.g trên bộ vào phía Syria của Cao nguyên Golan chiến lược và đã thực hiện một cuộc né.m bo.m lớn vào các tài sản quân sự của Syria trên khắp đất nước.
Ngoại trưởng Israel cho biết việc phá hủy các tài sản này là cần thiết để đảm bảo những vũ khí này “không rơi vào tay những kẻ cực đoan”, có thể gây ra mối đ.e dọ.a cho đất nước.
Binh sĩ Israel được triển khai gần vùng đệm ở Cao nguyên Golan ngày 10/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Thổ Nhĩ Kỳ coi các hành động gần đây của Israel ở Syria và Cao nguyên Golan là hành động chiếm đóng. Các quốc gia Arab cũng lên án các hành động của Israel, kêu gọi nước này tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Giới chuyên gia lập luận rõ ràng, Israel đang lo ngại về sự trỗi dậy của một nhóm Hồi giáo và khả năng Syria biến thành một nhà nước thánh chiến.
Động thái này diễn ra bất chấp thực tế là thủ lĩnh HTS Ahmed al-Sharaa đã ra hiệu ông không muốn xung đột với Israel. Ông cũng cam kết không cho phép bất kỳ nhóm nào lợi dụng Syria để tấ.n côn.g Israel. Đồng thời, ông Sharaa kêu gọi Israel rút quân khỏi lãnh thổ Syria, theo thỏa thuận năm 1974 sau cuộc chiến Yom Kippur năm 1973.
Mức độ thù địch đạt đến cấp độ mới
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: IRNA/TTXVN
Ông Erdogan từ lâu đã ủng hộ người Palestine và ch.ỉ tríc.h gay gắt Israel. Căng thẳng đã leo thang đáng kể giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra ở Gaza.
Ông Erdogan đã kêu gọi thành lập mặt trận Arab – Hồi giáo để ngăn chặn hành động của Israel ở Gaza. Ông cũng lên tiếng ch.ỉ tríc.h cuộc tấ.n côn.g Liban của Israel vào đầu năm nay.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel cũng đã ch.ỉ tríc.h nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ trong nhiều năm qua.
Về phần mình, Washington – đồng minh của cả Thổ Nhĩ Kỳ và Israel – đã phát động những nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ để đảm bảo rằng HTS đưa Syria đi theo hướng có lợi. Washington rất muốn chứng kiến một hệ thống quản lý hậu Assad phù hợp với lợi ích của mình.
Những lợi ích này bao gồm sự ủng hộ của HTS đối với các đồng minh người Kurd của Mỹ ở đông bắc Syria và sự hiện diện liên tục của 1.000 binh sĩ Mỹ ở quốc gia này. Mỹ cũng muốn HTS tiếp tục ngăn chặn nhóm khủn.g b.ố IS lấy lại sức mạnh.
Và khi đó, Mỹ cũng sẽ phải quản lý sự cạnh tranh địa chính trị đang nổi lên giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Một số nhà quan sát không loại trừ khả năng Israel và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xảy ra một cuộc đối đầu quân sự, nếu Tel Aviv biến nỗ lực chiếm đóng tạm thời đối với khu phi quân sự ở Cao nguyên Golan thành một cuộc chiếm đóng lãnh thổ vĩnh viễn.
Theo Giáo sư Saikal, điều này không có nghĩa là cuộc chiến giữa hai quốc gia này sắp bùng nổ. Song những lợi ích xung đột của hai bên và mức độ thù địch lẫn nhau chắc chắn đã đạt đến một cấp độ mới.
Iran có thể chịu tổn thất lớn
Xe quân sự Israel được triển khai tại vùng đệm giáp giới với Syria trên Cao nguyên Golan, ngày 15/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Đối với Iran, việc Tổng thống Assad bị lật đổ có nghĩa là nước này đã mất đi một đồng minh quan trọng trong “trục kháng cự” chống Israel và Mỹ. Chính quyền Iran đã nỗ lực xây dựng mạng lưới này trong 45 năm qua như một phần cơ bản của an ninh quốc gia và an ninh sâu rộng hơn.
Với việc Chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ, Iran cũng bị tước mất một tuyến đường bộ và đường hàng không quan trọng đến lực lượng Hezbollah ở Liban.
Về phần mình, thủ lĩnh HTS đã ưu tiên thành lập chính phủ Hồi giáo để tái thiết Syria và thống nhất quốc gia.
Chỉ có thời gian mới có thể cho biết tất cả những điều này sẽ diễn ra như thế nào. Còn trong giai đoạn này, tương lai của Syria và khu vực Trung Đông vẫn đang bị đ.e dọ.a. Điều này phần lớn cũng phụ thuộc vào việc liệu các nhà lãnh đạo HTS có tiến hành thiết lập hệ thống chính trị toàn diện và thống nhất cho Syria hay không.
Hải Vân/Báo Tin tức
Thủ lĩnh phe đối lập cam kết chấm dứt chiến tranh, tái thiết Syria
Lãnh đạo phe đối lập Syria cam kết sẽ mang lại hòa bình cho quốc gia Trung Đông sau khi lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al Assad.
Thủ lĩnh của nhóm HTS Abu Mohammed al Jolani (Ảnh: Reuters).
Các quốc gia nước ngoài không cần phải lo ngại về Syria sau khi chính quyền ông Bashar al Assad bị lật đổ, thủ lĩnh của nhóm HTS Abu Mohammed al Jolani nói với Sky News.
Trong bài trả lời phỏng vấn đầu tiên với một tổ chức tin tức phương Tây kể từ khi ông Assad rời đất nước al Jolani cho biết: "Đất nước sẽ được tái thiết. Đất nước đang hướng tới phát triển và sự ổn định".
"Người dân Syria đã kiệt quệ vì chiến tranh. Vì vậy, đất nước không sẵn sàng cho một cuộc chiến và sẽ không tham gia vào một cuộc chiến khác", ông nói.
Theo ông, nguồn gốc của nỗi lo ngại về Syria đến từ lực lượng dân quân thân Iran, lực lượng Hezbollah của người Li Băng và từ chính quyền cũ.
"Vì vậy, việc họ bị loại bỏ là giải pháp cho Syria. Tình hình hiện tại sẽ không cho phép sự hoảng loạn quay trở lại", ông cam kết.
Phe đối lập do nhóm Hồi giáo HTS dẫn đầu đã thực hiện cuộc tấ.n côn.g chớp nhoáng vào quân đội Syria trong vài tuần và khiến chính quyền của ông Assad sụp đổ nhanh chóng. Đã có những lo ngại trong nội bộ Syria về việc HTS có thể có biện pháp cứng rắn với cộng đồng thiểu số ở Syria, tuy nhiên al Jolani đã bác bỏ nỗi lo ngại này.
Cho tới nay, HTS và ông al Jolani, người có tên thật là Ahmed al Sharaa, vẫn bị liệt kê trong danh sách khủn.g b.ố của Mỹ, Anh, Liên hợp quốc và nhiều nước do từng có mối quan hệ với tổ chức al-Qaeda.
Theo Sky News, al Jolani đã dành nhiều năm để cố gắng cắt đứt sợi dây liên hệ với nhóm al-Qaeda. Ông thừa nhận đã từ bỏ quá khứ là một phần tử cực đoan và đang theo chủ nghĩa đa nguyên và khoan dung.
Đã có những cuộc thảo luận về việc liệu các nước phương Tây có đưa HTS và al Jolani ra khỏi danh sách trên sau các sự kiện diễn ra ở Syria hay không.
Trong khi đó, phe đối lập đã bổ nhiệm ông Mohammed al-Bashir làm thủ tướng lâm thời của Syria cho đến tháng 3/2025. Ông Al-Bashir, người đã lãnh đạo một chính quyền do lực lượng đối lập điều hành kể từ tháng 1, đã được bổ nhiệm sau các cuộc đàm phán giữa ông al-Jolani và những người còn lại của chính quyền ông Assad.
Nhiều nước Trung Đông lên án Israel tiến quân vào Syria, Mỹ bảo vệ Qatar, Iraq và Ả Rập Xê Út lên án việc Israel kiểm soát một số khu vực tại Syria, trong khi Mỹ cho rằng hành động của Tel Aviv nhằm ngăn nguy cơ khủn.g b.ố. Bộ Ngoại giao Qatar ngày 9.12 ra tuyên bố nhấn mạnh cuộc tấ.n côn.g của Israel là "một diễn biến nguy hiểm và tấ.n côn.g vào chủ quyền...