Mặt trận G7 chống gây hấn ở Biển Đông
Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) diễn ra cuối tháng này tại Nhật Bản đang lên kế hoạch đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ về an ninh trên biển.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn hình thành một mặt trận nhân Hội nghị thượng đỉnh G7-2016 để phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông
Tờ “Thời báo Nhật Bản” (Japan Times) số ra ngày 15-5 dẫn lời một quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến đề cập đến “Hồ sơ Biển Đông” nhân Hội nghị G7 diễn ra tại Nhật Bản cuối tháng 5 này. Thủ tướng Abe với cương vị chủ nhà, đồng thời là Chủ tịch Hội nghị sẽ thuyết phục các đối tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 – 2016 thành lập một mặt trận thống nhất chống lại các hành động “gây hấn” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Thông tin trên tờ “Thời báo Nhật Bản” được đưa ra giữa lúc Nhật Bản đang hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng, từ vấn đề an ninh cho tới chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G7 – 2016 dự kiến diễn ra trong 2 ngày 26 và 27-5 tới tại thành phố Ise Shima thuộc tỉnh Mie của nước Nhật.
Để chuẩn bị cho hội nghị này, các Ngoại trưởng G7 cũng đã nhóm họp vào trung tuần tháng 4 vừa qua tại thành phố Hiroshima và ra Tuyên bố Hiroshima, trong đó phản đối các hành động đơn phương mang tính khiêu khích hoặc gây sức ép nhằm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế để bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông.
Vấn đề Biển Đông trở thành một trong những nội dung trọng tâm tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm nay sau khi Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra hung hăng hơn nhằm hiện thực hóa tham vọng đòi hỏi chủ quyền phi lý, bành trướng trên Biển Đông. Trong báo cáo thường niên về hoạt động quân sự của Trung Quốc năm 2015 trình Quốc hội nước này ngày 13-5, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, sau khi hoàn tất bồi lấp trái phép ở Biển Đông vào tháng 10-2015, Bắc Kinh bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo chiếm giữ trái phép, trong đó có 3 đường băng dài khoảng 3 km, cảng nước sâu để tiếp nhận tàu tải trọng lớn, hệ thống radar giám sát, điều hàng loạt máy bay chiến đấu J-11 và tên lửa phòng không HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Những hành động gia tăng căng thẳng và gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, tự do hàng hải và hàng không tại một vùng biển chiến lược trọng yếu chiến lược toàn cầu.
Chính vì thế, không chỉ có Mỹ và Nhật Bản là hai cường quốc có lợi ích sống còn gắn chặt với Biển Đông mà các thành viên của G7 cũng đã bày tỏ lo ngại sâu sắc, có thể thấy qua Tuyên bố của đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU), gồm cả các thành viên G7 là Anh, Pháp, Đức và Italia, với lời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế việc quân sự hóa trên Biển Đông, dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực và thực hiện các hành động đơn phương.
Là chủ nhà của G7 – 2016, Nhật Bản tin rằng Tòa án trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tại La Hay (Hà Lan) trong vài tuần tới sẽ đưa ra phán quyết với vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, theo đó khẳng định những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh đối với hầu hết toàn bộ diện tích Biển Đông là không hợp pháp.
Video đang HOT
Vì vậy, không chỉ mời các lãnh đạo G7, Thủ tướng Abe đã mời lãnh đạo một số quốc gia châu Á tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng để đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ về an ninh trên biển.
Theo_An ninh thủ đô
Báo Mỹ: Hãy xem cách Trung Quốc tạo cớ cho chiến tranh ở Biển Đông
Theo tờ Quartz (Mỹ), Trung Quốc đang cố tình khiêu khích để tạo ra một cuộc chiến trên Biển Đông với những bước như tuyên bố chủ quyền bừa bãi, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông.
Để chứng minh cho nhận định trên, tờ Quartz lấy ví dụ về hoạt động chiếm đóng, xây dựng trái phép và quân sự hóa của Trung Quốc đối với đá Chữ Thập của Việt Nam. Nhiều thập kỉ trước đó, tàu thuyền từ các quốc gia khác có thể đi lại một cách tự do, nhưng giờ cứ có tàu thuyền của nước nào tới gần, Trung Quốc đều tỏ ra tức giận, tự cho là mình bị khiêu khích, đồng thời gửi những cảnh báo cũng như có những cử chỉ rất hung hăng.
Không chỉ có đá Chữ Thập, Trung Quốc còn bất chấp các chuẩn mực và quy tắc quốc tế để tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, nơi có tuyến vận tải thương mại hàng hải trị giá 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Hôm 6/5, Vụ trưởng Vụ các vấn đề Biên giới và Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Âu Dương Ngọc lớn tiếng cảnh báo những chỉ trích đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Theo Quartz, Trung Quốc đang định gây ra một cuộc chiến ở Biển Đông bằng những cách sau:
Đầu tiên, tuyên bố chủ quyền bừa bãi.
Thứ hai, tạo các tiền đồn trên biển, và hướng tới việc biến chúng thành những căn cứ quân sự. Ở giai đoạn này, Trung Quốc vẫn chưa dùng các biện pháp quân sự.
Thứ ba, bày tỏ sự phẫn nộ đối với bất cứ ai đến gần những tiền đồn Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Biển Đông. Qua thời gian, tự cho mình bị khiêu khích nhiều lần.
Thứ tư, các tiền đồn sắp trở thành một căn cứ quân sự thực sự. Bắc Kinh có thể sẽ phản ứng gay gắt hơn đối với những hành động mà nước này cho là "khiêu khích".
Thứ 5, các căn cứ quân sự đã hoàn thành, Bắc Kinh sẵn sàng gây chiến. Thậm chí, lúc này, Bắc Kinh có thể ghi chép một loạt các hành động Bắc Kinh coi là khó ưa để sử dụng khi cần thiết. Theo Quartz, Bắc Kinh sẽ tạo ra một cuộc xung đột bất cứ lúc nào.
Trung Quốc dùng tàu cá để quấy nhiễu láng giềng trên Biển Đông.
Không chỉ dựa vào quân sự, Trung Quốc còn có một đội tàu cá lớn luôn luôn quấy nhiễu ở Biển Đông. Trong nhiều năm nay, Bắc Kinh đã chi rất nhiều tiền cho các tàu đánh cá để chúng hoạt động ở các khu vực đang tranh chấp hay thuộc chủ quyền của các nước láng giềng trên Biển Đông.
Bằng cách thiết lập trái phép nhiều tiền đồn để tăng cường kiểm soát Biển Đông, quân đội Trung Quốc tiếp tay dễ dàng hơn cho đội tàu của nước mình đánh bắt trái phép, dẫn đến những cuộc đối đầu với cảnh sát biển và hải quân láng giềng. Hành động này cũng buộc các nước láng giềng tăng cường lực lượng để đối phó Trung Quốc.
Do vậy, theo Quartz, đây cũng là một tiềm năng khiêu khích khác hay một nguồn khác để Trung Quốc tìm cớ gây chiến tranh trên Biển Đông.
Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc.
Quartz cho rằng, không chỉ chuẩn bị cho các sự kiện khiêu khích, Trung Quốc còn đang khơi gợi tình cảm yêu nước không chính đáng ở Biển Đông. Một tàu chiến gần đây của Trung Quốc đã thuê cả các nghệ sĩ biểu diễn trong chuyến đi xâm phạm vào chủ quyền của Việt Nam và vùng các vùng biển đảo đang có tranh chấp khác.
Ở đá Chữ Thập, truyền thông Trung Quốc còn làm phóng sự về quá trình xây dựng trái phép của Bắc Kinh ở đây và tiếp tục khẳng định chủ quyền phi lý đối với lãnh thổ của Việt Nam. Tại đây còn có một đường băng phù hợp cho máy bay chiến đấu hoạt động.
Quartz đánh giá, Trung Quốc đang thực hiện đến bước thứ tư như đã đề cập ở trên là "các tiền đồn sắp trở thành một căn cứ quân sự thực sự và Bắc Kinh có thể sẽ phản ứng gay gắt hơn đối với những hành động mà nước này cho là khiêu khích".
Đúng như vậy, Trung Quốc phản ứng ngày càng gay gắt và phi lý.
Tháng 10/2015, khi một tàu chiến của hải quân Mỹ đi vào vùng biển quanh quần đảo Trường Sa, Trung Quốc chỉ đơn giản cảnh báo và gọi đó là hành động vô trách nhiệm. Hôm 10/5, tàu khu trục tên lửa USS William P. Lawrence của hải quân Mỹ làm điều tương tự, Trung Quốc đã điều hai chiến đấu cơ và ba tàu chiến ra yêu cầu tàu Mỹ rời đi.
Không chỉ hành động gay gắt hơn, lời nói của Trung Quốc cũng mạnh mẽ hơn. Hồi tháng Tư, Bắc Kinh cảnh báo các nhà lãnh đạo G7 không thảo luận về Biển Đông và bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ sau khi G7 không làm theo yêu cầu đó.
Trong khi đó, hồi tuần trước, một nhà ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo rằng, việc chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ chỉ có tác động ngược lại.
Vụ trưởng Vụ các vấn đề Biên giới và Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Âu Dương Ngọc lớn tiếng cảnh báo, nếu những bình luận đó của G7 nhằm gây áp lực hay bôi nhọ Trung Quốc, thì nó sẽ hoạt động như một chiếc lò xo. Càng nhiều áp lực thì phản ứng càng gay gắt.
Theo Quartz, nói cách khác, Bắc Kinh đang thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông và sẽ gán cho các hoạt động hàng hải bình thường trên Biển Đông là khiêu khích để làm cái cớ gây xung đột hay gây chiến tranh trên Biển Đông.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ tin tài chính Quartz (Mỹ), ra đời năm 2012, có trụ sở ở thành phố New York.
PHẠM KHÁNH (Lược dịch)
Theo Infonet
Trung Quốc sợ điều gì ở Biển Đông? Mỹ có cơ hội vào Biển Đông triển khai lực lượng quân sự là một thất bại địa chính trị của Trung Quốc. Chẳng cần phải có tầm nhìn xa, chỉ nghe, thấy, hành động của Trung Quốc trong mấy năm qua trên Biển Đông thì bất cứ người nào cũng biết Trung Quốc đang muốn chiếm toàn bộ Biển Đông. Đó là...