Mặt trái tăng trưởng ở Trung Quốc
Tốc độ phát triển kinh tế nhanh mang lại vẻ ngoài phồn vinh cho Trung Quốc và kèm theo đó là cái giá phải trả ngày càng đắt, trong đó ô nhiễm không khí nghiêm trọng là một trong những minh chứng.
Khí thải công nghiệp là một trong những thủ phạm gây ra ô nhiễm không khí ở Trung Quốc
Hãng thông tấn Tân hoa xã ngày 5-8 dẫn nguồn Bộ Bảo vệ Môi trường (MEP) của Trung Quốc cho biết trong nửa đầu năm 2014, chỉ có 9 trong số 161 thành phố của nước này đạt tiêu chuẩn mới chặt chẽ hơn về giám sát chất lượng không khí. Các thành phố này chủ yếu nằm ở các tỉnh thuộc miền Bắc Trung Quốc, đồng bằng sông Dương Tử ở miền Đông và đồng bằng sông Châu Giang ở miền Nam.
Tiêu chuẩn mới về chất lượng không khí được Chính phủ Trung Quốc ban hành từ đầu năm 2012 nhằm giám sát chặt chẽ hơn mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố của nước này. Theo tiêu chuẩn mới, MEP tiến hành giám sát chất lượng không khí, bao gồm kiểm tra khí ozon, khí CO2, các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet (gọi tắt là PM 2,5), PM10, SO2 và NO2.
Trung Quốc đưa ra tiêu chuẩn mới để theo đó thường xuyên kiểm tra, giám sát và công bố chất lượng không khí tại các thành phố sau khi ô nhiễm, nhất là ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải… Chỉ số Chất lượng không khí (AQI) tại Thượng Hải có lúc lên tới 303, vượt qua cả ngưỡng 300 được xem là mốc đánh dấu mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. AQI được tính toán dựa theo nồng độ của 6 chất gây ô nhiễm không khí, bao gồm cả các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn PM 2,5.
Nguyên nhân khiến bầu không khí tại nhiều thành phố của Trung Quốc bị ô nhiễm nghiêm trọng chủ yếu là do khí thải từ các nhà máy nhiệt điện thải ra. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm tại Trung Quốc là do tốc độ đô thị hoá nhanh, phát triển kinh tế mạnh, sử dụng ô tô tăng và các yếu tố thời tiết khác.
Ô nhiễm không khí đang gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng với Trung Quốc, đặc biệt là sức khỏe của người dân. Từ kết quả nghiên cứu những tác động của ô nhiễm dựa trên chỉ số đo các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn PM10 có tác động nguy hiểm đối với sức khỏe con người, cựu Bộ trưởng Y tế kiêm Chủ tịch Hiệp hội Y học Trung Quốc Trần Chúc cho biết ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến 350.000-500.000 thai nhi ở nước này bị tử vong trước khi sinh khoảng 2-3 tuần. Đây là một trong những sự thừa nhận ở cấp cao nhất trong giới chức Trung Quốc về những tác động nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí đối với sức khỏe người dân nước này.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng đáng lo ngại, Trung Quốc đã ban hành kế hoạch hành động kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm không khí. Theo đó, Chính phủ nước này đầu tư 1.750 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 290 tỷ USD) cho kế hoạch xử lý ô nhiễm không khí trong giai đoạn 2013-2017. Cũng theo kế hoạch này, Trung Quốc dành hơn 640 tỷ NDT (36,7%) cho ngành công nghiệp làm sạch và 490 tỷ NDT (28,2%) cho nguồn năng lượng sạch và 210 tỷ NDT cho xe hơi ít gây ô nhiễm.
Theo An Ninh Thủ Đô
Video đang HOT
Những hình ảnh gây sốc về tình trạng ô nhiễm nước tại Trung Quốc
Hàng triệu người Trung Quốc đang phải sống chung với sự ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa quá nhanh của đất nước này.
Một cậu bé bơi ở bờ biển đầy tảo ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS / China Daily.
Tờ Business Insider mới đây đã tổng hợp những hình ảnh cho thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước đáng báo động ở Trung Quốc từ năm 2006 trở lại đây.
Với tốc độ hiện đại hóa và đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu sử dụng nước của Trung Quốc ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, việc giám sát sử dụng và cải tạo tài nguyên nước đến nay vẫn chưa được chính phủ Trung Quốc quan tâm.
Một người đàn ông đang nhìn xuống một con sông bị biến thành màu đỏ do ô nhiễm nặng tại quận Thương Nam, Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 24/7/2014. Ảnh: REUTERS/Stringer.
Một đứa trẻ bơi trong một hồ chứa ô nhiễm tại Pingba, tỉnh Quý Châu, phía tây nam của Trung Quốc, ngày 02/9/2006. Ảnh: REUTERS / China Daily.
Một đứa trẻ uống nước ở gần một dòng suối tại quận Fuyuan, tỉnh Vân Nam, ngày 20/3/2009. Ảnh: REUTERS / Stringer.
Ô nhiễm nước và không khí đã nhanh chóng gây ra những tác động sâu rộng, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sinh hoạt của người dân Trung Quốc. Trong ảnh: Một công nhân dọn dẹp cá chết tại một hồ nước ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc ngày 11/7/2007. Ảnh: REUTERS / China Daily.
Một cậu bé bơi ở bờ biển đầy tảo ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông ngày 15/7/2011. Ảnh: REUTERS / China Daily.
Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và để đạt được kết quả này Trung Quốc đã phải đánh đổi nhiều thứ. Đặc biệt sự phát triển rầm rộ của nhiều nhà máy đã kéo theo một lượng chất thải cực lớn gây ô nhiễm môi trường. Trong ảnh: Một người đàn ông đi cạnh một đường ống xả nước thải vào sông Dương Tử của một nhà máy giấy ở An Khánh, tỉnh An Huy, ngày 4/12/2013. Ảnh: REUTERS / William Hong.
Sự cố tràn dầu tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã khiến cho một vùng rộng lớn xung quanh bị ô nhiễm nặng. Trong ảnh: Ngư dân đang làm sạch dầu tại một địa điểm bị ảnh hưởng do tràn dầu gần cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh ngày 27/7/2010. Ảnh: REUTERS / Stringer.
Vào tháng 5 năm ngoái, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã "tuyên chiến" với ô nhiễm. Chính phủ nước này đã đặc biệt dành riêng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ để bảo tồn tài nguyên nước ở Trung Quốc. Trong ảnh: Một người dân Trung Quốc đang lội trong một hồ đầy tảo xanh ở thành phố Sào Hồ, tỉnh An Huy vào ngày19/7/2013. Ảnh: REUTERS / China Daily.
Theo một báo cáo mới đây, có tới 90% nguồn nước ngầm và khoảng 70% sông, hồ của Trung Quốc đã bị ô nhiễm. Trong ảnh: Một công nhân môi trường đang dọn dẹp dầu tràn gần cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh ngày 23/7/2010. Ảnh: REUTERS / Stringer.
Năm 2013, khoảng 16.000 con lợn chết đã được tìm thấy trôi nổi trên sông Hoàng Phố ở Thượng Hải do bị một trang trại ở thượng nguồn quẳng xuống. Trong ảnh: Lợn chết trôi nổi trên một nhánh sông Hoàng Phố ở Bình Hồ, tỉnh Chiết Giang, ngày 11/3/2013. Ảnh: Reuter / Aly Song.
Nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhiều người dân nước này đã chết hoặc mắc các căn bệnh mãn tính. Sự bùng nổ của dịch cúm gia cầm cũng có thể xuất phát từ sự ô nhiễm. Nước uống bị ô nhiễm cũng được cho là nguyên nhân của ít nhất 14% các trường hợp mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa ở Trung Quốc. Trong ảnh: Một đứa trẻ đang chơi gần một con mương thoát nước cạnh bãi rác tại một ngôi làng bị bỏ hoang, ở vùng ngoại ô thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, ngày 12/1/2013. Ảnh: REUTERS / William Hong.
Kết quả, chính những người dân nghèo nhất ở Trung Quốc lại là đối tượng hứng chịu sự ô nhiễm nhiều nhất. Ảnh: REUTERS / Stringe.
Theo NTD/Bizlive
Trung Quốc thừa nhận 'bó tay' trước nạn ô nhiễm không khí Một quan chức cấp cao Trung Quốc thừa nhận rằng hầu hết các thành phố lớn tại Trung Quốc đều không đạt nổi chuẩn quốc gia về không khí, tờ USA Today đưa tin ngày 7.6. Trung tâm thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, chìm trong khói mù ô nhiễm vào hôm 24.12.2013 - Ảnh: Reuters Trong báo cáo môi trường năm 2013,...