Mặt trái không ngờ tới của chương trình Tìm kiếm tài năng Got Talent
Điều mà ai cũng nghĩ tới, rằng các tài năng có thể sẽ lụi tàn chóng vánh sau khi đăng quang, chỉ là một trong rất nhiều mặt trái của kiểu gameshow Got Talent đang thịnh hành trên gần 50 quốc gia khắp thế giới.
Các chương trình tìm kiếm tài năng trên truyền hình đang nở rộ và xuất hiện nhan nhản trên các kênh truyền hình giải trí khắp thế giới. Từ chương trình UK X factor của tay phù thủy Simon Cowell đến Britan’s Got Talent, America’s Got Talent rồi lan ra khắp gần 50 quốc gia trong đó có Việt Nam. Khó phủ nhận những chương trình Tìm kiếm tài năng đang góp sứ mệnh vào việc thay đổi bộ mặt của truyền hình đại chúng, thế nhưng việc sử dụng các “tài năng” để mang lại lợi nhuận cho các chương trình có nhiều mặt trái khó lường.
Hào quang quá “chói” với những “tài năng” bước ra từ Got Talent?
Các chương trình Tìm kiếm tài năng như X Factor hay Got Talent đưa người thắng cuộc đến một cánh cửa mở tới nền công nghiệp giải trí và cơ hội để được công chúng và truyền thông thừa nhận một cách chính thức, đường hoàng. Tuy nhiên, không ít người lên tiếng phản đối các chương trình tìm kiếm tài năng (trong đó có huyền thoại Elton John) vẫn đang tranh cãi về cách tạo nên một ngôi sao từ “bệ phóng” Got Talent này.
Thông thường, các nghệ sĩ bắt đầu từ con số 0 và họ phải lao động cật lực, miệt mài hàng ngày hàng giờ liền với niềm đam mê và nỗ lực phi thường, bù lại, họ chỉ nhận lại các phần thưởng vô cùng khiêm tốn. Tất nhiên, cũng có nghệ sĩ đạt đến đỉnh cao danh vọng bằng sự may mắn, nhưng hầu hết các thành công trong lĩnh vực giải trí đều được “công nghiệp” một cách chuyên nghiệp.
Người chiến thắng từ các chương trình tìm kiếm tài năng trên truyền hình thường có ít kinh nghiệm “đấu trường” và bản lĩnh trước công chúng, vì thực tế họ không va vấp nhiều như các nghệ sĩ thực thụ. Ngay cả với người thực tế và tỉnh táo nhất thì cuộc “tiếp đất” hoàn toàn không dễ dàng bởi sự thay đổi đối với họ là quá lớn và đột ngột. Việc tự dưng một chốc lên mây khiến cho việc “hạ cánh” có thể là một cú sốc đối với người thắng cuộc.
Đa phần các gương mặt thành công từ cuộc thi tài năng tỏ ra lúng túng không biết bắt đầu từ đâu trong con đường sự nghiệp tiếp sau cuộc thi. Trong khi đó, các nghệ sĩ thực thụ đã có kinh nghiệm và họ biết chống đỡ trước chú ý hay những cú va đập của truyền thông, khán giả.
Ví như nàng “vịt xấu xí” Susan Boyle từ chương trình Britan’s Got Talent 2009 đã khiến những ai coi Susan Boyle hát đêm chung kết đều phải nín thở khi người phụ nữ 47 tuổi này cất giọng hát cao vút của thiên thần. Vậy nhưng, dù được ca ngợi hết lời, thì một nhóm nhảy khác vẫn giành chiến thắng trước Susan Boyle. Trước đó, Boyle từng được biết là có học lực kém cũng như nhận thức không được nhạy bén khi còn đi học. Bà còn bị trấn thương vùng não bộ khi mới chào đời. Sau khi chinh phục giấc mơ tại Got talent, Boyle thấy bối rối, choáng ngợp với thành công ngoài sức tưởng tượng mà bản thân đạt được.
Các chương trình bị biên tập khi lên sóng
Một yếu tố cần được bàn đến là việc biên tập lại các chương trình truyền hình thực tế – đương nhiên, chương trình Got talent không là ngoại lệ. Chương trình khi được lên sóng, người xem chỉ được thấy một phần nhỏ những gì mà các thí sinh thể hiện thực sự ở trên sân khấu.
Theo ý kiến các thí sinh trực tiếp tham gia chương trình Tìm kiếm tài năng trên truyền hình, thì không phải tất cả họ đều hài lòng về những khung hình được phát sóng về phần thi của họ. Lý do những người này đưa ra là, phần thi đã bị biên tập và chỉnh sửa theo ý đồ nhà sản xuất, với mục đích là làm nổi bật những điểm tiêu cực hay “dìm hàng” thí sinh.
Hoặc những đoạn phát sóng trên truyền hình chỉ là một đoạn ngắn chứ không phải toàn bộ phần biểu diễn của thí sinh. Quá trình biên tập của nhà sản xuất cũng cực kỳ khéo léo nhằm chủ đích là lôi kéo đám đông theo cái nhìn của họ, hướng người xem đến một suy nghĩ duy nhất về thí sinh đó là tốt hay hoặc không hay.
Giống như ở China”s Got Talent 2011 phần thi của cậu bé Mông Cổ 12 tuổi Uudam đã bị nhà sản xuất chương trình cắt ghép một cách “tinh vi” từ giọng ca của một em bé khác cùng câu chuyện xúc động của Uudam khiến hàng triệu trái tim thổn thức khi nghe giọng ca “nhái” của cậu bé cùng câu chuyện cảm động về người mẹ của em.
Video đang HOT
Cậu bé 12 tuổi người Mông Cổ Uudam với phần thi bị cắt ghép
khiến hàng triệu khán giả phải rơi lệ.
Ngay như Tìm kiếm tài năng Việt Nam cũng có không ít những lùm xùm liên quan việc nhà đài biên tập lại phần thi của thí sinh. Đỉnh điểm là trường hợp của thí sinh Quỳnh Anh phản ứng gay gắt trước việc “cắt cúp” phần thi của cô.
Vụ lùm xùm về biên tập phần thi của thí sinh Quỳnh Anh tại Tìm kiếm tài năng
Việt Nam 2012 với việc mẹ của cô bé phải nhảy bổ lên sân khấu để thanh minh.
Ngoài ra, các chương trình Tìm kiếm tài năng luôn biết khéo léo lồng clip về đời sống cá nhân của thí sinh nhằm làm tăng thêm tính thuyết phục mà nhà sản xuất hướng khán giả đến. Nếu một thí sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, hoặc là người khuyết tật, họ đang mang một căn bệnh nào đó, là người có số phận hẩm hiu hay gặp trở ngại trong cuộc sống cần phải vượt qua… thì tất nhiên nhà sản xuất sẽ hướng người xem đến một tâm lý chung là sự thương cảm của khán giả dành cho những người này hơn là nhìn nhận tài năng mà họ có.
Đơn giản, bởi ai cũng nghĩ về câu chuyện “vượt khó” và điều này làm những trái tim cảm thấy rung động, đồng cảm. Khi những thí sinh không may mắn chiến thắng, số đông người cho rằng, kết quả đó có phần “kém thú vị”, đồng thợi họ liên tưởng đến việc chiến thắng nhờ sự cảm thông.
Nhạo báng và chỉ trích
Chương trình tìm kiếm tài năng có thể tàn nhẫn khi đánh giá về phần thi của một thí sinh quá những phần nhận xét, đánh giá được cho là kém trong cách ứng xử, phát ngôn thiếu suy nghĩ, hoặc là hời hợt, hoặc gượng gạo…Chương trình Tìm kiếm tài năng mang tính giải trí cao, nhưng lời bình hay nhận xét của các giám khảo có ảnh hưởng rất lớn đến người trực tiếp tham gia là các thí sinh – cũng như đến khán giả đang theo dõi trên truyền hình.
Ba vị giám khảo của Vietnam”s Got Talent 2012.
Có người dạn dĩ và quen với nhận xét mang tính phê phán, nhưng lại có người lại cảm thấy sốc và tổn thương khi bị những lời nhận xét nặng nề ném thẳng vào mặt như muốn đá văng họ ra khỏi sân khấu. Đôi khi, lời phê bình hoặc lời khuyên không chỉ đơn giản như người ta vẫn nghĩ, mà thực tế, nó có thể để lại hậu quả khôn lường cho người tiếp nhận lời nói đó, khiến họ mang trong mình cảm giác tự ti, thua thiệt, thất vọng về bản thân. Trên thực tế nhiều thí sinh trở về từ chương trình Got talent tin rằng họ là người kém cỏi, thất bại như những gì giám khảo nhận xét.
Sự thật có thể khiến người khác đau và những gì các thí sinh phải trải nghiệm qua cuộc thi Got Talent là không hề nhỏ. Họ có thể chỉ xuất hiện trên màn hình trong một vài tích tắc để thể hiện sự tự tin nhưng sẽ phải mất nhiều năm để có thể hiểu rằng thành công phải có một quá trình và nó không đến dễ dàng.
Những bình luận của khán giả, nhận xét của ban giám khảo hay comment vô tư lự được viết ra một cách “chẳng chết ai ấy” của cư dân mạng có thể không đập tan hi vọng, hoài bão, có điều người phải hứng chịu những lời bình đó sẽ phải vật vã để có thể vượt qua các lời lẽ không hay về mình.
Theo GDVN
Vietnam's GT: Giấc mơ Susan Boyle xa vời
Giấc mơ về 1 Susan Boyle của Vietnam"s Got Talent khó lòng thành hiện thực.
Đi tìm Susan Boyle Việt Nam: Khó như lên trời
Tại buổi họp báo công bố chính thức chương trình Vietnam's Got Talent vào tháng cuối 9/2011 nhà báo Lại Văn Sâm - đại diện VTV3 khi đó đã đưa ra kì vọng cuộc thi sẽ tìm kiếm ra một "Susan Boyle Việt Nam". Thực tế cho thấy trong suốt thời gian các vòng sơ loại ở các điểm khác nhau trên cả nước, ước mơ này vẫn chưa bao giờ dừng lại. Ít nhất, người ta có quyền tin, ở đâu đó trên đất nước Việt Nam này vẫn còn những tài năng chưa hé lộ hay chưa được tìm kiếm. Và chính trong Đại cáo bình ngô chẳng từng khẳng định: "Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/Nhưng hào kiệt đời nào cũng có". Đó chẳng phải là điều mà người ta vẫn mong đợi và có quyền hy vọng lắm chứ.
Susan Boyle là giấc mơ cổ tích mà bất cứ phiên bản Got Talent nào cũng mong muốn có được
Không riêng gì tại Việt Nam mà phiên bản của Got Talent tại bất kì đất nước nào cũng đều đặt ra kì vọng sẽ tìm kiếm được Susan Boyle của họ. Xuất hiện trong chương trình tìm kiếm tài năng Korea"s Got Talent, Sung-bong Choi đã được ví như là "Susan Boyle phiên bản Hàn Quốc", với giọng hát ấn tượng. Tại China's Got Talent, chàng trai Lưu Vỹ tự đệm đàn bằng chân hát cũng từng gây sốt trên cộng đồng mạng và đã giành giải nhất cuộc thi. Còn tại Việt Nam thì sao?
Những tiết mục "mua vui" cho Vietnam Got Talent
Khi bước vào Vietnam's Got Talent mọi chuyện lại không hề đơn giản như vậy. Không phải ai có tài thiên bẩm cũng sẽ đăng kí đi thi và ngược lại, rất nhiều người đứng trên sân khấu của cuộc thi này chỉ để cho vui mà thôi. Thế mới có chuyện, nhiều người đăng kí tham gia các vòng loại Vietnam's Got Talent chỉ để được 1 lần xuất hiện trên truyền hình. Với họ điều đó đã là quá đủ và họ thậm chí không bao giờ nghĩ đến việc sẽ có giải hay đi vào vòng trong.
Khái niệm "Susan Boyle" Việt Nam ngày càng bị chìm dần trong Vietnam's Got Talent vì cho đến thời điểm này, đó đã là cụm từ xa vời. Điểm qua những ứng cử viên sáng giá nhất cho đến thời điểm hiện tại như: Võ Trọng Phúc, giọng ca "xương thủy tinh" Nguyễn Phương Anh, Vũ Đình Tri Giao, Vũ Song Vũ hay Nguyễn Lê Nguyên... tất cả đều dừng lại ở việc gây sốt trong từng đêm thi. Những tài năng đó nổi lên và được 1 bộ phận đông đảo khán giả thán phục nhưng họ lại chưa đủ sức để làm "hiện tượng" xuyên suốt cuộc thi.
Cô bé "xương thủy tinh" liệu có làm nên chuyện?
Và cũng có thêm một điều những ca khúc hay tiết mục họ trình diễn trên sân khấu đều là "hàng quen hay "bài tủ". Trường hợp này ít nhất đúng với Vũ Song Vũ khi ca khúc My heart will go on em thể hiện từng gây sốt trên YouTube 1 thời gian. Hay giọng ca của Nguyễn Phương Anh với ca khúc Let's Dance đã được cô bé trình diễn không dưới 1 lần. Và rõ ràng, đã có nhiều người nghĩ đến việc công cuộc đi tìm "Susan Boyle Việt Nam" mùa đầu tiên của Vietnam's Got Talent đã không thể thành công như mong đợi nếu không muốn nói là thất bại.
Giọng hát của Vũ Song Vũ từng khiến khán giả say mê khi cậu bé nổi trên YouTube trước khi đến với Vietnam Got Talent
Nhạc Việt "mất thiêng" tại Vietnam's Got Talent
Nhiều người luôn tự hỏi, với 1 cuộc thi quy mô như Vietnam's Got Talent (có thể nói là quy mô nhất từ trước đến nay) tại sao lại không thể tìm ra 1 tài năng thực thụ. Nếu những cuộc thi như: Vietnam Idol, Sao mai, Sao mai điểm hẹn, Cặp đôi hoàn hảo... thì các tài năng đều bị bó hẹp trong lĩnh vực ca hát còn Vietnam's Got Talent, ca hát chỉ là 1 phần. Khán giả có thể theo dõi các tiết mục múa bụng, đánh võ, nhảy, vũ đạo... thậm chí là cả nuốt cá kèo sống. Ấy vậy nhưng, cho đến thời điểm này ngoài 1 số tiết mục ca hát tạo được ấn tượng, tất cả đều quá nhạt nhòa. Câu hỏi là liệu tài năng Việt chỉ có thế hay họ đang cố gắng ẩn mình và không muốn bỗng dưng được nổi tiếng.
Có một thực tế rất dễ nhận thấy đó là không chỉ riêng tại Việt Nam mà phiên bản của Got Talent tại bất kì cuộc thi nào âm nhạc luôn chiếm 1 vị trí quan trọng. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì so với bất cứ 1 phần thi tài năng nào sức cảm hóa, lan tỏa và tạo hiệu ứng của âm nhạc vẫn vô cùng mạnh mẽ. Chẳng thế mà, ngay sau khi clip phần thi của Susan Boyle được phát trên truyền hình đã có hàng trăm triệu lượt người theo dõi và xem đi, xem lại. Và khi cô chỉ giành ngôi vị á quân, 1 làn sóng phản đối đã dấy lên mạnh mẽ. Tại Việt Nam, câu chuyện bằng âm nhạc cũng không phải ngoại lệ.
Thanh Trúc - thí sinh nhí với ca khúc H"ren lên rẫy - ca khúc nhạc Việt hiếm hoi được đánh giá cao
Cho đến thời điểm này, những phần trình diễn tạo được ấn tượng mạnh nhất cũng liên quan đến âm nhạc. Nhưng nhiều người cũng tự hỏi, trong số những phần thi đó nhạc Việt lại chìm nghỉm một cách đáng thương. Phần lớn các thí sinh tham dự hoặc lựa chọn những ca khúc nổi tiếng của các ca sĩ thành danh hoặc chọn những tác phẩm âm nhạc kinh viện, hàn lâm. Nhạc Việt bỗng dưng bị lãng quên, bị bỏ rơi và trên sân khấu Vietnam's Got Talent, số lượng các ca khúc nhạc Việt tạo thành hit quá lép vế trước các ca khúc nhạc ngoại. Điểm qua các tiết mục tạo ấn tượng phần âm nhạc chỉ có thể kể đến: Nguyễn Thị Thanh Trúc với ca khúc H'ren lên rẫy, Nguyễn Hoàng Anh hát Chú ếch con và nhảy theo Michael Jackson...
Tạm kết
Những tiết mục khổ luyện như này không hiếm tại Vietnam Got Talent nhưng nó nhanh chóng bị quên lãng
Với một cuộc thi được gắn mác "talent", rồi mang cả tên quốc gia tất nhiên nó có những yếu tố thực sự danh giá và "đẳng cấp". Tuy nhiên, với những kì vọng ban đầu cuộc thi đang ngày càng "mất thiêng" khi mà những scandal ngày càng bủa vây mạnh mẽ. Cao trào nhất đó là "vụ án" của cô bé 15 tuổi Lê Nguyễn Quỳnh Anh dù xảy ra cách đây cả tháng trời nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Giấc mơ khai phá 1 tài năng như Susan Boyle thất bại, liệu Got Talent mùa sau có còn được tiếp tục và các tài năng Việt Nam có sẵn sàng "lộ diện" trước công chúng. Mọi chuyện đúng, sai thật khó để phán quyết. Và càng khó hơn để nói trước điều gì vì tất cả đều còn ở phía trước. Biết đâu, khi bước vào vòng loại bán kết, khi mà yếu tố "kịch bản" đã được hạn chế 1 tài năng nào đó lại bỗng dưng xuất thần và Vietnam's Got Talent mùa đầu tiên rất có thể sẽ làm nên chuyện.
Theo VNN
Chiêu trò câu khách ở các phiên bản Got Talent Báo chí Anh nhận định, những người đã lỡ tham dự các cuộc thi Got Talent muốn hay không muốn cũng sẽ nổi tiếng. Vì họ được nhào nặn bởi những tài năng bậc thầy trong việc gây scandal và dắt mũi dư luận. Got Talent là show truyền hình thực tế xuất hiện tại Anh lần đầu tiên vào tháng 6/2007, do...