Mặt trái của phương pháp luyện ngủ Cry It Out khiến nhiều cha mẹ giật mình
Ngay cả cha đẻ của phương pháp luyện ngủ Cry It Out cũng thừa nhận hối tiếc về một số lời khuyên đã đưa ra trong quá khứ.
Là một nhà tâm lý học, đã từng nghiên cứu rất nhiều về tâm lý trẻ em, tôi tin rằng trẻ phát triển tốt hơn nếu khi khóc, trẻ được bồng bế. Tôi nhận định phản đối phương pháp luyện ngủ Cry It Out (CIO) của bác sĩ Ferber.
Tôi thừa nhận rằng một trong những vấn đề khiến cha mẹ mệt mỏi, đau đầu là việc ngủ của con. Tuy nhiên, có rất nhiều những phương pháp nhẹ nhàng và hiệu quả hơn để giúp trẻ tự ngủ. Ngoài ra, bác sĩ Richard Ferber là bác sĩ nhi khoa chứ không phải là bác sĩ tâm lý, ông không được đào tạo về tâm lý trẻ sơ sinh.
Bác sĩ Richard Ferber, cha đẻ của phương pháp luyện ngủ Cry It Out.
Và một điều thú vị là trong những phỏng vấn gần đây, bác sĩ Ferber thừa nhận anh hối tiếc về một số lời khuyên mình đã đưa ra trong quá khứ. Anh cũng đồng thời cảm thấy buồn và tồi tệ khi các chuyên gia hiện nay khuyến khích các bà mẹ để mặc trẻ sơ sinh khóc, và theo ông chuyện trẻ sơ sinh ngủ chung với cha mẹ (co-sleeping) cũng rất tốt.
Phương pháp luyện ngủ CIO theo bác sĩ Ferber được mô tả như sau:
Khi luyện trẻ tự ngủ, bạn bắt đầu bằng cách để trẻ vào nôi và đi ra khỏi phòng trong 5 phút. Sau đó bạn đi vào trấn an, vỗ về và để bé khóc trong 10 phút. Sau 10 phút bạn lại đi ra và cứ để bé khóc tiếp trong 15 phút, sau đó lại quay vào vỗ về trấn an bé và thay quần áo nếu bé nôn hoặc đi vệ sinh… Cứ như thế thời gian để trẻ khóc kéo dài hơn và thường bé sẽ tự ngủ vì kiệt sức sau vài tiếng khóc lóc, có những bé khó chịu và nhạy cảm thì có thể khóc kéo dài cả đêm.
Sau một thời gian khóc và không được hồi đáp thì bé sẽ học được cách tự ngủ một mình. Tuy nhiên, ngay cả khi cha mẹ cùng nhất quán thực hiện phương pháp này thì nó không có hiệu quả với tất cả các bé. Có những em bé bị viêm tai giữa vì khóc quá nhiều làm tắc nghẽn tuyến tai và trong khi bé đang được điều trị viêm tai giữa, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không luyện theo phương pháp CIO nữa. Thế nhưng sau khi bé khỏi bệnh thì cha mẹ lại bắt đầu luyện phương pháp này lại từ đầu.
Phương pháp Cry it out không có hiệu quả với mọi trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).
Hoặc đôi khi sự thay đổi bất kì trong môi trường của bé như khi bà lên thăm, trẻ bị bệnh…thì trẻ sẽ lại khóc khi ngủ và cha mẹ lại luyện lại phương pháp CIO. Quá trình này tiếp diễn và lặp lại khiến cha mẹ và trẻ phải chịu đựng nhiều lần.
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc liên tục bỏ rơi và để trẻ khóc trong một thời gian sẽ gây ra những thay đổi cấu trúc não của trẻ vĩnh viễn và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ sau này. Tuy nhiên những bậc cha mẹ ủng hộ phương pháp này phản biện rằng, trong quá trình luyện ngủ họ thường xuyên vào phòng vỗ về để trấn an rằng các con sẽ không bị bỏ rơi, do đó trẻ không cảm thấy tổn thương và chỉ khóc để mè nheo.
Những nghiên cứu gần đây nhất chỉ ra rằng, khi trẻ bị khóc một mình, mức độ cortisol trong cơ thể bé bị tăng cao, đây là nguyên nhân khiến các bé cảm thấy đau buồn, lo lắng, căng thẳng. Nhưng điều bất ngờ là nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng khi các bé được đặt trong phòng ngủ mà không khóc, nồng độ cortisol trong máu vẫn tăng cao. Các nhà khoa học giải thích đây là dấu hiệu cho thấy bé vẫn không thoải mái, nhưng tại sao bé lại không khóc? Bởi vì bé được “huấn luyện” rằng “nếu có khóc, mẹ cũng sẽ không đến”.
Theo cuốn sách “Sience Parenting – nền tảng khoa học của làm cha mẹ” của nhà tâm lý trị liệu trẻ em người Anh, Margot Sunderland, đã đưa ra những nghiên cứu chứng tỏ việc để trẻ khóc một mình trong thời gian dài ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu não bộ của trẻ.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã làm thử nghiệm về khả năng phát triển EQ ( trí thông minh cảm xúc), chức năng não bộ của trẻ sơ sinh cũng như sự khác biệt về nền văn hóa và đưa ra nhận định rằng: Những đứa trẻ bị bỏ rơi khi ngủ phải chịu những tổn thương lâu dài đối với hệ thần kinh. Khi lớn lên những đứa trẻ này dễ nhạy cảm về cảm xúc, dễ bị rối loạn lo âu và hoảng loạn hơn.
Video đang HOT
Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là nếu bố mẹ vẫn vào phòng trấn an con thì có bảo vệ được trẻ khỏi những nguy cơ lên não bộ và tâm lý trẻ so với CIO hay không? Một số quan điểm chống lại phương pháp CIO cho rằng khi bố mẹ vào phòng trấn an nhưng lại phớt lờ cảm xúc của trẻ thì chỉ làm tăng thêm sự khó chịu của trẻ và làm giảm lòng tin của trẻ dành cho cha mẹ mà thôi.
Rất khó để đánh giá đúng sai hoàn toàn đối với phương pháp này vì trong sự phát triển trẻ sơ sinh còn rất nhiều yếu tố khác tác động tới. Tuy nhiên, những tài liệu chỉ rõ rằng tình trạng khóc kéo dài và không thoải mái ở trẻ sơ sinh khiến tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm nồng độ oxy trong máu, dự trữ năng lượng và oxy máu bị suy giảm, tạo áp lực stress lên tim. Cortisol, adrenaline và các hormone căng thẳng khác tăng vọt làm rối loạn hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Điều đó giải thích hợp lý cho việc lặp đi lặp lại trạng thái này khiến não bộ của trẻ phát triển khác thường, dễ bị kích thích và căng thẳng hơn so với bình thường.
Chúng tôi biết rằng ngay cả đối với người lớn, khi gặp một trải nghiệm hoảng loạn như tai nạn xe hơi có thể gây ra phản ứng căng thẳng cực độ và ảnh hưởng tâm lý kéo dài sau nhiều năm. Do đó vì nhịp tim và huyết áp của trẻ sơ sinh tăng vọt trong phương pháp CIO, những trải nghiệm không dễ chịu do phương pháp này đem lại có thể khắc sâu vào trí nhớ của trẻ vì sự hoảng loạn có thể tạo cảm xúc mạnhmẽ sau rất nhiều năm.
Vì vậy, càng ngày càng có nhiều luận điểm phê phán phương pháp của bác sĩ Ferber vì một số điểm chính sau:
1. Ferber là một bác sĩ nhi khoa không được đào tạo về tâm lý học
Mặc dù phương pháp của bác sĩ Ferber hướng đến mục tiêu “rèn trẻ tự ngủ trên giường riêng của trẻ” nhưng nó lại mang đến hệ lụy và những hậu quả không ngờ tới.
2. Trẻ học được rằng trẻ không thể tin tưởng dựa vào cha mẹ khi trẻ cần
Nếu trẻ có cảm giác thường xuyên bị bỏ rơi khi trẻ cần cha mẹ nhất, thì trẻ sẽ cảm thấy vô vọng, bất lực trong việc bày tỏ cảm xúc với thế giới xung quanh. Và điều quan trọng nhất trẻ cần học là sự tin tưởng vào cha mẹ, tin tưởng vào thế giới. Vậy tại sao cha mẹ lại không hỗ trợ điều đó, không ở cạnh bên khi trẻ cần?
3. Trẻ học được rằng cha mẹ sẽ không giúp đỡ trẻ khi trẻ cần
Khi cha mẹ đi vào phòng kiếm tra và nhắc nhở con đi ngủ đi, nhưng các bé lại không thể ngủ, điều này có thẻ do trẻ cảm thấy cha mẹ đang cố tình làm cho trẻ không thoải mái.
4. Những bài học đầu tiên đầu đời của trẻ sơ sinh này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và thế giới quan của trẻ mãi mãi
Một số nhà phê phán phương pháp của bác sĩ Ferber cho rằng những đối tượng mất ngủ, hay tỉnh giấc giữa đêm là nạn nhân của phương pháp CIO.
Tôi hiểu rằng có những trường hợp trẻ luyện ngủ theo phương pháp CIO sẽ ngủ sau vài phút và đó thể hiện sự hiệu quả của phương pháp. Tuy nhiên phương pháp này vẫn mang lại những rủi ro và hậu quả nặng nề. Trong khi đó có những phương pháp luyện ngủ nhẹ nhàng hơn để trẻ có thể tự ngủ từ 3 tháng tuổi. Hãy tham khảo thêm những bài viết của tôi về phương pháp rèn ngủ cho trẻ.
Richard Ferber là một bác sĩ nhi khoa đồng thời cũng là người sáng lập và la cưu giam đôc điêu hanh Trung tâm chuyên vê Rôi loan giâc ngu ơ tre em cua bênh viên Nhi Đông ơ Boston (Mỹ).
Margot Sunderland là một nhà tâm lý học và tâm lý trị liệu trẻ em người Anh. Bà là Giám đốc Giáo dục và Đào tạo tại Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Trẻ em và Thành viên danh dự tại Đại học London Metropolitan. Bà có kinh nghiệm làm việc với gia đình và trẻ em trong hơn 30 năm.
Theo Helino
Bà mẹ "chết lặng" khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân khiến con thập tử nhất sinh là do... sữa mẹ
Cô con gái bé nhỏ mới 5 tuần tuổi bỗng dưng bị ốm, nôn nhiều, khóc cả đêm và có cả máu trong bỉm.
Thật sự sẽ chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm giác khi nghe bác sĩ bảo hãy vào nói lời tạm biệt với con vì cơ thể bé đang dần ngừng hoạt động. Bà mẹ người Úc Deborah Lemke đã từng rơi vào hoàn cảnh như vậy khi cô con gái nhỏ Sienna (5 tuần tuổi) của chị bỗng dưng bị ốm, nôn nhiều hơn bình thường, khóc thét cả đêm và có máu trong bỉm.
Bé Sienna bị nôn liên tục, khóc thét cả đêm và có máu trong bỉm.
Bà mẹ đau khổ kể: "Tôi biết đây đây là những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, vì tôi đã từng có kinh nghiệm 1 lần nuôi con trước đó. Nhưng khi tôi tham khảo ý kiến các bà mẹ khác thì họ lại bảo là không sao đâu, rồi Sienna sẽ ổn. Tôi vẫn không yên tâm một chút nào nên quyết định đưa con đến phòng khám tư.
Tôi đã đến đi khám ở bác sĩ gia đình và bác sĩ nhi khoa, tất cả họ đều nói rằng Sienna có thể bị nhiễm virus. Nhưng một lần nữa, bản năng làm mẹ mách với tôi rằng đó không phải là sự thật. Ngày hôm sau con gái tôi bất động không phản ứng. Tôi vội đưa con đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện địa phương - nơi các bác sĩ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và siêu âm.
Tôi thật sự rất muốn nghe câu trả lời chính xác là con tôi bị làm sao, chứ cứ nhìn con bị chọc dò khắp người, trái tim tôi tan nát. Nhưng cuối cùng, không ai có thể cho tôi biết chuyện gì đang xảy ra với Sienna".
Chị Deboral đã đưa con đi khám ở nhiều nơi nhưng các bác sĩ đều không tìm được nguyên nhân gây nên tình trạng của bé gái.
Hai ngày sau, chị Deborah như muốn sụp đổ khi tình trạng của con ngày càng trở nên tồi tệ. Cân nặng của bé gái giảm nhanh chóng vì bé nôn ói liên tục trong khi các bác sĩ vẫn chưa tìm được nguyên nhân. "Tôi không thể đứng trơ mắt nhìn con ngày một yếu đi, tôi đã yêu cầu các bác sĩ cho chúng tôi được chuyển lên bệnh viện tuyến trên", bà mẹ cho biết thêm.
5 ngày sau, chị Deborah không thể cho đứa trẻ bú trực tiếp được nữa, chị phải vắt sữa và Sienna nhận sữa mẹ qua ống. Các bác sĩ vẫn đang tiến hành tìm hiểu nguyên nhân nhưng có vẻ như đứa trẻ không còn nhiều thời gian để chờ nữa. "Cùng cực của sự đau đớn là khi bác sĩ nói xin lỗi rằng họ đã không tìm được lý do vì sao Sienna lại ra nông nỗi này. Họ bảo tôi vào nói lời tạm biệt với con gái vì cơ thể của Sienna đang dần ngừng hoạt động", bà đau đớn nói.
Cuối cùng, hóa ra Sienna bị dị ứng với sữa và đậu nành có trong sữa mẹ.
Nhưng may mắn làm sao khi một bác sĩ quyết định thử nghiệm 1 vấn đề. Đó là chị Deborah áp dụng một chế độ ăn không có đậu nành và sữa trong chế độ ăn hàng ngày của mình, vì có khả năng con gái chị bị dị ứng với các protein này được truyền qua sữa mẹ. Thật may mắn là Sienna đã có phản hồi tích cực. Hóa ra, cô bé bị dị ứng với sữa và đậu nành, và chỉ cần những thành phần này tồn tại một chút trong sữa mẹ cũng đủ khiến cho đứa trẻ gặp nguy hiểm.
"Tôi gần như chết lặng khi nghe tin rằng con tôi bị dị ứng với sữa mẹ, rằng tôi chính là nguyên nhân gây ra nỗi đau này cho con của mình. Chỉ cần một chút bơ phết trên bánh mì trong bữa sáng cũng đủ giết chết Sienna", chị Deborah chia sẻ.
Hiện tại, Sienna đã là một cô bé 2 tuổi xinh đẹp và đáng yêu.
Hiện tại, Sienna đã là một cô bé 2 tuổi xinh đẹp, đáng yêu và chị Deboral đã hoàn toàn loại bỏ sữa và đậu nành trong thực đơn hàng ngày của cô bé. Qua câu chuyện của mình, bà mẹ 2 con muốn nhắn nhủ tới các mẹ đang cho con bú là hãy luôn cẩn thận trong chế độ ăn của mình. Nếu con bạn có gì bất ổn thì hãy đưa con đến các bệnh viện càng sớm càng tốt.
Dị ứng thức ăn là gì?
Dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thành phần "lạ" có trong thực phẩm. Hiện tượng này thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng như: có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường, hoặc mắc các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen phế quản, mày đay dị ứng.
Các thức ăn hay gây dị ứng là đậu phộng, các loại hạt quả như hạnh nhân, cá, hải sản, trứng (đặc biệt lòng trắng trứng), sữa... Dị ứng sữa là dị ứng thức ăn hay gặp nhất và thường biểu hiện rất sớm ngay từ những tháng đầu đời.
Khi nghi ngờ con bị dị ứng với 1 loại thức ăn nào đó, cha mẹ cần đưa con đi bác sĩ để được điều trị kịp thời (Ảnh minh họa).
Các triệu chứng dị ứng thức ăn
Khi bị dị ứng thức ăn, trẻ thường có những biểu hiện như sau:
- Da: nổi ban đỏ ngứa quanh miệng, trong miệng hoặc phát ban đỏ toàn thân, phù môi, phù quanh mắt, phù mặt.
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng.
- Mắt, mũi: ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi.
Trong trường hợp dị ứng nặng: có thể có phù thanh môn, co thắt phế quản dẫn đến khó thở, thở rít, tụt huyết áp. Các triệu chứng này thường xuất hiện và tiến triển nhanh, thậm chí, có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Do vậy, khi nghi ngờ con bị dị ứng với 1 loại thức ăn nào đó, cha mẹ cần đưa con đi bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cha mẹ nên loại bỏ thức ăn đó ra khỏi danh sách các món ăn của con.
Nguồn: Kidspot
H.H
Theo toquoc
Bác sĩ nhi chỉ ra 5 sai lầm phổ biến khi chăm sóc da trẻ sơ sinh, chắc chắn cha mẹ nào cũng mắc phải ít nhất 1 lỗi Da em bé vô cùng mềm mại, mịn mạng nên bố mẹ không cần phải bôi kem dưỡng ẩm - đó là một trong những sai lầm đầu tiên khi chăm sóc da trẻ sơ sinh. Chắc hẳn ai cũng biết rằng làn da của em bé rất là mỏng manh, thơm tho và vô cùng nhạy cảm. Thế nên, có rất nhều...