Mất tiền, vào tù vì đi lao động chui
Nghe lời chiêu dụ của “cò”, hàng chục nông dân tay lấm chân bùn vay tiền sang Malaysia lao động để mong thoát khỏi cảnh nghèo. Nhưng rồi ở xứ người, họ phải chịu cảnh tù đày và trục xuất, dẫn đến nợ nần chồng chất…
Tan tành giấc mộng…
Bà Nguyễn Thị Bé (ấp Hòa Phú, xã Hòa Khánh, H.Cái Bè, Tiền Giang) kể: Giữa năm 2010, bà Phùng Thị Hoa (ngụ ấp Hòa Điền, cùng xã) có con gái đang lao động ở Malaysia, tới rủ bà cho con là Cao Duy Khanh đi Malaysia xuất khẩu lao động. Khanh năm nay 23 tuổi, học xong trung học, đi bộ đội gần 2 năm xuất ngũ về đang học nghề sửa xe. Theo bà Hoa thì sang bên đó Khanh cũng làm ngành xe, lương bổng khá, vừa học vừa làm mỗi tháng cũng kiếm được từ 5 – 7 triệu đồng, hợp đồng làm việc đến năm 2012. Để con được đi Malaysia, bà Bé phải chạy vay 15 triệu đồng để nộp cho bà Hoa lo thủ tục. Sau đó Khanh được hướng dẫn xuống Mỹ Tho làm hộ chiếu để xuất cảnh.
Võ Thị LệThu không cầm được nước mắt khi trình bày với phóng viên – Ảnh: H.P
Video đang HOT
Cao Duy Khanh cho biết khoảng giữa tháng 6.2010 anh và 7 người cùng xóm tới sân bay ở Kuala Lumpur thì bị cảnh sát Malaysia không cho nhập cảnh vì không có người đón. Cả nhóm không ai biết ngoại ngữ, cứ đứng lớ ngớ nên bị tạm giữ 48 tiếng đồng hồ. Đến sáng hôm sau, khi nhân viên của đại sứ quán tới bảo lãnh thì cả nhóm bị trục xuất về Việt Nam. Khoảng nửa tháng sau, bà Phùng Thị Hoa tới nhà kêu tiếp tục làm giấy tờ để đi lần 2. Lần này, có 2 người con gái của ông Ba Hạt bỏ cuộc nên bà Hoa rủ thêm 3 người khác. Vậy là ngày 8.7.2010, nhóm 9 người, toàn là nông dân, đã bay sang Malaysia.
Đi xuất khẩu… 1 ngày Cũng tại ấp Hòa Phú, có trường hợp 2 chị em Nguyễn Thị Mỹ Ngân (22 tuổi) và Nguyễn Thị Ngân Giang (20 tuổi), thấy người khác đi ham quá nên cũng xin đi. Không có tiền, gia đình phải vay nóng 30 triệu đồng. Nhưng Ngân và Giang vừa lên máy bay chiều hôm trước thì chiều hôm sau 2 người đã về tới nhà. Lý do là khi tới Kuala Lumpur không có người đón, bị tạm giữ và sáng hôm sau bị trục xuất.
Khi tới Kuala Lumpur, nhóm người VN được Cao Thị Đẹp (con gái bà Hoa) hướng dẫn vào làm tại một xưởng sản xuất dây thắng xe gắn máy với mức lương 650 ringgit/tháng, mỗi ngày làm 12 tiếng. Nhưng đến đầu tháng 10.2010 thì cả nhóm bất ngờ bị cảnh sát Malaysia đem 2 xe tới bắt, đưa về tạm giam, sau vụ đánh nhau giữa Cao Văn Lượm (em trai của Đẹp) với những người trong nhóm. Sau đó cảnh sát phát hiện ra hộ chiếu của nhóm 15 người đều đi du lịch và đã hết hạn. Vì vậy, sau 2 tuần bị tạm giam, tất cả đều bị đưa ra tòa và phạt tù 3 tháng, đến tháng 2.2011 thì bị trục xuất về nước.
Bi kịch nơi xứ người
Trong thời gian ở trại giam, Khanh kể, vì không biết tiếng bản xứ, cũng không biết tiếng Anh nên mỗi lần cảnh sát hỏi thì ú ớ, không hiểu là bị bạt tai… Trong 3 tháng ở tù, Khanh cho biết chỉ có duy nhất một bộ quần áo tù. Muốn giặt, phải mượn của những người bị tù lâu vì họ được 2 bộ…
Trong số những người bị tù oan ức còn có Võ Thị Lệ Thu (20 tuổi, ngụ ấp Hòa Phú, xã Hòa Khánh). Kể chuyện ở tù, Thu cho biết lúc đầu bị cảnh sát giam nửa tháng. Đến khi tòa tuyên án thì chuyển đến giam nơi khác. Trong thời gian hơn 4 tháng Thu đã qua 5 nhà tù. Tính từ ngày lên máy bay đi Malaysia đến khi trở về VN tròn 10 tháng. Thu nói trong nước mắt: “Ngày về em không còn đồng nào, vì tiền em làm đều bị Cao Thị Đẹp lấy hết, nói là mua vé máy bay, trong khi vé bay được chủ xưởng mua cho. Khi đi, mẹ em mượn 60 triệu đồng và một lượng vàng nhưng sang đó chỉ gửi về được 20 triệu đồng để trả nợ”.
Không thể xử lý hình sự?
Người dân bức xúc cho biết sau khi sự việc xảy ra, họ đã nộp đơn cho công an xã, công an huyện và tỉnh nhưng không thấy ai giải quyết. Ngày 5.10, chúng tôi liên hệ với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an Tiền Giang thì được xác nhận sự việc trên là có. Khi phát hiện Cao Thị Đẹp giả tên họ người khác để làm hộ chiếu, cơ quan này đã tạm giữ, lập hồ sơ chuyển sang Phòng CSĐT tội phạm về TTXH để xử lý. Còn xử lý ra sao thì Phòng này không rõ.
Trong khi đó, một cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về TTXH cho biết hành vi của Cao Thị Đẹp chỉ bị phạt hành chính về việc giả mạo giấy tờ và bị cấm xuất cảnh. Thế nhưng, theo người dân thì Cao Thị Đẹp đã bay sang Malaysia cách đây hơn một tháng!
Theo Thanh Niên
Cha phạm tội lấy tiền chăm con nằm viện
Túng quẫn vì nghèo, hai bố con nằm viện chăm nhau, ông Chiến đã bùi tai mua ma túy hộ con nghiện để nhận vài ngàn tiền công.
Án 3 năm không phải là dài so với một đời người nhưng nó là bước ngoặt khủng khiếp đối với gia đình ông Phạm Văn Chiến ở Nghĩa Hưng, Nam Định. Khuôn mặt nhăn nhúm vì tuổi tác cộng thêm những vất vả từ bé, ông Chiến gục xuống xấu hổ, mãi mới dám kể về lần phạm tội của mình.
Sinh ra ở vùng biển, nhà nghèo lại đông con nên cuộc sống của gia đình ông luôn trong cảnh chạy ăn từng bữa. Bản thân không được học hành đã là một thiệt thòi, ông biết vậy nhưng không biết làm cách nào để con cái học hơn cha mẹ vì gia đình nghèo khó quá. Khác chăng, chúng không mù chữ như ông nhưng chắc lâu ngày không sờ đến sách vở, con chữ cũng rơi rụng nhiều. Sở dĩ ông dám chắc thế vì lâu lăm rồi, từ ngày ông đi trại giam Thanh Phong cải tạo, chẳng đứa con nào viết cho ông một lá thư. Chắc tại chúng không viết nổi.
Nhà nghèo chỉ có sức khỏe là tài sản, vợ chồng ông đi làm thuê, hết lăn ruộng mình lại đến ruộng người, vất vả vậy song cũng chỉ đủ ăn, chứ nghỉ làm ngày nào là nhịn ngày ấy. Bốn đứa con dần lớn, vợ chồng ông cũng đỡ vất vả hơn vì con cái đã biết đỡ đần. Trong nhà đã có con gà, con lợn để nuôi. Hàng ngày ông cùng hai cậu con đạp xe đi làm thuê cho một xưởng gạch, cách nhà vài cây số, cơm nắm mang theo, tối mới về.
Một buổi chiều, ông đứng đóng gạch ở đầu máy đùn gạch, chẳng biết sơ sểnh thế nào thì máy thiến vào tay. Người con trai thứ hai của ông đứng gần đấy lao ra ngắt cầu dao, ngã thụt chân vào máy, bị kẹt cứng không kéo ra được. Cả hai được đưa ngay vào viện nhưng di chứng thật nặng nề. Ông bị mất 2 ngón tay còn cậu con trai thì trở thành "chú lính chì" độc chân. Ca tai nạn lao động bất ngờ khiến cả gia đình ông điên đảo vì không biết vay đâu ra tiền lo viện phí cho hai bố con vốn được coi là hai lao động chính trong nhà. "Cái khó ló cái khôn", ông bảo vợ cứ về nhà thu xếp còn ông với cái tay còn 2 ngón sẽ cố gắng ở lại bệnh viện vừa điều trị vết thương vừa tìm việc làm thêm để chăm con những ngày còn nằm viện.
Hàng ngày, sau giấc ngủ chập chờn trên ghế đá, ông Chiến ra cổng viện, ai thuê gì làm nấy, cốt kiếm đủ tiền sinh hoạt trong ngày cho hai bố con. Thương hoàn cảnh của ông, một bà bán hàng cơm gần đó cho ông mượn chiếc bếp than, vậy là ông trở thành người cung cấp nước sôi cho người nhà bệnh nhân từ đấy.
Người tốt biết ông cũng lắm song kẻ xấu gặp ông cũng nhiều. Chẳng biết chúng dụ dỗ thế nào mà ông nhận lời mua hộ chúng ma túy. Theo suy nghĩ của ông thì hàng ngày ông đến các phòng hỏi xem ai cần mua nước sôi thì cầm phích của họ ra bếp lò của mình, đong đầy nước rồi mang vào. "Mỗi phích nước có giá 2.000 đồng, cả ngày miệt mài cũng được vài chục ngàn, nếu có cầm thêm vài tép ma túy vào cho con nghiện, chắc chẳng ai biết", ông Chiến bộc bạch. Cũng vì món tiền viện phí sắp phải thanh toán nên ông Chiến đã xiêu lòng, nhận mua hộ ma túy cho mấy con nghiện vẫn lởn vởn trong khuôn viên bệnh viện, lấy khu vườn hoa, ghế đá làm nơi hút hít.
Nhắc đến tội lỗi của mình, ông Chiến bảo cũng tại mình nghèo quá đâm liều, với lại nhìn mấy đứa nghiện lên cơn vật vã cũng thương. Thấy ông hay tới hỏi xem có cần gì không, những kẻ nghiện này liền bảo chúng nghiện sắp chết rồi, vào bệnh viện chích để có chết thì đỡ bị ở ngoài đường, ông chỉ việc cầm tiền chúng đưa, ra cổng viện mua hộ tép ma tuý là bằng bán cả chục phích nước. Thương hại chúng và cũng do cần tiền, ông đã xuôi tai nhưng chưa kịp kiếm đủ tiền viện phí cho con thì ông bị bắt. Với hành vi mua bán ma tuý, ông Chiến bị kết án 3 năm tù. Ngày ông bị bắt, cả cổng viện ồn ào, nhiều người chép miệng lắc đầu tỏ ra không hiểu.
Từ ngày vào trại Thanh Phong, ông mới được đi học nhưng ở cái tuổi 65, trong đầu bộn bề những lo toan thì làm sao có chữ nào lọt được thành ra mãi đến giờ, đã gần 2 năm đi cải tạo, ngày nào cũng được lên lớp nửa buổi mà ông vẫn chưa thuộc hết mặt chữ cái. Xoa mái tóc cứng bạc quá nửa, ông Chiến bẽn lẽn bảo tại cứ cầm sách là thương mấy đứa con ở nhà, tại nghèo quá mà đứa nào cũng chỉ được đi học 2, 3 năm là nghỉ, chắc chúng không còn nhớ chữ nữa nên chẳng đứa nào viết thư vào cho bố. Nói rồi ông Chiến lặng im, gương mặt đen như tối hơn, dáng khắc khổ chẳng khác nào cây gỗ lũa.
Theo Báo Công Lý
Lý giải việc tìm mộ liệt sĩ qua giấc mơ Ở huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên - Huế), ông Nguyễn Viết Xu (còn có tên Nguyễn Xu, SN 1941), Đội trưởng Đội quy tập mộ liệt sỹ của xã Hương Xuân được khá nhiều người biết đến vì ông cho rằng mình đã từng tìm thấy nhiều ngôi mộ liệt sĩ qua những giấc mơ. Những giấc mộng lạ Theo lời kể...