‘Mất thiết bị phóng xạ nữa là… thôi rồi!’
Đó là lưu ý của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà với lãnh đạo các sở ngành liên quan về mức độ nguy hiểm của việc mất thiết bị có chứa nguồn phóng xạ trên địa bàn
Ông Lê Mạnh Hà: “Mất thiết bị phóng xạ nữa là… thôi rồi!”.
Sáng 7.4, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp đột xuất liên quan đến việc quản lý, giám sát, đảm bảo an toàn cho thiết bị chứa nguồn phóng xạ trên địa bàn thành phố.
Theo ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ, trên địa bàn thành phố thống kê có hơn 200 thiết bị chứa nguồn phóng xạ của các đơn vị, trong đó có 124 thiết bị phóng xạ di động (thường xuyên được di chuyển trong quá trình sử dụng).
Lâu nay cơ quan nhà nước thường chỉ biết là đơn vị nào có, số lượng bao nhiêu thiết bị, đặc tính từng thiết bị ra sao…, còn việc kiểm soát hầu như do từng đơn vị sở hữu thiết bị tự đảm trách. Đường đi của thiết bị như thế nào trong tình huống bị mất, thất lạc thì không thể nào kiểm soát được. Do đó, đây là một nguy cơ về sự thiếu an toàn trong việc quản lý thiết bị có tính chất đặc thù.
Video đang HOT
Tại TP.HCM từng xảy ra mất cắp thiết bị chứa nguồn phóng xạ hạt nhân dùng trong công nghiệp của Công ty TNHH Apave Châu Á – Thái Bình Dương chi nhánh TP.HCM vào ngày 15.9.2014. Bốn ngày sau, thiết bị may mắn được tìm ra ở khu vực đường Vườn Lài, P.Phú Thọ Hòa, Q.Tân Phú.
Ngay sau đó, UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Khoa học – Công nghệ phối hợp Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC, thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) khảo sát và lắp đặt thiết bị định vị vào từng thiết bị chứa nguồn phóng xạ để quản lý, theo dõi.
Nhưng cho đến cuộc họp diễn ra vào sáng 7.4, việc này vẫn chưa được các đơn vị liên quan thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố.
“Đụng chuyện thì sôi động lên, sau đó thì lại im lặng, chìm xuống. Vụ này cũng tương đối chìm. Giờ thì không chậm trễ được nữa”, ông Hà nói.
Tiến sĩ Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC cho biết kỹ thuật và phần mềm hệ thống lắp đặt đã chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, để triển khai, tiến sĩ Hoàng đề nghị thành phố duyệt đề tài nghiên cứu.
Ông Hà nói ngay: “Đề nghị làm đề tài gì nữa, đã có sẵn kỹ thuật và phần mềm hệ thống thì phải triển khai trên thực tế luôn”.
Ông Hà yêu cầu Sở Khoa học – Công nghệ và ICDREC ngay trong ngày mai 8.4 đến từng địa chỉ cụ thể và gắn luôn thiết bị định vị, không chần chừ nữa.
“Để thiết bị lang thang ngoài đường là còn hơn quả bom. Mất thiết bị phóng xạ nữa là thôi rồi. Chúng ta đừng loay hoay nữa. Nguy hiểm nguồn phóng xạ nếu thất lạc mới là quan trọng, vì để ảnh hưởng đến sức khỏe người dân thì tiền nào lo cho đủ”, ông Hà lưu ý.
Theo Dân Trí
Nguồn phóng xạ bị thất lạc đã bị đục để lấy chì?
"Nguồn phóng xạ Co-60 có thể đã mất từ trước khi Công ty Pomina 3 trình báo khá lâu, nên nhiều khả năng đã bị đục để lấy chì", Ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận định.
Ông Mai Thanh Quang, cho biết, 13h30 chiều nay (7.4), đoàn tìm kiếm nguồn phóng xạ Co-60 bị mất đã tập trung tại Công an huyện Tân Thành để đi kiểm tra, dùng máy dò tìm kiếm nguồn phóng xạ tại hai cơ sở nấu chì ở huyện Tân Thành.
Ông Quang nhận định, nguồn phóng xạ trên có thể đã mất từ trước khi Công ty Pomina 3 trình báo khá lâu nên có khả năng đã bị đục để lấy chì. Từ nhận định này, đoàn sẽ kiểm tra hai cơ sở nấu chì ở huyện Tân Thành cùng các cửa hàng phân phối lại sản phẩm chì trên.
Nguồn phóng xạ Co-60 có thể đã bị đục để lấy chì
"Ngoài ra, sau khi thông tin về nguồn phóng xạ bị mất được đăng tải, một công nhân tên Tuấn của nhà máy xử lý rác Kbec Vina (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành) báo tin có nhìn thấy vật thể tương tự như nguồn phóng xạ bị mất. Nguồn tin này chưa đủ cơ sở để khẳng định, chúng tôi phải xác minh lại. Bởi thời gian người này nói nhìn thấy nguồn phóng xạ cách đây 6, 7 tháng, chưa khớp với thời gian nguồn phóng xạ Co-60 bị mất", ông Quang cho biết.
Về giả thiết bình đựng nguồn phóng xạ bị phá huỷ, lấy vỏ đưa vào nhà máy thép tái chế, theo ông Quang, khả năng này khó xảy ra. Bởi theo thông tin từ phía Công ty Pomina 3 đưa ra, công nghệ sản xuất thép hiện nay rất hiện đại. Lò đựng nhiên liệu có hệ thống mâm từ, chỉ hút những nguyên liệu có chứa sắt. Còn bình đựng nguồn phóng xạ trên bằng chì, hệ thống sẽ tự động loại ra.
Theo Dân Việt
Vật thể nghi là thiết bị chứa nguồn phóng xạ bị chôn sâu dưới bãi rác Chiều 7/4, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng các bên liên quan đã tới công ty xử lý rác thải Kbec Vina để tìm kiếm nguồn phóng xạ bị mất, theo nguồn tin nhận được từ nhân viên của công ty Kbec Vina. Anh Trần Văn Toàn chỉ chỗ mình chôn vật...