“Mắt thấy tai nghe” hiệu quả mô hình nuôi cá thát lát, lăng nha trên hồ thuỷ lợi
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của dự án khuyến nông quốc gia “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai thành công mô hình nuôi cá thát lát trong lồng bè và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Xây dựng mô hình gắn với tiêu thụ
Tỉnh Quảng Ngãi có gần 2.600ha mặt nước của trên 80 hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện có khả năng nuôi trồng thủy sản. Đây là điều kiện thuận lợi tốt để triển khai và phát triển mạnh các mô hình nuôi cá lồng bè trên sông, suối nhằm tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
Sau thành công với cá thát lát, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi tiếp tục phát triển mô hình cá lăng nha thương phẩm trên hồ chứa nước thủy lợi Suối Loa, xã Ba Động, huyện Ba Tơ. Ảnh: Mạnh Hùng
Xác định mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng là mô hình điểm để người dân học tập và nhân rộng, phát triển trong toàn tỉnh, vì vậy lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã chỉ đạo cán bộ kỹ thuật cần bám sát theo dõi, hướng dẫn chi tiết quy trình kỹ thuật nuôi cá lồng bè cho các hộ dân tham gia mô hình đạt hiệu quả cao.
Video đang HOT
Nhận thấy những điều kiện thuận lợi trên, cùng nguồn kinh phí hỗ trợ từ dự án khuyến nông quốc gia “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, trong năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển mô hình nuôi cá thát lát cườm trong lồng bè tại thôn Suối Loa, xã Ba Động, huyện Ba Tơ.
“Với quy mô 200m3 lồng, thả 10.000 con cá giống thát lát cườm (tương đương mật độ 50 con/m3 lồng nuôi) kích cỡ 8cm/con, sau 8 tháng triển khai, cá đạt trọng lượng bình quân hơn 600g/con, tỷ lệ sống đạt trên 75%. Với giá bán 90.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mô hình cho lãi gần 120 triệu đồng” – đại diện Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi cho biết.
Anh Trần Văn Thuận – cộng tác viên tham gia mô hình phấn khởi cho biết: “Tham gia mô hình, người nuôi cá được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn trực tiếp trong suốt quá trình thực hiện mô hình nên cá sinh trưởng phát triển tốt, không bị dịch bệnh. Sau khi kết thúc mô hình, tôi đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong lồng, nhất là kỹ thuật chọn cá giống và kỹ thuật phòng, trị bệnh cho cá”.
Cá lăng nha giống được hỗ trợ cho nông dân thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”. Ảnh: Mạnh Hùng
Cũng theo anhThuận: “Mô hình nuôi cá này khá hiệu quả, vì loài cá thát lát có giá trị kinh tế cao hơn một số loài cá khác, dễ tiêu thụ. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nuôi cá thát lát cườm và sẽ mở rộng thêm vài ô lồng nữa để tăng thu nhập cho gia đình”.
Đây là dự án hiệu quả, vì thế để chuyển giao quy trình kỹ thuật đến với người dân, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ba Tơ tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá thát cườm thương phẩm trong lồng bè trên sông, hồ chứa gắn với tiêu thụ sản phẩm cho 70 hộ dân sinh sống xung quanh vùng hồ chứa nước thủy lợi Suối Loa có nhu cầu học hỏi kỹ thuật nuôi cá lồng bè.
Khi mô hình cho thu hoạch, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã tổ chức buổi tổng kết với sự tham gia của 40 hộ nông dân để bà con được “mắt thấy tai nghe” về hiệu quả của mô hình, cũng như tuyên truyền về kỹ thuật nuôi cá, từ đó có thể tham khảo, nhân rộng.
Tiếp tục phát triển mô hình mới
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi, đây là mô hình nuôi thuỷ sản có sự liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ không hoàn lại một phần kinh phí thực hiện mô hình, phía doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào như cá giống, thức ăn, hóa chất phòng và trị bệnh, các vật tư thiết yếu trong nuôi cá lồng bè… và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, trên 80% sản phẩm của mô hình được bao tiêu với giá ổn định, hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 15% so với các mô hình nuôi cá theo cách truyền thống.
Để tiếp nối thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi tiếp tục thực hiện năm thứ 2 dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, với mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm.
Tham gia mô hình có hộ ông Trương Ngọc Thành và hộ ông Võ Tấn Tám (ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây). Mô hình được thực hiện với quy mô 200m3 lồng (100m3 lồng/hộ), thả 4.000 con cá giống lăng nha (tương đương mật độ 20 con/m3 lồng), kích cỡ 15cm/con. Cá giống khi thả khỏe mạnh, không bị xây xát, bơi linh hoạt, không nhiễm bệnh và đã qua kiểm dịch, nguồn cá giống được cơ sở sản xuất giống cá nhân tạo tại tỉnh Quảng Nam cung cấp.
Đến nay, cá lăng nha trong mô hình đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện nguồn nước của hồ chứa nước thủy điện Đăk Đrinh, cá sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn sẽ đem lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi.
Hoàn lưu sau bão sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ
13h ngày 2/8, bão số 2 đã đổ bộ vào đất liền khu vực các tỉnh từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, sau đó suy yếu thành ATNĐ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Dự báo, hoàn lưu sau bão sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ.
Bộ đội biên phòng Đồn Cửa khẩu Cảng Cửa Lò giúp dân neo đậu tàu thuyền ứng phó với bão số 2 (Nguồn ảnh: baonghean.vn)
Báo cáo mới nhất của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết: Trưa 1/8, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 (Sinlaku). Bão di chuyển với tốc độ 15-20km/h, gió cấp 8, giật cấp 10. Đến 13h ngày 2/8, bão số 2 đổ bộ vào đất liền khu vực các tỉnh từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, sau đó suy yếu thành ATNĐ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Do ảnh hưởng của bão số 2, từ 19h ngày 31/7 đến 15h ngày 2/8, các tỉnh Quảng Ninh đến Quảng Bình đã xảy ra mưa mưa lớn 200-400mm. Trong đó, một số trạm mưa lớn như: Quảng Ninh (Cẩm Phả 320mm); Nghệ An (Vinh 255mm); Hà Tĩnh (Kỳ Thịnh 469mm, Kỳ Anh 413mm; Đậu Liêu 409mm); Quảng Bình (Đồng Tâm 388mm; Tuyên Hóa 343mm). Dự báo, hoàn lưu sau bão sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ.
Ghi nhận,đến nay, chưa có thiệt hại về người. Đồng thời, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 56.174 tàu/233.900 lao động về nơi tránh trú an toàn. Hiện chưa có thiệt hại và sự cố tàu thuyền trên biển do bão.
Về an toàn hồ chứa, hiện các hồ chứa thủy điện lớn ở Bắc Bộ như: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà dưới mực nước cho phép từ 0,17m - 19,03m; tổng dung tích còn lại đến mực nước đón lũ là 4 tỷ m3, đến mực nước dâng bình thường là 12 tỷ m3. Các hồ chứa thủy lợi vẫn đảm bảo an toàn.
Quảng Trị: Thả nuôi loài gà lai đá trên cát, dân ở đây rủng rình tiền tiêu Người dân thôn Cang Gián, xã Trung Giang, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) chăm sóc đàn gà lai đá, gà ri ở trang trại xây dựng trên cát trắng. Đến bây giờ, nhiều mô hình chuyển đổi sinh kế bền vững cho ngư dân vùng biển bãi ngang sau sự cố ô nhiễm môi trường biển đã thực sự phát huy hiệu...