‘Mắt thần’ Hubble gặp sự cố kỹ thuật
Ngày 18/6, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kính viễn vọng không gian Hubble, “mắt thần” của Trái Đất trong vũ trụ suốt hơn 30 năm qua, đã gặp sự cố kỹ thuật và ngừng hoạt động.
Kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: nasa.gov
Theo NASA, sáng 14/6 (theo giờ Việt Nam), máy tính chính của kính viễn vọng Hubble đã ngừng nhận tín hiệu từ máy tính tải trọng và gửi một thông báo lỗi đến hệ thống dưới mặt đất, buộc nhóm vận hành NASA phải tạm dừng hoạt động một trong những công cụ quan sát thiên văn mạnh mẽ và nổi tiếng nhất thế giới. Phân tích ban đầu cho thấy nguyên nhân sự cố có thể do bộ nhớ máy tính bị xuống cấp.
Máy tính tải trọng gặp sự cố là NSSC-1, được chế tạo vào những năm 1980 như một phần của mudule Xử lý dữ liệu và Điều khiển Dụng cụ Khoa học trên kính viễn vọng. Ngay sau khi xảy ra trục trặc, máy tính chính của Hubble đã tự động cài đặt tất cả thiết bị ở chế độ an toàn. Các chuyên gia tại Trung tâm Bay Không gian Goddard của NASA ở Maryland đã thử khởi động lại NSSC-1 nhưng khi bật lên, máy tính tải trọng này liền gặp các vấn đề tương tự gây ra việc tắt máy ban đầu.
Video đang HOT
Đây không phải là lần đầu tiên Hubble gặp sự cố dẫn đến tạm ngừng hoạt động. Tháng 3 năm nay, kính thiên văn cũng phải chuyển sang chế độ an toàn do lỗi phần mềm nhưng đã nhanh chóng được khắc phục và hoạt động trở lại sau vài ngày.
Được phóng lên vũ trụ vào ngày 24/4/1990 bằng tàu con thoi STS-31, kính viễn vọng Hubble đã dành hơn 3 thập kỷ để khám phá không gian, vượt xa tuổi thọ dự kiến là 15 năm. Hubble được trang bị đầy đủ các công cụ hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời, nhằm chụp lại tất cả những hình ảnh của vũ trụ với ánh sáng khả kiến, cực tím và ánh sáng bước sóng cận hồng ngoại. Hubble đã hoạt động bền bỉ trong khi các nhà khoa học chờ đợi việc phóng kính viễn vọng không gian James Webb thế hệ tiếp theo, dự kiến được triển khai vào cuối tháng 10 hoặc tháng 11 năm nay.
NASA cảnh báo Trái Đất đang 'nhốt' lượng nhiệt chưa từng có tiền lệ
Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng Cục Quản lý Khí quyển và đại dương quốc gia của Mỹ (NOAA) đánh gía rằng Trái Đất đang giữ lượng nhiệt gấp đôi so với năm 2005.
Mặt Trời mọc tại California (Mỹ) trong đợt nóng năm 2020. Ảnh: Reuters
Tờ Guardian (Anh) cho biết NASA và NOAA cho rằng mức "cân bằng năng lượng" tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2019 như vậy là "đáng báo động".
"Cân bằng năng lượng" là mức độ khác biệt giữa năng lượng bức xạ của Mặt Trời được khí quyển và bề mặt Trái Đất hấp thụ so với lượng bức xạ hồng ngoại được đẩy trở lại vào không gian. NASA nhận định: "Cân bằng năng lượng dương đồng nghĩa với Trái Đất đang hút nhiều năng lượng, gây ra tính trạng nóng lên".
Hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất giữ nhiệt trong không khí, cản bức xạ hồng ngoại vốn phải quay trở lại không gian. Tình trạng này dẫn đến nhiều thay đổi như tan băng, nước bốc hơi mạnh và giảm mây.
Các nhà khoa học dựa trên dữ liệu từ cảm biến vệ tinh và thiết bị nổi trên biển để đưa ra kết luận.
Ông Norman Loeb, một nhà nghiên cứu của NASA, đánh giá nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ với biến đổi khí hậu về dài hạn nhưng không thể dự đoán điều xảy ra trong vài thập niên tới đối với cân bằng quỹ năng lượng của Trái Đất.
Năm 2020, nhóm các nhà hoa học thuộc tổ chức Climate Action Tracker dự đoán mức tăng nhiệt độ toàn cầu là 2,9 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.. Con số này vượt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu là mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Nhưng Climate Action Tracker cũng nhấn mạnh nếu 127 quốc gia thực hiện được cam kết mục tiêu trung hòa khí carbon thì mức tăng nhiệt sẽ là 2,1 độ C. Hơn 100 quốc gia đã cam kết đến giữa thế kỷ này đạt mục tiêu trung hòa khí carbon.
Ngắm 'siêu trăng hồng' trên khắp thế giới "Siêu trăng hồng" hiếm có được ghi nhận nhiều nơi trên khắp thế giới và tối 26/4 9 (múi giờ Bờ Đông Mỹ). "Siêu trăng hồng" tại New York (Mỹ). Ảnh: Daily Mail Tờ Daily Mail (Anh) cho biết "siêu trăng hồng" lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn trung bình. Mặc dù có tên là "siêu trăng hồng"...