“Mắt thần” giám sát đô thị thông minh ở TT-Huế hoạt động ra sao?
Điểm đáng chú ý của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên- Huế là việc giám sát bằng hệ thống camera- phương tiện được ví như “ mắt thần”.
Chiều 23/7, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức họp báo về Hội nghị xúc tiến đầu tư công nghệ thông tin và công bố dịch vụ Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh.
Theo đó, chương trình sẽ được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với Bộ Thông tin- Truyền thông, Chuỗi Công viên Phần mềm Quang Trung tổ chức vào ngày 25/7.
Camera an giám sát đô thị trên đường phố ở Huế.
Mục tiêu của chương trình nhằm khẳng định quyết tâm khai thác lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh Thừa Thiên- Huế để thúc đẩy một cách mạnh mẽ phát triển công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Qua đó, kêu gọi các doanh nghiệp, các chuyên gia cùng đồng hành để thực hiện quyết tâm đó.
Theo ông Phan Thiên Định – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, việc công bố, giới thiệu các dịch vụ của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh như là một sản phẩm đầu tiên của quyết tâm “khác biệt, đột phá” trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển.
Video đang HOT
Qua đây, tỉnh hướng đến mục tiêu tuyên truyền, thu hút toàn dân, toàn hệ thống chính trị trong tỉnh vào cuộc để áp dụng công nghệ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội, cải thiện nhanh chóng những tồn tại xã hội. Đồng thời, thay đổi một cách căn bản tinh thần, thái độ, phong cách quản lý của hệ thống chính quyền cũng như cách thức tương tác giữa chính quyền, người dân.
Cùng với sự công bố Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế đưa ra cam kết mạnh mẽ, rõ ràng, minh bạch về sự quyết tâm đối mặt với tất cả những vấn đề của xã hội, để giải quyết, nhằm phát triển về mọi mặt, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của mỗi người dân.
Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên- Huế đóng vai trò là bộ não tổng hợp, giám sát, điều hành, điều phối, chỉ huy toàn bộ các hoạt động của tỉnh thông qua việc thu thập, chuẩn hóa dữ liệu. Đồng thời, Trung tâm sẽ phân tích, xử lý, đưa ra các báo cáo quyết định và chỉ huy các hoạt động của tỉnh, phục vụ đắc lực cho lãnh đạo và các cơ quan, đơn vị.
Trung tâm này cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh về các lĩnh vực giao thông, môi trường, y tế, giáo dục, du lịch. Về giao thông là việc giám sát các phương tiện giao thông công cộng, cung cấp thông tin theo thời gian thực về giao thông như kẹt xe, tai nạn… Về môi trường, giám sát hệ thống hồ thủy điện, các điểm ngập lụt, hỗ trợ trong việc phòng chống bão lụt, cung cấp các thông tin cảnh báo ô nhiễm môi trường nước, không khí, tình trạng ngập úng.
Điểm đáng chú ý của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên- Huế là việc giám sát bằng hệ thống camera- phương tiện được ví như “mắt thần”. Trong đó, hệ thống camera PTZ để quan sát tầm cao, khoảng cách quan sát xa nhằm cảnh báo đám cháy trong phạm vi thành phố; phát hiện các điểm ngập úng trong mùa mưa bão; phát hiện các đám đông tụ tập, biểu tình nhằm hỗ trợ công tác điều hành an ninh trật tự.
Hệ thống camera trật tự đô thị nhằm cảnh báo kẹt xe, ùn tắc giao thông; giám sát vỉa hè, cảnh báo vi phạm và xử lý vi phạm đậu đỗ xe. Cụ thể, hệ thống camera trật tự đô thị sẽ cảnh báo, phân phối cho cán bộ kiểm soát biết địa điểm giao thông nào đang có ùn tắc, kẹt xe cần hỗ trợ và điều tiết cho các phương tiện tham gia giao thông những lộ trình mới nhằm giảm tải ùn tắc. Hệ thống camera này cũng cảnh báo những trường hợp đậu đỗ xe sai quy định và những khu vực thường tái phạm để có những tham mưu, định hướng quy hoạch bãi đậu xe phù hợp.
Hệ thống camera giao thông thu thập thông tin các phương tiện không tuân thủ tín hiệu giao thông, đồng thời phân phối cho các đơn vị chức năng tiến hành xử lý phương tiện vi phạm. Hệ thống này cũng cho phép giám sát tốc độ phương tiện với độ chính xác cao, chụp ảnh và tự động nhận dạng biển số phương tiện vi phạm, đáp ứng đầy đủ các yếu tố pháp lý để xử phạt.
Việc nhận diện biển số sẽ có phần mềm tự động nhận diện biển số xe được cài đặt tại các giao lộ, thu thập thông tin về các biển số xe trong thời gian thực, tìm kiếm những phương tiện vi phạm. Thông tin này sau đó sẽ được gửi đến các tổ chức liên quan để đưa ra biện pháp xử lý…
Theo Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên- Huế, hiện có hơn 60 camera của Trung tâm lắp đặt và giám sát ở nhiều khu vực trọng điểm của TP.Huế. Trung tâm đang tiến hành lắp đặt thêm 120 camera và đấu nối thêm vào hệ thống hơn 200 camera của các cơ quan chức năng, các phường.
Trong năm 2019, TP.Huế sẽ có khoảng 400 camera phục vụ việc giám sát, xử lý các vụ việc về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, giao thông… Theo quy hoạch, thành phố có từ 1.000 – 1.200 camera phục vụ việc giám sát, điều hành đô thị.
Theo Danviet
Lần đầu tiên những "siêu phẩm" nông sản độc, lạ xứ Huế được tụ hội
Nhằm giới thiệu và đẩy mạnh quảng bá những thành tựu về phát triển nông nghiệp, nhất là những sản phẩm nông nghiệp, an toàn, chất lượng và ứng dụng công nghệ cao, sắp tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tổ chức hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Ông Phạm Văn Tần - Chi cục trưởng, Chi cục Phát triển nông thôn (PTNT) tỉnh Thừa Thiên -Huế cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức hội chợ sản phẩm nông nghiệp Thừa Thiên - Huế. Theo đó, hội chợ sẽ do Sở NNPTNT là đơn vị thường trực tổ chức, Chi cục PTNT tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện. Hội chợ diễn ra từ ngày 28 đến 30/7/2019 tại khuôn viên nhà văn hóa trung tâm tỉnh. Đây cũng là hội chợ đầu tiên được tổ chức để trưng bày các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm làng nghề truyền thống sẽ hội tụ tại Hội chợ nông sản tỉnh Thừa Thiên - Huế vào cuối tháng 7. Ảnh: Trần Hòe
Theo bà Lê Thị Ngọc Sương - Phó Trưởng phòng Cơ điện và Ngành nghề nông thôn - Chi cục PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, hội chợ lần này nhằm giới thiệu, cung cấp các thông tin dịch vụ, vật tư cung ứng nông nghiệp nông thôn, liên kết đầu tư và kết nối tiêu thụ; trưng bày, giới thiệu những thành tựu nông nghiệp của các địa phương đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao...
"Đặc biệt, hội chợ cũng là dịp để trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sản phẩm ngành nghề, làng nghề nông thôn, sản phẩm thân thiện môi trường... Về quy mô, hội chợ sẽ có khoảng 60 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp độc, lạ của tỉnh cũng như các địa phương..." - bà Sương chia sẻ.
Bà Sương cho biết thêm, các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, HTX... khi đăng ký tham gia hội chợ sẽ được Ban tổ chức hỗ trợ một số chi phí liên quan. Hiện chi cục đã tiến hành quảng bá rộng rãi trên nhiều kênh thông tin, đến nay có hơn 40 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, HTX trong tỉnh đăng ký tham gia. Các sản phẩm tham gia hội chợ phải đảm bảo các tiêu chí nguồn gốc, chất lượng, an toàn và ứng dụng công nghệ cao...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, hội chợ nhằm giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh về phát triển sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, đồng thời mở rộng giao lưu, liên kết hợp tác đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tìm kiếm cơ hội hợp tác và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Hội chợ cũng là dịp để quảng bá, nâng tầm thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ hội kết nối, giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp...
Theo Danviet
TT-Huế: "Vỡ trận" dịch tả lợn châu Phi, dịch lan kín 9/9 huyện thị Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra tất cả các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế, số lợn mắc dịch tăng chóng mặt. Chiều 4/7, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 9/9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Theo đó, địa...