“Mắt Rồng”
Dưới chân núi Rồng, thôn Thèn Pả, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có 2 hồ nước mà người dân nơi đây gọi là hồ “Mắt Rồng”, gắn với truyền thuyết về rồng để lại mắt trên cao nguyên đá Đồng Văn.
Hồ “Mắt Rồng”. Ảnh: Thanh Thuận
Hồ “Mắt Rồng” là nguồn nước chính cung cấp cho 86 hộ dân ở làng Lô Lô Chải và gần 100 hộ dân thôn Thèn Pả. Nhờ có 2 hồ nước ngọt này mà cuộc sống của người dân nơi đây đã bớt phần vất vả.
Điều kỳ diệu là, dù thời tiết có khô hạn thế nào, nước ở 2 hồ này không bao giờ cạn. Đây là nguồn cung cấp nước tưới tiêu phục vụ mùa màng, đồng thời, góp phần tô điểm cho cảnh sắc nơi địa đầu Tổ quốc.
Thanh Thuận
Theo bienphong.com.vn
Kỳ 2: Đi giữa mùa "đá nở hoa"
Những ngày cuối tháng 10, suốt hành trình 185km từ Quản Bạ, Yên Minh sang đến Đồng Văn, Mèo Vạc là những triền hoa tam giác mạch, cúc cam, thun tu, bạc hà... đua nhau khoe sắc.
Video đang HOT
Giữa những mỏm đá lô nhô như thạch trận trải rộng khắp sườn núi, miền biên viễn Hà Giang vào mùa "đá nở hoa".
Thời điểm này, bắp ngô đã được gùi về nhà, trên nương thổ canh xen đá chỉ còn những đụn rạ ngô phơi khô, che chắn những cây hoa tam giác mạch, nở xen giữa lô nhô đá tai mèo.
Vốn chỉ là loài kiều mạch trong những ngày khó khăn được người Mông dùng làm lương thực, giữa tháng 10, hoa tam giác mạch cứ tự nhiên nở rộ trên khắp cao nguyên Đồng Văn. Đó là loài hoa bền bỉ, chịu rét và khô hạn nên rất dễ gieo theo trên cao nguyên đá. Hoa đẹp nhất vào độ sắp tàn, khi đó cánh hoa chuyển màu từ trắng sang phớt hồng rồi đỏ thẫm.
Cùng với tam giác mạch, miền đá còn một loài hoa khác, thắm hơn nhiều, đủ khiến lữ khách thực thụ đắm chìm trong một màu hoang hoải. Ấy là màu đỏ cam của loài hoa cúc dại, vươn đá thức dậy làm thắm cả lưng núi đá tai mèo, vốn màu xám xịt... Đây là loài hoa dại, nhưng được yêu thích bởi chính vẻ hoang dại nên có cái tên cúc cam, mọc thành bụi, bung nở cánh mỏng mảnh 3 thùy, 5 thùy, chẻ ra trông như những ngón tay.
Vào mùa hoa tam giác mạch nở, những thảm hoa rực rỡ sắc tím hồng trải dài khắp các thung lũng ở Quản Bạ, Yên Minh cho đến Phố Cáo, Đồng Văn.
Những thửa hoa tam giác mạch ở thôn Lũng Cẩm (xã Sủng Là), một thung lũng nằm ẩn dưới những vách núi đá tai mèo hùng vĩ, cách Đồng Văn chừng 20km, nơi là bối cảnh chính của phim "Chuyện của Pao".
Chỉ nở rộ trong khoảng thời gian chừng một tháng, sau đó hoa tam giác mạch chuyển từ màu trắng sang phớt hồng rồi đỏ thẫm đẹp đến nao lòng trước khi kết hạt.
Những thửa hoa đẹp nở ngay trước cửa của một nếp nhà thưng vách gỗ của cô chủ nhỏ người Mông đủ nao lòng lữ khách ghé thăm cao nguyên đá.
Những triền hoa tam giác mạch mọc bên sườn núi chênh vênh ở Lũng Táo, địa điểm cách ngã ba Ma Lé chừng 3km.
Thèn Thị Dính, cô sơn nữ dân tộc Mông với chiếc lù cở đầy hoa cúc cam vừa hái trên những mỏm đá tai mèo...
... vốn là một loài cây dại, gần như chỉ có trên miền đá quê Dính...
... được hai mẹ con khách du lãng miền đá nhờ chụp ảnh trên cung đường qua xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn.
Cúc cam vươn đá dậy làm thắm cả lưng núi đá và nếu không để ý, sẽ bỏ qua cả những sườn núi đầy hoa đẹp đến ngỡ ngàng như trong ảnh, chụp ven cung đường lên Phó Bảng.
Ngoài tam giác mạch, hoa bạc hà trổ bông có hình giống đuôi chồn, xung quanh treo hàng ngàn cái chuông nhỏ tạo nên mùa hoa bạc hà tím cả không gian ...
... với hương thơm quyến rũ dụ những đàn ong ở khắp nơi tìm về lấy mật. Khi hoa bạc hà nở rộ, báo hiệu một mùa bội thu mật cho người dân nuôi ong trên cao nguyên đá.
Mùa quay ong, ngoài mật ngọt, còn có một sản phẩm nữa là phấn hoa, vị thuốc quý có rất nhiều vitamin và khoáng chất dùng để bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh và làm đẹp.
Theo dulich.petrotimes.vn
Dốc Thẩm Mã Dốc Thẩm Mã nằm trên quốc lộ 4C, là đoạn đèo có 9 khúc uốn lượn nổi tiếng ở Hà Giang, nối con đường từ thị trấn Yên Minh, huyện Quản Bạ lên tới Phố Cáo, huyện Đồng Văn. Đây là một trong những con đèo đẹp nổi tiếng trong các cung đường lên phía Bắc. Dốc Thẩm Mã. Ảnh: Thanh Thuận Từ...