Mất nửa tỷ đồng trong tài khoản VCB: Tại anh, tại ả!
Vụ việc khách hàng Hoàng Thị Na Hương của Vietcombank (VCB) bị mất 200 triệu trên tài khoản kết luận cuối cùng còn phải chờ cơ quan điều tra là C50 (Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao). Trong lúc đó, phụ trách lĩnh vực công nghệ các ngân hàng cảnh báo, không thể chủ quan với giao dịch ngân hàng điện tử, đồng thời lưu ý các chủ tài khoản phải chủ động “phòng thân” nếu không muốn mất tiền… oan!.
Ảnh minh họa.
Vietcombank mô phỏng lại quá trình mất tiền
Ngày 14/8, Vietcombank hoàn tất một clip mô phỏng lại giao dịch và quá trình dẫn đến mất quyền kiểm soát tài khoản của khách hàng Hoàng Thị Na Hương. Theo mô tả của ngân hàng, có thể hình dung trong quá trình thực hiện một giao dịch qua Internet Banking, chị Na Hương đã bị đối tượng dẫn dụ vào một trang web giả mạo Vietcombank nhưng có tên miền và đường dẫn hoàn toàn khác.
Trước giao diện y hệt của ngân hàng, chị Hương đã vô tình khai báo tài khoản và password (mật khẩu). Cùng thời điểm, đối tượng đã vào trang web thật của ngân hàng và thực hiện giao dịch song song như chị Hương đang khai báo với trang web giả. Khi mã xác thực OTP được gửi đến điện thoại của chính thân chủ (xác nhận giao dịch), chị Hương lại lần nữa vô tình khai báo mã xác thực đó vào trang web trên. Thời điểm đó, đối tượng đã kịp có mã xác thực và xâm chiếm kiểm soát tài khoản của chị Na Hương song song với chị.
Trao đổi với PV, ông Đào Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc phụ trách công nghệ Vietcombank giữ quan điểm ngân hàng đã công bố ngày 12/8: Sự việc xảy ra do ban đầu chị Hương không may dính lỗi sơ ý bất cẩn. Để người ngoài cuộc có thể hình dung “lỗi” nằm ở đâu, vị đại diện này diễn giải: Để đi vào tài khoản, ngân hàng đã trao cho mỗi chủ tài khoản một chùm chìa khoá mà trong đó mã xác thực OTP được ngân hàng gửi đến sau cùng coi như “chìa khoá két”, còn các thông tin khai báo như mã thẻ, mật khẩu… chính là những cánh cửa bảo vệ bên ngoài. Tuy nhiên, ngay cả khi chìa khóa lớp các cửa đã bị mở, và chính chìa khóa két chủ nhân cũng không giữ được, vô tình trao cho tên trộm thì sẽ không có cách nào giữ được quyền kiểm soát độc quyền nữa. Và rủi ro xảy đến.
“Đầu tiên phải khẳng định là hệ thống của Vietcombank không bị hacker tấn công, đây cũng là điều Vietcombank luôn cam kết. Hiện, hệ thống Vietcombank an toàn bởi có nền tảng an toàn; phần mềm an toàn. Trường hợp này, chị Hương đã bị Fishing (mất mật khẩu cơ bản) và hacker đã truy cập nhiều lần vào tài khoản.”, ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Cả hai đều có lỗi và trách nhiệm?
Theo một nguồn tin của PV, hiện Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50- Bộ Công an) đã cơ bản lần ra các thông tin liên quan vụ việc (cả tài khoản ngân hàng nơi hacker định chuyển 300 triệu tới).
Phía Vietcombank cũng đang sốt ruột chờ thông tin cơ quan điều tra công bố. Tuy nhiên, câu hỏi dư luận quan tâm nhất lúc này đó là trong câu chuyện trên, lỗi của khách hàng đến đâu, có hay không lỗi của ngân hàng? Và với số tiền 200 triệu đã “bay” khỏi tài khoản của chị Hương (thực hiện qua giao dịch ATM bên Malaysia còn 300 triệu chuyển khoản Vietcombank chặn được), tổn thất này sẽ chia đều hay thuộc về ai?
Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, thành viên HĐQT LienvietPostbank, Chủ tịch Ủy ban công nghệ của ngân hàng này cho rằng: Xét một cách khách quan, lỗi đầu tiên của vụ việc thuộc về chị Na Hương khi vô tình để lộ thông tin tài khoản.
Nhưng sau đó, việc Vietcombank cho khách hàng chủ động chuyển từ SMS OTP sang Smart OTP có thể vô hình chung đã trở thành kẽ hở khiến chủ tài khoản chuyển thông tin vào đó. (OTP: One Time Password, tức mật khẩu sử dụng 1 lần. OTP là xác nhận giao dịch của ngân hàng trên Internet. VCB Smart OTP là ứng dụng được phát triển bởi Vietcombank chạy trên điện thoại di động tạo ra mã xác thực khi thực hiện giao dịch trên các dịch vụ của Vietcombank.)
“Tại ngân hàng tôi có một số nguyên tắc rõ ràng như không cho truy xuất tài khoản sau 12 giờ đêm quá 2 lần và mỗi lần không quá 10 triệu đồng. Vào ban ngày, khách hàng rút ATM không quá 4 lần, mỗi lần không quá 5 triệu đồng. Nếu chủ tài khoản đi nước ngoài thì phải vào cài đặt xác nhận lại với ngân hàng. Ngoài ra cứ 10 ngày một lần, ngân hàng khuyến cáo khách hàng đổi mật khẩu còn nếu truy cập từ SMS sang Smart OTP cần xác nhận lại từ email”- ông Thắng khẳng định.
Theo ông Thắng, hiện lỗ hổng lớn nhất của các ngân hàng chính là thẻ tín dụng. Rất nhiều người khi thanh toán mua bán hay đi nước ngoài, chỉ cần quẹt thẻ một lần là có thể bị ăn cắp thông tin tên chủ thẻ, số tài khoản thậm chí bị các đối tượng dùng thẻ trắng sao chép lại.
Vấn đề này ngay cả các tổ chức thẻ lớn trên thế giới như Visa, Master card cũng bị dính rất nhiều. Nhất là khi Ebay- trang mua bán trực tuyến lớn nhất trên mạng cho phép chỉ khai báo tên và chủ tài khoản thẻ. “Còn để đề phòng, mỗi lần đi nước ngoài về, tôi đều chủ động đổi thẻ mới, thà mất phí 300 ngàn đồng còn hơn mất tiền trăm triệu”, ông nói.
Một lãnh đạo cấp cao của Vietcombank nhìn nhận: “Trong kỷ nguyên số, bối cảnh công nghệ ngân hàng điện tử, ngân hàng cũng như nhiều doanh nghiệp đang là đối tượng bị tấn công.
Hiện hằng ngày hàng giờ, hệ thống của chúng tôi chịu rất nhiều sự tấn công ở bên ngoài nhưng hệ thống đều luôn xử lý được. Sự cố xảy ra vừa qua, cả ngân hàng và khách hàng đều là người bị hại. Chúng tôi cũng đang mong cơ quan công an sẽ làm rõ vụ việc”, vị này cho biết.
Theo Báo Tiền phong
Bắt nhóm "thám tử" chuyên nghe lén điện thoại
Ngày 18/11, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) - Bộ Công an tại TPHCM đã tiến hành triệt phá 1 băng nhóm tội phạm chuyên sử dụng công nghệ cao để nghe lén điện thoại của rất nhiều người.
5 nghi can bị bắt giữ gồm: Lê Kim Đính (33 tuổi), Nguyễn Thị Huế (29 tuổi, vợ của Đính, cùng ngụ Thủ Đức), Nguyễn Văn Nguyên (25 tuổi, ngụ quận Tân Phú), Nguyễn Văn Cao (28 tuổi, ngụ Bình Dương) và Lê Đức Anh (24 tuổi, ngụ Hà Nội).
Lê Kim Đính đối tượng cầm đầu
Tại trụ sở công an, nhóm người này đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Theo thông tin ban đầu, những người này lập các trang web rao bán phần mềm nghe lén điện thoại như thamtutu.com, phanmemgiandiep...Khi khách mua phần mềm, những nghi can này sẽ hướng dẫn họ cách cài đặt thiết bị nghe lén vào điện thoại và cấp cho khách hàng một mã số và mật khẩu để truy cập.
Ngoài ra, nhóm này còn nhận các hợp đồng như: điều tra ngoại tình, điều tra về thông tin của đối tác làm ăn... .Chi phí cho một hợp đồng "thám tử" nói trên là khá lớn.
Được biết nhóm này có chi nhánh ở Hà Nội, TPHCM và nhiều tỉnh thành khác.
Bước đầu, công an xác định đường dây này hoạt động vài năm trở lại đây, do Đính và Nguyên cầm đầu.
Công an đang mở rộng điều tra.
Đình Thảo
Theo Dantri
Cuộc chiến với "cao thủ" hacker trong thế giới ngầm Tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia sử dụng công nghệ cao tấn công, trộm cắp, mua bán thông tin thẻ tín dụng để rút tiền, thanh toán dịch vụ hoặc mua bán hàng hóa với những diễn biến phức tạp đang là một trong những nguy cơ của thương mại và thanh toán điện tử. Thế giới ngầm của tội phạm...