Mặt nham nhở do bôi mỹ phẩm ‘trời ơi đất hỡi’
Nhu cầu làm đẹp tăng cao trong những ngày gần Tết kèm số người bị tai biến da do sử dụng mỹ phẩm không nguồn gốc cũng tăng theo.
Ngày 19-1, BS Nguyễn Duy Quân, Khoa Thẩm mỹ da Bệnh viện (BV) Da liễu TP.HCM, cho biết gần đây có nhiều trường hợp bị tai biến da do dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm làm trắng da cấp tốc.
Bôi mỹ phẩm dỏm, mặt sưng nề, bong tróc
Mới đây BV tiếp nhận bà NTTH (40 tuổi, ngụ TP.HCM) trong tình trạng mặt sưng nề, đỏ rát kèm ngứa ngáy. Bà H. cho biết do tin lời người quen nên đã tìm mua hộp thảo dược thiên nhiên được quảng cáo trên mạng để dùng, mong muốn có làn da căng mịn, trắng đẹp cho “bằng chị, bằng em” để về quê đón tết.
Sau 3 lần sử dụng sản phẩm trên, mặt bà H. sưng, rát và ngứa. Tuy nhiên, người bán khẳng định thảo dược đang có tác dụng nên bà an tâm dùng tiếp.
Hơn tuần sau, da mặt bà sưng nề kèm nhiều nốt sần đỏ, ngứa, rát rất khó chịu nên bà tìm đến BV Da liễu TP.HCM.
Mặt bà H. sưng nề do sử dụng mỹ phẩm không nguồn gốc quảng cáo trên mạng. Ảnh: BVCC
Tương tự, chị NNT (18 tuổi, ở Đồng Nai) cũng tới BV Da liễu TP.HCM trong tình trạng da mặt nứt nẻ, bong tróc, đỏ rát kèm nhiều mụn. Chị T. cho biết sau khi dùng một loại mỹ phẩm làm sáng da được quảng cáo trên mạng, da mặt chị bị rát, ngứa, bong tróc.
Mặc dù được BS chẩn đoán bị “viêm da, bỏng da do tiếp xúc với mỹ phẩm” nhưng chị vẫn khăng khăng cho rằng đó là dấu hiệu bình thường khi dùng mỹ phẩm.
Rối loạn sắc tố khiến da khó hồi phục
Theo BS Quân, các loại mỹ phẩm trôi nổi mà bà H. hay chị T. sử dụng đều không nêu rõ thành phần, nguồn gốc. Điều đáng nói là chúng thước có chưa Corticosteroid, Hydroquinon, thủy ngân… là những thành phần mặc dù không an toàn nhưng có tác dụng làm trắng nhanh khi bôi lên da.
Video đang HOT
“Sử dụng lâu dài các mỹ phẩm chứa corticosteroid, hydroquinon, thủy ngân… sẽ làm da mỏng hơn, nhạy cảm và bong tróc. Trường hợp nặng có thể nhiễm trùng, để lại sẹo hoặc rơi vào tình trạng rối loạn sắc tố khiến da khó hồi phục. Những biến chứng này điều trị khó khăn, kéo dài. Thậm chí phải áp dụng kỹ thuật hiện đại mới có thể khôi phục lại tình trạng da như ban đầu” – BS Quân cho biết.
Cũng theo BS Quân, không ít trường hợp chị em ngưng sử dụng những mỹ phẩm chứa corticosteroid, hydroquinon, thủy ngân… nhưng những tổn thương da vẫn tiếp diễn. Nguy hiểm hơn, có trường hợp rơi vào hiện tượng “lệ thuộc” mỹ phẩm.
“Lệ thuộc mỹ phẩm có nghĩa là khi ngưng sử dụng mỹ phẩm này thì da trở nên ngứa, đỏ, nổi mụn, sắc tố sậm màu hơn. Việc “cai nghiện” cho những trường hợp như vậy hết sức khó khăn, cần nhiều thời gian và phải phối hợp các loại thuốc cũng như sử dụng công nghệ thích hợp” – BS Quân giải thích.
Mỗi ngày tiếp nhận 5-6 trường hợp tai biến do làm trắng da
Mỗi ngày, Khoa Thẩm mỹ da BV Da liễu TP.HCM tiếp nhận và điều trị từ 2-3 ca tai biến do làm trắng da. Hơn một tháng nay, do gần Tết nên nhu cầu làm đẹp tăng cao kéo theo số ca tai biến nhiều hơn, nhất là tai biến từ làm trắng da. Có ngày nơi đây tiếp nhận 5-6 trường hợp tai biến do làm trắng da.
BS NGUYỄN DUY QUÂN , khoa Thẩm mỹ da BV Da liễu TP.HCM.
Phụ nữ cao, da rám nắng không được chấp nhận ở Nhật Bản
Từ lâu, văn hóa Nhật coi làn da trắng, sáng là tiêu chuẩn của cái đẹp, đồng thời phụ nữ có vóc dáng nhỏ nhắn mới được nhận xét dễ thương.
Giống trong bất kỳ nền văn hóa nào, người Nhật Bản đặt ra một số tiêu chuẩn về cái đẹp cho ngoại hình. Hầu hết dân bản xứ có sống mũi thấp, nên họ thường khen ngợi sống mũi cao của người phương Tây, theo Japan Today.
Bên cạnh đó, văn hóa xứ sở hoa anh đào từ lâu đã coi làn da trắng, sáng là đẹp. Phụ nữ có vóc dáng nhỏ nhắn, không quá cao mới được coi là dễ thương.
Ryo, YouTuber người Nhật, thừa nhận cô không phù hợp với các tiêu chuẩn được coi là hấp dẫn ở quê nhà. Trên kênh cá nhân, nữ vlogger chia sẻ về áp lực mà phụ nữ xứ Phù Tang phải đối mặt để theo đuổi những điều được coi là lý tưởng, đồng thời nêu ra điều sẽ xảy ra khi họ chọn không hoặc không thể làm như vậy.
YouTuber Ryo có làn da rám nắng và chiều cao 1,81 m - những đặc điểm cô thừa nhận là không phù hợp với tiêu chuẩn về cái đẹp trong văn hóa Nhật Bản. Ảnh: Ryo.
Da trắng gắn liền với sự sang trọng
Theo Breaking Asia, nỗi ám ảnh về việc có làn da trắng đã tồn tại từ thời cổ đại ở Nhật Bản. Khi đó, làn da trắng, sáng có nghĩa là quý tộc. Trong khi những người giàu dành cả ngày ở nhà, tầng lớp lao động có làn da đen sạm do phải làm việc dưới nắng gắt. Màu da người nào càng tối, vị trí của họ càng thấp trong hệ thống đẳng cấp.
Next Shark cũng khẳng định điều tương tự. Trong thời kỳ Nara (năm 710-794) tới Heian (năm 794-1185), mỹ phẩm làm trắng da đã trở nên gần gũi với giới quý tộc. Phụ nữ thường bôi lượng lớn bột trắng, được gọi là oshiroi, lên mặt. Loại bột này cũng được các diễn viên kịch kabuki và geisha sử dụng.
Trong thời kỳ Edo (năm 1603-1868), các tiêu chuẩn về sắc đẹp đã có chút thay đổi. Phụ nữ bắt đầu tìm kiếm phương pháp khiến làn da trắng ngần nhưng trông tự nhiên hơn. Vẻ ngoài này được cho là gắn liền với sự sang trọng.
Phái đẹp thường phải giữ lớp trang điểm trắng sáng từ sáng sớm đến tối muộn, ngay cả khi tắm. Quá trình trang điểm cũng được coi là hành động không nên để người khác nhìn thấy.
Văn hóa Nhật Bản từ lâu đã coi làn da trắng, sáng là tiêu chuẩn của cái đẹp. Ảnh: SCMP.
Theo Guidable, vào những năm 1990, cùng với sự xuất hiện của các sản phẩm làm trắng da, bihaku - thuật ngữ trong ngành tiếp thị Nhật Bản, có nghĩa là "trắng đẹp" - ra đời.
Làn da đẹp được định nghĩa là trắng và mịn, đặc biệt đối với phụ nữ trẻ. Họ quan tâm, chăm sóc làn da mỗi ngày và mong muốn khuôn mặt mình trở nên sáng hơn.
Tuy nhiên, theo YouTuber Ryo, trong những năm 1990 và 2000, một xu hướng ngược lại cũng phát triển. Một số phụ nữ theo đuổi làn da ngăm đen và lối trang điểm đậm. Họ thể hiện cá tính riêng bằng thời trang.
Ryo cho rằng đây là lối suy nghĩ lành mạnh. Cô nói các cá nhân không cần phải tuân theo kỳ vọng của người khác về vẻ đẹp, mà thay vào đó, họ nên làm điều tốt nhất cho bản thân.
Ryo thích có làn da ngăm, dù nó không đẹp theo kiểu truyền thống. Đối với cô, làn da sẫm màu thể hiện sự khỏe mạnh. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp nữ YouTuber kiểm soát mụn trứng cá của mình.
Phụ nữ cao bị chê kém hấp dẫn
Ryo sở hữu chiều cao 1,81 m. Không may, tại Nhật Bản, phụ nữ cao không phù hợp với tiêu chuẩn về cái đẹp. Chỉ những cô nàng nhỏ nhắn mới được coi là dễ thương.
Thực tế, ở quốc đảo này, các tiện nghi và công trình kiến trúc thường được thiết kế với kích thước, chiều cao vừa phải. Điều này gây rắc rối cho người cao lớn, khi họ phải cúi thấp xuống nếu không muốn bị thương ở đầu.
Bên cạnh đó, người dân Nhật Bản thường không cao, với chiều cao trung bình của nam giới là khoảng 1,70 m.
Tại Nhật Bản, phụ nữ cao không phù hợp với tiêu chuẩn về cái đẹp. Ảnh: @rinao127.
Với Ryo, việc mua sắm quần áo trở nên khó khăn hơn bình thường. Cô phải tìm đến các cửa hàng may mặc và thời trang nhập khẩu từ phương Tây.
Cũng vì chiều cao vượt trội, Ryo từng gặp khó khăn trong việc hòa nhập với người xung quanh và đối phó với nỗi bất an của chính mình, đặc biệt khi còn là thiếu nữ.
Cô thường cảm thấy mình bị người khác xét nét và phải đối mặt với nạn bắt nạt.
Tuy nhiên, khi đã trưởng thành, Ryo nhận ra cá tính và vẻ đẹp của mình. Cô hiểu mình phải đưa ra lựa chọn cho bản thân và không thể sống để đáp ứng kỳ vọng của người khác.
Nhờ học tiếng Anh và tìm hiểu về các nền văn hóa khác, nữ YouTuber trở nên thoải mái hơn với bản thân. Cô cho rằng nhiều người khác nên áp dụng cách sống, tư duy tương tự để có được cảm giác thoải mái.
BV Da liễu T.Ư nói gì việc kê thực phẩm chức năng, mỹ phẩm kèm đơn thuốc Trước việc một số bệnh nhân khi đến khám tại Bệnh viện Da liễu T.Ư phản ánh việc đi kèm với đơn thuốc có phiếu tư vấn thực phẩm chức năng hoặc mỹ phẩm... do bác sĩ kê là vi phạm quy định, lãnh đạo Bệnh viện Da liễu TƯ đã lên tiếng về vấn đề này. Đại diện BV Da liễu T.Ư...