Mất nhà vì… thiếu hiểu biểt
Nhiều gia đình rơi vào cảnh mất tài sản do không kiểm soát được việc làm của người đã ủy quyền.
Giao gia sản cho người… được ủy quyền
Ngày 11/2/2010, tại Văn phòng Công chứng Hồ Gươm, vợ chồng ông Ngô Văn Xuân và bà Trần Thị Tơ, chủ sử dụng 300m2 đất ở tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Lý được quản lý, sử dụng và định đoạt diện tích đất ở mà họ đang sử dụng. Bản hợp đồng ủy quyền có công chứng đã biến vợ chồng ông Xuân thành người “coi nhà hộ” cho bà Lý vì với văn bản ủy quyền này, bà Lý có thể nhượng bán, cầm cố, thế chấp cho bất kỳ ai mà không cần hỏi ý kiến vợ chồng ông Xuân.
Ảnh minh họa
Điều này đã trở thành sự thật khi cùng ngày hôm đó, tại cùng Văn phòng Công chứng Hồ Gươm, bà Lý đã đại diện cho ông Xuân, bà Tơ chuyển nhượng 300m2 đất ở cho ông Đỗ Văn Hiếu với giá 800 triệu đồng. Số tiền này được người mua trả hết cho bà Lý ngay tại Văn phòng Công chứng.
Sau khi nhận chuyển nhượng, ông Hiếu làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất tại UBND huyện Sóc Sơn. Lúc này, vợ chồng ông Xuân lại cho rằng họ không bán nhà bán đất và không đồng ý thực hiện hợp đồng chuyển nhượng mà chỉ ủy quyền cho bà Lý để nhờ vay ngân hàng 100 triệu đồng.
Ông Xuân đã gửi đơn đến UBND huyện Sóc Sơn, không đồng ý để ông Hiếu thực hiện việc sang tên, chuyển quyền sử dụng đất đã nhận chuyển nhượng theo hợp đồng. Ông Xuân cho rằng, vợ chồng ông bị bà Lý “lừa” nên không thể thực hiện hợp đồng này được, đồng thời tố cáo bà Lý đến Công an huyện Đông Anh.
Không thể “phủi tay”…
Trong lúc Cơ quan điều tra chưa tìm thấy chứng cứ phạm tội nào của bà Lý, thì người bỏ tiền ra mua đất – ông Hiếu – đã yêu cầu vợ chồng ông Xuân phải bàn giao tài sản theo hợp đồng chuyển nhượng. Ông Hiếu cũng yêu cầu UBND xã Phù Lỗ hòa giải theo luật định để chuẩn bị cho việc khởi kiện ra Tòa.
Tại phiên hòa giải, ông Hiếu yêu cầu vợ chồng ông Xuân bàn giao đất, nếu không thì trả lại tiền mà người “được ủy quyền” bán nhà đất đã nhận theo hợp đồng chuyển nhượng cùng lãi suất hơn một năm qua. Giải pháp này cũng không được ông Xuân đồng ý vì ông cho rằng mình bị lừa nên không trả đất cũng không trả tiền. Như vậy, đến thời điểm này “bị hại” thực sự lại là… ông Hiếu.
Nhưng với các bản hợp đồng ủy quyền, hợp đồng chuyển nhượng được lập tại Văn phòng Công chứng, ông Xuân khó có thể chối bỏ được trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của bên bán theo quy định của pháp luật. Theo ý kiến của nhiều luật sư, nếu bên mua yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể ông Xuân và vợ sẽ bị cưỡng chế giao nhà đất nếu tòa án phán xét vụ kiện này.
Trong thời gian vừa qua, nhiều trường hợp “ủy quyền bán nhà” đã xảy ra và trường hợp này không phải là cá biệt. Người bán “bất đắc dĩ” dù phủ nhận việc mua bán thông qua người ủy quyền, nhưng với những cam kết ủy quyền chắc chắn về pháp lý, họ đã phải “theo lao” thực hiện nghĩa vụ đối với những giao dịch mà họ hoàn toàn không muốn, thậm chí không biết.
Nhiều người tố là bị lừa vì đã ủy quyền cho người khác định đoạt cả gia sản. Cứu cánh của những người đã chót đẩy mình vào rủi ro như thế nào, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Minh Hải về vấn đề này: Thưa Luật sư, trách nhiệm của người ủy quyền đối với các hợp đồng do người “được ủy quyền” thực hiện như thế nào? – Theo quy định của Bộ luật Dân sự, người ủy quyền phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các nghĩa vụ mà người được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Khi xem xét đến hành vi của người được ủy quyền có hợp pháp và phát sinh nghĩa vụ thì phải xem hành vi đó có nằm trong phạm vi ủy quyền hay không. Với vụ việc cụ thể nêu trên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất do người được ủy quyền nếu được thể hiện trong hợp đồng, giấy ủy quyền thì người ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ của bên bán, mặc dù họ không trực tiếp ký hợp đồng mà do người đại diện (người được ủy quyền ký). Nhưng người ủy quyền cho rằng họ bị “lừa đảo” nên không đồng ý thực hiện nghĩa vụ của bên bán. Theo quy định của pháp luật, vấn đề này phải giải quyết như thế nào, thưa ông? – Rất khó để xác định được là người ủy quyền có bị “lừa đảo” hay không. Vì trước mặt công chứng viên, khi ủy quyền họ đã ký xác nhận là họ không bị lừa dối hay cưỡng ép. Vì thế, dù có nói là bị “lừa đảo” thì cũng không thuyết phục được các cơ quan có thẩm quyền tin và không có cơ sở để tin là họ bị lừa đảo, cho dù thực tế có dấu hiệu của việc gian dối từ phía người nhận ủy quyền. Đó là hiện tượng “tình gian nhưng lý ngay” đang xảy ra do một số người am hiểu pháp luật đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của người khác để trục lợi. Vì thế, trong nhiều vụ việc như thế này, các cơ quan có thẩm quyền cũng không thể quy kết người nhận ủy quyền đã có hành vi phạm tội mà chỉ làm phát sinh các tranh chấp dân sự liên quan đến việc ủy quyền. Trong những vụ việc như trên, cần giải quyết như thế nào mới hợp lý, thưa ông? – Người có tài sản đã đẩy mình vào các tranh chấp dân sự với người mà họ đã ủy quyền và người nhận chuyển nhượng tài sản từ người được ủy quyền. Do đó, cần phải giải quyết một cách khéo léo để tránh gây thiệt hại nhiều nhất đối với họ. Đối với người mua, họ mua ngay tình và đúng pháp luật. Dù người ký hợp đồng chuyển nhượng chỉ là người được ủy quyền nhưng chủ tài sản đã ủy quyền vẫn phải thực hiện hợp đồng. Nếu không thực hiện hợp đồng thì tòa án buộc họ phải thực hiện. Nếu hủy hợp đồng thì phải bồi thường với mức cũng gần bằng giá trị tài sản chuyển nhượng. Do đó, việc thương lượng để tránh gây thiệt hại là cần thiết. Xin cảm ơn ông!
Theo PLVN
Video đang HOT
Việt Trinh định bán nhà để làm phim
Làm phim về luật nhân quả, Việt Trinh đã sớm nhận được "quả" khi có được sự hỗ trợ từ những bạn bè xung quanh mình.
Xin chào Việt Trinh, đây là lần đầu tiên chị thử sức mình với vai trò đạo diễn, chị có thể chia sẻ với khán giả về bộ phim mới này?
Đã từ lâu, tôi rất muốn làm một bộ phim để cảnh tỉnh giới trẻ mà đến bây giờ mới thực hiện được. Chuyện phim sẽ chia làm 3 giai đoạn phát triển mà qua đó, các khán giả sẽ thấy được quy luật nhân quả được thể hiện rõ ràng trong cuộc sống thường ngày của mình như thế nào. Luật nhân quả rất đa dạng, khi mình làm điều xấu thì ngay ở hiện tại, mình hoặc những người thân của mình đã phải gánh chịu rồi chứ không phải cần đến kiếp sau. Nên con người chúng ta phải luôn thay đổi để tốt hơn. Hầu hết các nhân vật trong Trở Về đều đã từng phạm qua những sai lầm. Nhưng sau đó, họ nhìn ra lỗi lầm và bằng cách này hay cách khác họ sẽ làm lại tất cả. Đặc biệt, tuyến nhân vật là các em học sinh ham chơi, đua đòi ... cũng sẽ có nhiều thay đổi tích cực.
Nghĩa là "Trở Về" sẽ có những vấn đề nóng của học đường hiện nay?
Sẽ được thể hiện đầy đủ dưới nhiều hình thức. Giai đoạn đầu của phim, Trở Về sẽ tập trung khai thác về các vấn đề học đường, cuộc sống mà các em tuổi teen thường gặp phải.
Với "Trở Về", chị là người lên ý tưởng hay là đây là một kịch bản có sẵn và chị cảm thấy hứng thú nên mới thực hiện?
Tôi có ý tưởng và nhờ đến nhà biên kịch Châu Thổ, không ngờ là được hoan nghênh và chúng tôi bắt đầu hoàn chỉnh nó dần dần và có được kịch bản như bây giờ để có thể dựng thành phim.
Việt Trinh và nhà biên kịch Châu Thổ
Mất bao lâu để chị làm điều này?
Gần 2 năm, từ ý tưởng ban đầu cho đến khi ra được hiện trường qua là cả một quá trình thai nghén và chỉnh sửa nội dung liên tục.
Được biết, đây là lần đầu tiên chị thử sức mình với vai trò đạo diễn, chị đã chuẩn bị gì cho sự thể nghiệm mới mẻ này?
Nhiều lắm, đến bây giờ tôi cũng không thể nhớ được là mình đã phải chuẩn bị những gì, bao nhiêu thứ cho vai trò này nữa.
Gần đây, rất nhiều phim truyền hình Việt bị phàn nàn ở khâu đạo diễn, nào là chưa có kinh nghiệm, chưa có nghề, thậm chí là tay ngang dẫn đến chất lượng phim không cao. Chị có sợ khán giả cũng sẽ đánh đồng mình như thế không?
Tôi cũng đã trải qua một khóa học đạo diễn tại Singapo chứ không phải là chưa từng được đào tạo về công việc này. Chỉ có điều khi về nước thì chưa có dịp để thực hiện mãi cho đến bây giờ. Còn về khán giả đánh giá thì cũng không có gì phải gọi là phải sợ cả. Đã quyết định làm rồi thì phải chấp nhận tất cả sự đánh giá của khán giả. Khán giả có quyền đánh giá tác phẩm khi lên sóng. Hiện tại thì tôi chỉ biết cố hết sức để làm tốt công việc. Nói thiệt, đến giờ phút này rồi mà vẫn còn mang tâm trạng sợ bị đánh giá thì sẽ khó làm việc lắm.
Vậy còn áp lực mà chị chắc chắn sẽ gặp phải khi thực hiện phim thì như thế nào?
Áp lực kinh lắm! Lúc mới bắt đầu, tâm trạng tôi lo lắng bồn chồn không yên. Cái cảm giác đó giống hệt thời điểm tôi nhận vai diễn đầu đời trong phim Ngọc Trong Đá vậy. Tuy nhiên, hiện giờ tôi khá vững tâm vì có rất nhiều bạn bè và mạnh thường quân ủng hộ. Tôi sẽ làm hết sức mình để Trở Về có thể về đích hoàn hảo nhất.
Việt Trinh cùng các diễn viên của "Trở Về"
Tựa phim là "Trở Về", liệu khán giả sẽ có thể bắt gặp được một phần nào đó của Việt Trinh trong phim ?
(cười) Không. Chuyện phim lần này là hư cấu hoàn toàn. Tôi cũng không tham gia một vai nào cả.
Tại sao vậy? Ý tưởng kịch bản cũng có một phần công sức của chị, nếu như tham gia vào chắc chắn chị sẽ diễn hay hơn một diễn viên nào khác chứ?
Nếu như không làm đạo diễn thì... có thể. Nhưng lần này, tôi đã xuất hiện với vai trò đạo diễn rồi. Tôi muốn tập trung toàn tâm toàn ý vào một vai trò hơn. Vừa làm đạo diễn, vừa là diễn viên thì chắc chắn sẽ bị phân tâm dẫn đến kết quả không được như ý muốn.
Là một diễn viên, giờ lại thể hiện vai trò đạo diễn, ắt hẳn chị sẽ có nhiều điều hiểu diễn viên hơn các đạo diễn khác?
Tôi cũng từ diễn viên rồi mới chuyển qua vai trò mới, nên có những điều mình sẽ hiểu nhiều hơn. Do đó, tôi sẽ có cách riêng để chăm chút cho bộ phim của mình nhiều hơn.
Bản thân chị sẽ giúp gì cho các diễn viên trẻ khi tham gia phim?
Tất cả những gì có thể. Là diễn viên, điều may mắn nhất là khán giả nhớ đến tên nhân vật chứ không phải nhớ đến tên mình. Chính vì thế mà tôi rất chú trọng đến việc xây dựng hình tượng cho từng diễn viên trong phim, từ vai phụ cho đến vai chính. Cả trang phục cũng phải trao đổi kỹ với các bạn để khi lên phim không bị sai ý đồ kịch bản (hiện tại, các diễn viên khi tham gia phim truyền hình Việt Nam phần lớn đều phải tự chuẩn bị về trang phục - pv). Tôi muốn tất cả diễn viên khi tham gia vào phim phải đều ra "chất" một cách rõ ràng từ trang phục cho đến hình thức. Có như thế thì khán giả mới nhớ đến được hình ảnh của họ trong phim mà tạm quên đi vai trò diễn viên của họ.
Nghĩa là đoàn làm phim sẽ chuẩn bị tất cả trang phục cho diễn viên?
Không, với kinh phí để làm phim truyền hình Việt Nam như hiện tại thì khó lắm. Đây cũng là điều mà không chỉ tôi mà tất cả các đoàn làm phim đều ước mơ cả. Cách mà tôi chuẩn bị ở đây chính là quá trình tư vấn để diễn viên có thể chuẩn bị trang phục theo đúng ý của mình. Đặc biệt là các vai chính, tôi phải theo sát luôn để giữ cho các nhân vật luôn có tạo hình đồng bộ và chính xác với kịch bản. Ví dụ, như diễn viên Văn Phượng, để có được tạo hình như bây giờ, ngay từ đầu, tôi đã ngồi bàn bạc rất kỹ để cùng thống nhất một cách hợp lý nhất.
Trong phim lần này, khán giả có thể thấy các vai chính trong phim đều là những người bạn khá thân với chị trong các chuyến từ thiện, liệu có sự "ưu ái" nào ở đây không?
(cười) Hoàn toàn không. Tôi có nhiều bạn thân, nhưng không phải ai cũng đi đóng phim cả đâu. Các diễn viên trong phim cũng phải trải qua quá trình casting để có được vai diễn thích hợp. Tôi cùng chọn diễn viên với hãng Sena mà trực tiếp là nhà biên kịch Châu Thổ. Tác giả kịch bản sẽ có cái nhìn sâu hơn về từng vai diễn nên việc chọn diễn viên cũng sẽ dễ dàng chọn lựa phù hợp hơn. Vì thế, tôi luôn tôn trọng mọi ý kiến của chị Châu Thổ.
Mạn phép hỏi chị một câu hỏi ngoài lề nhé. Gần đây đạo diễn Lê Hoàng có chia sẻ một vài nhận định trên một tờ báo nọ về chị, trong đó có một ý kiến cho rằng chị là diễn viên làm khổ nhiều đạo diễn nhất, không biết là chị đã đọc chưa?
Tôi chưa đọc nhưng có nghe mọi người nói lại.
Vậy cảm giác của chị thế nào?
(Cười) Bạn còn phải hỏi cảm giác của tôi à? Đã lâu, tôi không quan tâm gì dư luận rồi.
Trong khi các diễn viên cùng thời với chị đang cố gắng trở lại với vai trò diễn viên thì chị lại có một hướng đi khác, điều gì khiến chị có quyết định này?
Khi làm diễn viên thì cũng có giới hạn của một người diễn viên mà tôi thì có nhiều hoài bão lắm. Tôi luôn muốn làm một bộ phim do chính tay mình đạo diễn. Tuổi thơ của tôi không được may mắn lắm khi thiếu tình thương của cha nên tôi luôn muốn làm một bộ phim về trẻ thơ, những đứa trẻ có hoàn cảnh giống mình, thiếu đi tình thương của cha mẹ, chúng sẽ ra sao khi lớn lên ... Mà muốn làm điều đó thì với vai trò một diễn viên thì tôi không thể làm được.
Hiện tại thì đã có một Việt Trinh diễn viên, đạo diễn. Vậy thì khi nào sẽ có một... hãng phim mang tên Việt Trinh đây?
Tôi đang kết hợp cùng Sena film cho các dự án phim ảnh của mình. Tôi cũng đã có công ty riêng. Còn hãng phim Việt Trinh thì tôi vẫn chưa nghĩ đến. Sắp tới, công ty của tôi và Sena film cũng sẽ cùng tiếp tục hợp tác trong một cuộc thi về điện ảnh.
Lý Hùng đã trở lại cùng điện ảnh, còn Việt Trinh? Khán giả vẫn mới chỉ thấy chị xuất hiện trong các phim truyền hình nhưng vẫn chưa thực sự thấy chị trở lại cùng điện ảnh.
Thực sự thì tôi và Sena film cũng đang chuẩn bị cho một dự án phim điện ảnh. Nhưng tôi xin bí mật vì bạn biết đấy, ông bà xưa vẫn nói là nói trước bước không qua mà.
Xin cảm ơn chị về những chia sẻ này, chúc cho "Trở Về" mau chóng hoàn thành và sớm chinh phục được khán giả.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nghị lực phi thường của "Em bé da cam" Với những đứa trẻ tật nguyền do chất độc da cam, để sống được như người bình thường đã khó, nhưng với Nguyễn Thị Ly-một nan nhân da cam mới 10 tuổi để vươn lên học giỏi là cả quá trỉnh nỗ lực phi thường của em... Định mệnh Chúng tôi đến thăm Ly vào một ngày đầu hè, khi cái nắng miền...