Mất ngủ vì thiếu… can-xi!
Mất tập trung, mệt mỏi, mất ngủ là những triệu chứng bạn thường gặp? Bạn vẫn nghĩ đó là do áp lực công việc, quá sức…? Nghiên cứu mới đây nhất chỉ ra rằng, phần lớn người dân sống ở thành thị bị mất ngủ, nhiều khả năng do bị thiếu canxi.
Mỗi ngày, 1 người Phần Lan/ Thụy Sĩ nạp khoảng 6g can-xi vào cơ thể. Đây được coi là một trong những lý do giúp Phần Lan và Thụy Sĩ trở thành hai quốc gia có tỉ lệ mất ngủ thấp nhất thế giới.
Nghiên cứu chỉ ra rằng can-xi không chỉ là nguyên tố không thể thiếu cho sự phát triển của hệ thống xương mà còn là chất “vận chuyển” của hệ thần kinh.
Can-xi giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi cơ thể thiếu canxi, gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến bạn đã đến giờ ngủ vẫn không tài nào ngủ được.
Các nhà khoa học chỉ ra 99% hàm lượng can-xi trong cơ thể tồn tại trong hệ thống xương và răng của chúng ta, 1% còn lại phân bố ở các dung dịch ngoài tế bào, cấu trúc mềm và trong máu. Khi lượng canxi trong máu bị thiếu hụt, các triệu chứng liên quan đến thần kinh và cấu trúc cơ sẽ khiến chúng ta cảm thấy bứt rứt khó chịu. Canxi cũng có tác dụng hỗ trợ quá trình kích thích thần kinh, người bị thiếu canxi thường cảm thấy thần kinh căng thẳng, khó thả lỏng, luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức, mất ngủ.
Video đang HOT
Lời khuyên của bác sỹ: chỉ cần nạp đủ lượng can-xi cần thiết cho cơ thể, bạn có thể tránh xa thuốc an thần và các loại thuốc có khả năng gây tác dụng phụ khác. Người trưởng thành mỗi ngày cần nạp ít nhất 1.000mg can-xi vào cơ thể.
Theo Dantri
Lợi ích của giấc mơ với sức khỏe
Dưới góc nhìn nghề nghiệp của thầy thuốc, giấc mơ rất quan trọng vì nó liên hệ mật thiết với sức kháng bệnh.
Nhiều chuyên gia về sức khỏe khẳng định ngủ mà không mơ coi như chưa ngủ, nghĩa là chắc chắn làm mất chất lượng cuộc sống. Dưới góc nhìn nghề nghiệp của thầy thuốc, giấc mơ rất quan trọng vì nó liên hệ mật thiết với sức kháng bệnh.
Các nhà nghiên cứu về công năng của giấc ngủ đã chứng minh là lực lượng phản ứng nhanh bao gồm kháng thể, hồng cầu, bạch cầu, thực bào... được tổng hợp vừa nhiều vừa nhanh trong giấc ngủ.
Bằng chứng là bệnh nhân mãn tính, nạn nhân chấn thương, đối tượng hậu phẫu, hậu xạ trị... đều hồi phục nhanh hơn nếu ngủ ngon và nhất là không thiếu giấc chiêm bao.
Chẳng những thế, chuyên gia về lão khoa ở Hoa Kỳ đã ghi nhận là người ngủ không đủ sâu để rồi thức giấc quá sớm nên không kịp thưởng thức giấc chiêm bao là miếng mồi ngon của bệnh cao huyết áp, trầm cảm, tiểu đường.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, đó có thể là một trong các lý do khiến cư dân ở thành phố ồn ào thâu canh có tuổi thọ ngắn hơn người dân chốn thôn quê, nơi giấc mơ dễ đến nhờ khung cảnh yên bình suốt đêm.
Cũng như dùng thuốc, mơ cũng cần đúng chỉ định. Chiêm bao muốn có lợi cho sức khỏe phải hội đủ điều kiện về cường độ cảm xúc và hình thức nhẹ nhàng, sao cho gia chủ thức dậy vừa nhớ rõ cơn mơ vừa khoan khoái trong lòng. Muốn có giấc mơ lành mạnh như thế, nhiều thầy thuốc đã khuyên nên lưu ý một số điểm như sau:
- Đừng ăn no trong khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ để tránh tình trạng trái tim phải làm việc không công cho bao tử rồi quên đưa máu lên não. Thiếu dưỡng khí thì não bộ chẳng khác nào động cơ máy nổ hết xăng. Mơ mộng gì nổi nếu trung khu ngủ cứ cà rịch cà tang.
- Đừng hút thuốc trong khoảng nửa giờ trước khi chợp mắt vì nicotin ức chế giấc ngủ sâu. Khó mơ lâu cho thành mộng đẹp nếu suốt đêm cứ mơ mơ màng màng.
- Chọn quần áo ngủ, nệm giường, chăn mền sao cho thoáng mát cũng như phòng ngủ ổn định về nhiệt độ để đừng bị thức giấc nhiều lần. Phim có dàn dựng khéo cách mấy vẫn khó hay nếu cứ đứt khúc liên hồi vì... cúp điện!
- Ngủ đúng giờ để tránh rối loạn nhịp sinh học. Đừng quên là giấc mơ khác xa người đi ăn đám cưới ở chỗ thường rất đúng giờ.
- Đừng dùng rượu bia hay thuốc an thần để dỗ giấc ngủ cũng như tránh các loại phim khó quên vì hình sự thô bạo, éo le nhiều nước mắt vì trong giấc ngủ sẽ mơ là cái chắc, mà chỉ toàn ác mộng.
Đừng tưởng càng chiêm bao thì não càng mệt. Trái lại, mộng càng nhiều, não càng mau sạch tạp chất do stress. Theo nhiều thầy thuốc chuyên khoa thần kinh, năm, ba giấc mơ mỗi đêm là đòn bẩy để gia chủ thức giấc với cảm giác yêu đời, yêu người, yêu mình.
Theo PLXH
Hệ lụy từ những giấc ngủ "cưỡng ép" Việc lạm dụng hay dùng kéo dài nhóm thuốc an thần thường gây nhiều hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Việc mất ngủ kéo dài sẽ gây suy sụp nhanh chóng về thể chất, tinh thần cho nên việc nhanh chóng khôi phục lại giấc ngủ là cần thiết. Việc dùng các thuốc an thần...