“Mật ngữ” làng Phú Hải
Phương ngữ Quảng Trị vôn gây khó khăn cho những người quen tiêng phô thông rồi, nhưng cũng ở Quảng Trị lại có môt ngôi làng mà ngay cả những người giỏi “Quảng Trị ngữ” nhât vân bó tay. Nêu như tình cờ rơi vào môt cuôc trò chuyên nào đó của dân làng Phú Hải – xã Hải Ba, huyên Hải Lăng, bạn sẽ điếc đặc.
Làng Phú Hải là môt thôn nhỏ của xã Hải Ba, huyên Hải Lăng, tương truyên cư dân vôn từ đât Thanh Hóa vào lâp nghiêp đã hơn 500 năm. Trước làng ở gân phía biên, do nạn cát bay cát lâp nên lùi vê phía trong, vôn là vùng đât ruông. Do diên tích của làng nhỏ hẹp, chủ yêu là ruông cát, nên dân không sông bằng nghê làm ruông mà chủ yêu nhờ vào nghê làm hàng mã, thây cúng và đánh bát âm cô nhạc cho các đám hiêu. Với sự “lên ngôi” của nghê này trong thời gian qua, đời sông dân làng Phú Hải được coi là khá giả. Có lẽ đặc thù này đã khiên người dân càng “bảo mât” nghê làng bằng những “mât ngữ” như đã kê.
Làng nghê phục vụ… “cõi âm”
Phú Hải nôi tiêng bởi ba nghê truyên thông đêu liên quan đên viêc hiêu hỉ: nghê làm hàng mã, nghê bát âm cô nhạc (chuyên phục vụ trông kèn tại các đám ma, đám giô…) và đặc biêt nhât là nghê… thây cúng. Cả ba nghê này vôn liên quan đên nhau khá mât thiêt. Những năm sau 1975, trước làn sóng bài trừ mê tín dị đoan, “nghê làng” bị mai môt, dân làng đi tha phương, nhưng chừng hơn mươi năm trở lại đây, “phú quý sinh lê nghĩa”, nghê truyên thông của làng phục hôi và có phân hưng thịnh hơn xưa. Cũng chính từ cái nghê thây cúng-thây pháp này mà người Phú Hải có môt thứ ngôn ngữ riêng, chỉ những người làng hiêu, cha truyên cho con, ông truyên cho cháu, môt thứ “mât ngữ” cực kỳ lợi hại.
Cổng làng Phú Hải
Hơn 20 năm trước, khi còn là sinh viên, đi điên dã vê văn hóa dân gian của hai huyên Triêu Phong và Hải Lăng, môt nhóm sinh viên lớp chúng tôi đã vê tại làng này và sau mây tuân ăn dâm ở dê, vôn liêng thu được cũng chỉ là vài tiêng lóng mà sau môt hôi giải thích mới hiêu được mang máng cách “chê tạo” tiêng lóng của dân làng. Ví như đang ngôi với nhau, môt nhóm bạn người làng Phú Hải muôn đi trước thì họ sẽ nói môt từ “tỏi”, và sau đó chỉ là người Phú Hải mới biêt “tỏi” nghĩa là đi, rời khỏi. Vì sao đông từ “đi” lại biên thành… “tỏi”? Hóa ra công thức của nó là thê này: tỏi là tên môt loại gia vị cùng với hành (hành – tỏi), và hành trong chữ Hán nghĩa là đi, có vây thôi, nhưng mà “tỏi” chỉ là môt từ đơn giản, còn nói cả môt câu chuyên bằng thứ mât ngữ được diên dịch đên vài ba lân thì không dê dàng chút nào!
Nhờ hai câu em là dân làng Phương Lang, cùng xã Hải Ba ở cạnh làng Phú Hải dân đường cho tôi tìm đên nhà cụ Trân Đức Tranh, môt thây cúng nôi tiêng ở làng, nay đã hơn 80 tuôi. Vừa đặt vân đê tìm hiêu vê “mât ngữ” của làng, cụ Tranh nói ngay: “Các chú muôn tìm hiêu chi cũng được nhưng cái thứ tiêng nói này là bí mât của làng, tui không thê tiêt lô được. Nêu muôn cho các chú biêt thì phải hỏi ý kiên hôi đông kỳ mục của làng, các trưởng lão có cho mới được nói. Mà chắc chắn không thê cho vì đây là bí mât, mây chú tìm hiêu viêt lên báo thì cả thê giới biêt, còn chi là bí mât của làng nữa, phải không”.
Nêu lý giải vê thứ ngôn ngữ là bí mât của làng như cụ Tranh thì quá đúng, nhưng đã đôi mưa đôi gió vê làng, không lẽ về không? Vây nên chúng tôi đành dùng chiên thuât “trước ở ngoài sân, sau lân vô bêp”, thê nào cụ Tranh cũng hứng khởi mà tiêt lô gì đó…
“Có châm óc, đáo”…
Vào bât cứ nhà nào ở Phú Hải làm nghê thây cúng cũng có thê thây bàn thờ Thái Thượng Lão Quân cưỡi con trâu xanh trang trọng giữa nhà. Ôm môt chông sách xưa in chữ Nho li ti chi chít, cụ Tranh bảo: “Bảy tám chục năm trước, đang đê chỏm thì bô tôi đã rước thây đô vê dạy chữ Hán cho mây anh em, học chữ Hán cũng chính là đê sau này lớn lên mới đọc được những cuôn sách cúng, lịch vạn sự, vạn niên… in bằng chữ Hán được truyên từ mây đời. Với những kinh sách ây có thê yên tâm đi kiêm cơm thiên hạ”.
Video đang HOT
Cụ Trần Đức Tranh, người nắm nhiều bí mật về “mật ngữ” Phú Hải
Tuy nhiên đê trở thành môt thây cúng – thây pháp tinh thông các nghi lê kinh sách chữ Hán không phải ai cũng làm được, và có lẽ chính vì cái nghê cúng này cân môt chút “u u minh minh” mới thêm phân bí ân, tò mò nên chi tự thuở xa xưa, người làng đã sáng chê ra “mât ngữ” của riêng làng, người ngoài không thê biêt được.
Sau môt hôi hỏi han thuyêt phục, cụ Tranh cũng cho chúng tôi vài câu trong những tình huông đơn giản. Ví như đang làm viêc gì đó, nêu chủ nhà xuât hiên họ sẽ thông báo cho nhau như sau: “Có châm óc, đáo”. Đáo, trong chữ Hán là vê thì có thê hiêu, nhưng “có châm óc” tại sao lại gọi là chủ? Và đây là những thao tác mà chắc có là tiên sĩ Hán học cũng không thê diên dịch nôi: Trong chữ Hán, chữ “chủ” gôm chữ vương () và dâu châm trên chữ vương (È27;) có nghĩa là chữ “chủ”, “óc” hiêu theo nghĩa thông thường là ở trên đâu (đâu óc), có châm óc tức là có cái châm trên đâu-tức là chữ “chủ”, thay vì nói “chủ nhà đang vê kìa” thì người Phú Hải sẽ nói “Có châm óc, đáo!”. Đó là môt thứ mât ngữ trôn lân giữa chữ Hán và ngôn ngữ bản địa, được diên dịch qua nhiêu tâng nâc như cái từ “đi” nghĩa là “hành” và dân Phú Hải thì gọi là “tỏi” như chúng tôi vừa kê ở trên.
Nhưng ngôn ngữ đặc biêt này cũng không chỉ dựa vào sự diên dịch, đánh tráo các từ Hán – Viêt, có nhiêu từ rât lạ mà không thê tìm được môi liên hê nào với phương ngữ chung của vùng. Ví như nâu cơm thì tiêng Phú Hải gọi là “chử náp”, uông nước thì gọi là “cửa thôi”, nói vê người sắp chêt thì bảo là “thượng gân uôn” (anh ta gân chêt)…
Không xa nhà của thây cúng Trân Đức Tranh là nhà của thây cúng trẻ Hô Duy Chân. Khi chúng tôi đên nhà, anh Chân đang đi cúng xa, vợ anh, chị Nguyên Thị Hằng, vôn là dân làng Linh Chiêu ở cạnh làng Phú Hải, tuy đã vê làm dâu làng Phú Hải gân 30 năm nhưng khi nghe chúng tôi tìm hiêu vê thứ ngôn ngữ kỳ lạ này chị Hằng nói rât thât lòng: “Thì tui cũng nghe cha con nhà này, nói chuyên với nhau vây chứ tui không biêt nói gì. Thỉnh thoảng có khách trong làng đên nhà, năm bảy người tụ tâp uông trà, trò chuyên, nhưng chuyên gì thì cũng không biêt được”.
Anh Nguyên Quyêt, chủ tịch xã Hải Ba, khi nghe chúng tôi đặt vân đê vê thứ tiêng nói riêng có của dân làng Phú Hải cũng thú nhân tuy là cư dân cùng xã, làm tới chủ tịch xã này nhưng vôn liêng “tiêng lóng Phú Hải” của anh Quyêt cũng nằm ở môt sô từ đêm chưa hêt trên đâu ngón tay của môt bàn tay, thê mới biêt trình đô “bảo mât ngôn ngữ” của dân Phú Hải cao đên nhường nào
Theo 24h
Làng "nước ngoài" dưới núi Ngàn Nưa
Nếu nghe một đoạn đối thoại ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa bạn sẽ nghĩ rằng chuyện xảy ra ở một xứ nước ngoài nào đó.
Nhưng đây là một làng quê tuổi ngoài ngàn năm, nằm dưới chân núi Nưa - nơi nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) phất cờ khởi nghĩa chống giặc Đông Ngô vào năm 248.
"Tún tùn tun mới viền..."
Về đến đầu làng Cổ Định, nghe chúng tôi muốn tìm hiểu về tiếng nói lạ của làng, một cụ già hơn 70 tuổi liền hào hứng giới thiệu: "Vào nhà ông giáo Cương ở xóm Mậu, ông ấy biết nhiều lắm đấy". Theo lời chỉ dẫn của cụ, tôi đến nhà ông giáo Lê Bật Cương. Ông giáo Cương năm nay 87 tuổi, dạy học từ năm 1953, đến năm 1980 nghỉ hưu tại quê. Sức khỏe của ông giáo còn tốt và trí nhớ minh mẫn lắm. Sau chén trà mời khách, ông giáo Cương say sưa nói về tiếng của người quê mình:
- Tiếng nói của làng Cổ Định là tiếng cổ, có tự lúc nào tôi cũng không biết nữa. Người làng Cổ Định bắt đầu biết nói là đã nói tiếng quê mình. Cho đến tận bây giờ người Cổ Định dù đi làm ăn, sinh sống ở nơi xa, khi về quê vẫn dùng tiếng của làng. Dân của 13 xóm đều có tiếng nói như nhau. Nhưng các làng bên cạnh giáp với làng Cổ Định nói tiếng khác hẳn. Tiếng nói làng tôi nghe lần đầu thấy nặng, nghĩa của từ ngữ đôi lúc người nghe là khách dễ hiểu nhầm".
"Lạy cấy chuộc rửa cấy chò, lênh trên chằng ngơi". Từ người già đến trẻ em ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đều nói "tiếng Kênh Thủy"
Ngồi lật từng trang vở cũ kỹ ghi chép lại những từ vựng, ngữ nghĩa trong tiếng cổ của làng Cổ Định nghe rất lạ, ông Cương mỉm cười, tâm sự: "Người làng tôi gọi con gà là con kha, bả vai gọi là cầu ban, đầu gối thì gọi là trốc cún, máy bay gọi là tàu băn, lúa gọi là lọ, gạo gọi là cấu, dọn dẹp gọi là đọn đẹp, trời tối gọi là trời tún, về là viền...
Đặc biệt, tiếng cổ làng Cổ Định không phân biệt được từ sân và từ vườn, nên từ vườn cũng là sân. Vì vậy mới có chuyện có người con gái ở làng khác về làm dâu ở làng Cổ Định, đến bữa cơm chiều ông bố chồng bảo con dâu: "Trời sắp tún rồi, con đọn cơm ra vườn ăn". Cô con dâu loay hoay mãi không biết trải chiếu, bê mâm cơm ra chỗ nào vì thấy ngoài vườn đã trồng cây, rau kín hết chỗ. Đang lúc lúng túng, may có anh chồng hiểu ý liền ghé vào tai vợ nói "Ở quê anh vườn cũng là sân đấy". Cô con dâu thở phào...".
Chúng tôi đang trò chuyện cùng ông giáo Cương thì người con trai ông Cương đi làm về góp chuyện: "Mỗi khi có khách đến làng chơi, người dân Cổ Định chuyển sang tiếng phổ thông với khách cho dễ hiểu. Nhưng trong câu chuyện, nếu có hai người làng là họ vẫn nói với nhau bằng tiếng Cổ Định. Ai về làm dâu rể Cổ Định cũng phải tự giác học tiếng Cổ Định. Nếu không, khi nghe mẹ chồng hỏi: "Răng con du đi cằn đến tún tùn tun mới viền?" (Sao con dâu đi cày đến tối thui thui mới về?) thì biết thế nào mà trả lời.
Giữ tiếng nói xưa cho đời sau
Hiện nay, thế hệ người già (từ 60 tuổi trở lên) ở làng Cổ Định hằng ngày vẫn dùng tiếng cổ để nói chuyện với nhau. Còn lớp người trung niên, thanh niên và các cháu thiếu niên, nhi đồng đều dùng tiếng phổ thông như mọi địa phương khác để giao tiếp hằng ngày tại công sở, trường học, nơi công cộng. Còn khi ở nhà, các cụ già vẫn thường xuyên truyền dạy tiếng Cổ Định cổ cho con cháu.
Đền thờ danh nhân Lê Bật Tứ (1562-1627) ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh
Ông Cương cho biết thêm: "Tiếng nói của tổ tiên, cha ông mình truyền lại, mọi thế hệ ở làng Cổ Định chúng tôi luôn phải biết gìn giữ, phát huy. Có rất nhiều người làng Cổ Định được học hành, đỗ đạt cao có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ, dù xa quê hương hàng chục năm nhưng vẫn giữ được tiếng cổ của quê nhà. Đó là điều rất đáng quý mà chúng tôi đang truyền dạy lại cho lớp con cháu hôm nay và mai sau...".
Ông Lê Thanh Sơn, cán bộ văn hóa xã Tân Ninh, cho biết đang tích cực sưu tầm các tài liệu, thư tịch cổ viết về lịch sử, tiếng nói cổ của làng Cổ Định, để ghi lại phục vụ nghiên cứu, giới thiệu với du khách và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương. Trong đó, việc giữ gìn tiếng nói cổ rất được quan tâm.
Ở Thanh Hóa còn có một "đảo thổ ngữ" khác nữa, đó là xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Người dân cả xã này đều là người Kinh nhưng nói bằng một thứ tiếng Việt riêng của mình và người Thanh Hóa gọi là "tiếng Kênh Thủy". Chẳng hạn, trước khi đi ngủ bố mẹ nhắc: "Lạy cấy chuộc rửa cấy chò, lênh trên chằng ngơi" (lấy cái gáo rửa chân, lên giường đi ngủ). Củ gừng "tiếng Kênh Thủy" gọi là củ câng, cái nhãn vở gọi là cái két, máng nước để hứng nước mưa gọi là cái xốn, đầu gối gọi là trốc cún, cái chân gọi là cái trò, răng gọi là cái nanh, cái lưỡi gọi là cái lãn, tóc gọi là tắc... Vốn từ riêng của xã này có thể lập thành một cuốn từ điển.
Bà Nguyễn Thị Truật (81 tuổi), ở làng Trung, xã Vĩnh Thịnh, tự hào cho biết có người sang Pháp sống lúc mới 10 tuổi, sau 60 năm trở về thăm quê vẫn nói được tiếng Kênh Thủy. Cô Nguyễn Thị Nhân, giáo viên Trường tiểu học Vĩnh Thịnh, cho biết học sinh đến trường thì nói tiếng phổ thông, nhưng ra khỏi cổng trường là nói "tiếng Kênh Thủy". Người cùng xã Vĩnh Thịnh mà nói chuyện với nhau bằng tiếng phổ thông là không thích.
Buổi sáng, bà mẹ nói với đứa con: "Giẩu tru đếch xoong, bốc chi đớp?". Chiều về bà lại quát con: "Kêu mi vô rú, răng tru viền đướn ăn lọ?". Thằng con khóc rấm rứt: "Ai hay chi mô. Tru mềnh hướn, lè lản liếm tru cấy, lồng chặn bứt đứt chạc. Con chặn theo rạc cẳng, bổ ở ruộng cằn, rọt lộn lên cần cổ, trớt hết bộng, bể cả trốc cún. Chưa chậy bới cấy chi". Bà mẹ liền buông một câu: "Hoọc không hoọc, giẩu tru không xoong, ăn cho tốn cấu".
Đoạn đối thoại của hai mẹ con được "dịch" lại như sau:
Bà mẹ: - Giữ trâu không xong, lấy cái gì mà ăn?
- Bảo mày vô rừng, sao trâu lại về dưới ăn lúa?
Đứa con: - Ai biết gì đâu. Trâu mình động đực, lè lưỡi liếm trâu cái, lồng lên chạy đứt dây thừng. Con chạy theo mỏi cả chân, ngã ở ruộng, ruột bắn lên cổ, rách hết bụng, vỡ cả đầu gối. Giờ mẹ chửi cái gì".
Bà mẹ: "Học không học, chăn trâu không xong, ăn cho tốn gạo"...
Lê Hải (Có một làng "nước ngoài" tại xã Tân Ninh)
Theo 24h
"Iêng phô ky?" - Anh nói gì? "Đến làng An Tiến tôi đố người nào nghe được dân làng nói gì. Họ nói với nhau nhanh như chim hót, lít nhít như chuột kêu. Có người mới đến cứ nhầm tưởng người dân nơi đây nói tiếng nước ngoài. Nếu không có người phiên dịch thì chịu". Ông Lê Bá Hạnh, phó giám đốc Bảo Tàng Hà Tĩnh, giới thiệu...