Mất ngủ có thể phá hủy tế bào não
Mất ngủ gây mất các tế bào não, một hậu quả nguy hiểm hơn nhiều so với thông tin từng biết trước đây.
Nghiên cứu do một nhóm nhà khoa học ĐH Y Pennsylvania (Mỹ) thực hiện. Trong đó, những con chuột thí nghiệm được giữ không ngủ để mô phỏng loại mất ngủ thường gặp trong đời sống hiện đại của con người, chẳng hạn làm ca đêm. Tác động của thiếu ngủ kéo dài được xem xét trên một nhóm tế bào nhất định có chức năng giữ cho não bộ tỉnh táo.
Mất ngủ mãn tính ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Ảnh: bbc.co.uk
Sau nhiều ngày duy trì thói quen ngủ tương tự công nhân làm ca đêm 3 ngày một tuần, với chỉ 4-5 giờ ngủ trong suốt 24 tiếng, 25% tế bào thần kinh ở chuột đã mất đi. Theo các chuyên gia, đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy mất ngủ có thể phá hủy các tế bào não.
Video đang HOT
Giáo sư Sigrid Veasey từ Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ và Nhịp sinh học thần kinh phát biểu: “Hiện chúng ta đã có trong tay bằng chứng cho thấy mất ngủ gây ra những thương tổn không thể đảo ngược. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng vì thử nghiệm trên động vật đơn giản hơn so với nghiên cứu ở người”.
Bà cũng cho biết sắp tới nhóm sẽ nghiên cứu não bộ trên tử thi những công nhân làm ca đêm nhằm tìm kiếm bằng chứng tương tự ở người.
Nói về phát hiện mới được công bố trên tập san Neuroscience, giáo sư Hugh Piggins từ ĐH Manchester cho rằng: “Các tác giả nghiên cứu đã tạo ra mẫu hình minh họa cho mất ngủ vì làm ca đêm ở người; đồng thời chứng minh tác động bất lợi của mất ngủ mãn tính tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần”.
Chuyên gia này nhận định, kết quả trên phù hợp với nhiều báo cáo khoa học bàn về tầm quan trọng của chu kỳ ngủ và nhịp sinh học tới sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nó cần được kiểm nghiệm lại bởi các nghiên cứu chuyên sâu.
Thông qua phát hiện này, các nhà khoa học còn tin tưởng sẽ chế tạo được một loại thuốc có khả năng bảo vệ tế bào não bằng việc kích thích một loại hóa chất tự nhiên giúp hồi phục giấc ngủ trong tương lai.
Theo VNE
Hành trình phá hủy của thuốc lá trong cơ thể
Những hình ảnh khủng khiếp cho thấy cách mà các độc tố trong thuốc lá, gồm cả thạch tín và cyanide, lưu thông trong cơ thể.
Việc hít phải hóa chất nguy hiểm có trong thuốc lá gây tổn thương các cơ quan, làm tăng nguy cơ đột quỵ và mất trí nhớ. Các hóa chất di chuyển qua tim, phổi và vào trong máu, cuối cùng gây tổn hại tế bào trong não bộ.
Máu 'bẩn', chứa đầy chất độc, đi vào trung tâm, sau đó được bơm lên não và tàn phá não. Ảnh: UK News.
Theo UK News, một bộ phim trong chiến dịch ngừng hút thuốc mới ra mắt của Tổ chức Sức khỏe cộng đồng Anh đã gửi gắm thông điệp: "Mỗi khi bạn hút thuốc, máu trong cơ thể dày lên và chứa độc tố lưu thông khắp cơ thể trong vài giây, tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Việc nhìn thấy những tổn hại đó sẽ khiến bạn muốn dừng lại".
Bộ trưởng Y tế Anh, giáo sư Dame Sally Davies cho biết, hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây tử vong sớm. Cứ 2 người hút thuốc lá thì một người chết sớm vì các bệnh liên quan đến hút thuốc. Điều lo ngại là mọi người vẫn đánh giá thấp tác hại sức khỏe liên quan đến nó. Hầu như ai cũng biết những ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá đến tim và phổi, nhưng quan trọng nhất là người hút thuốc cần phải nhận thức rõ mức độ gây hại của thuốc lá đến não bộ và các cơ quan quan trọng khác thông qua độc tố trong thuốc.
Joe Korner, Giám đốc đối ngoại tại Hiệp hội Đột quỵ cho biết, đột quỵ là nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật ở người lớn tại Anh. Những người hút thuốc có nguy cơ đột quỵ gấp đôi người bình thường. Trong thời hạn 5 năm ngưng hút thuốc lá, nguy cơ đột quỵ có thể được giảm xuống rất nhiều.
Tiến sĩ Gareth Hagger-Johnson, nhà nghiên cứu tại ĐH Tổng hợp London cho biết thêm, người hút thuốc lá có nguy cơ suy giảm nhận thức và giảm trí nhớ cao hơn so với người không hút. Tốc độ này ở nam giới còn cao hơn so với nữ giới là 38%.
The VNE
8 hành động "phá hủy" chức năng gan nặng nề nhất Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều thói quen gây ảnh hưởng nghiêm trọng chức năng gan mà bạn cần biết để né tránh. Gan là một trong những cơ quan "bận rộn" nhất trong cơ thể vì nó chịu trách nhiệm thực hiện khoảng 500 chức năng khác nhau. Nhưng nhiều người chúng ta, do cả lý do khách quan và...