Mặt nạ gel trong mũi ngăn chặn vi rút xâm nhập đường hô hấp
Những nhà nghiên cứu Trung Quốc hy vọng rằng mặt nạ gel trong mũi này có thể ngăn chặn vi rút trước khi chúng tấn công con người.
Khi hàng triệu người trên toàn thế giới đang vật lộn với đợt bùng phát theo mùa do các bệnh về đường hô hấp gây ra, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc có thể đã tìm ra cách để vô hiệu hóa đáng kể các loại vi rút gây ra những bệnh như vậy.
Một nhóm các nhà khoa học cho biết đã phát triển loại thuốc xịt mũi biến thành gel khi tiếp xúc với nhiệt độ cơ thể, tạo ra một lá chắn vô hình bên trong mũi có thể được điều chỉnh để bắt giữ các loại vi rút cụ thể trước khi chúng xâm nhập đường hô hấp.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trong một bài viết đăng trên tạp chí Nature Communications rằng những thụ thể vi rút có trong gel, đóng vai trò vô hiệu hóa vi rút, có thể hoạt động tối đa 8 giờ.
Mặt nạ trong mũi, đã được thử nghiệm trên chuột và mô hình đường hô hấp của con người, “làm giảm đáng kể khả năng nhiễm vi rút đường hô hấp”, theo bài viết.
Nhiều bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh qua đường lây truyền trong không khí dưới dạng những giọt nhỏ, có thể dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp.
Trong bài viết, các nhà khoa học cho biết đặt mục tiêu tạo ra một phương pháp điều trị phòng ngừa có khả năng ngăn chặn và vô hiệu hóa các hạt vi rút tại thời điểm chúng xâm nhập. Mặt nạ dạng xịt mũi bao gồm một hydrogel nhạy với nhiệt độ và tích điện dương, ngăn chặn các giọt vi rút tích điện âm khi được hít vào qua mũi.
Một khi các aerosol của vi rút bị giữ lại trong gel, vi rút sẽ bị bất hoạt bởi các túi siêu nhỏ (những cấu trúc cực nhỏ có nguồn gốc từ tế bào nhưng không có cơ quan tế bào hoặc DNA).
Bài viết cho biết những túi siêu nhỏ này có các thụ thể trên bề mặt nhận biết được các aerosol của vi rút mà chúng được thiết kế để phản ứng. Một khi gặp các thụ thể tương ứng, vi rút sẽ bị mắc kẹt trong các túi và không thể sao chép được nữa vì các túi không chứa các thành phần tế bào cần thiết để nó thực hiện điều đó. Kết quả là một loại vi rút không còn khả năng lây nhiễm vào tế bào vật chủ.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thử nghiệm thành công loại thuốc xịt mũi có tác dụng bắt giữ vi rút và khiến chúng không có khả năng nhân lên, nghĩa là không thể lây nhiễm vào tế bào vật chủ được nữa – Ảnh: Shutterstock
Với quá trình mô phỏng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nếu không dùng mặt nạ gel trong mũi, khoảng 55% hạt vi rút được hít vào đã xâm nhập khí quản, so với chỉ khoảng 7% khi đã xịt.
Wang Limin, tác giả chính và là giáo sư tại Viện Kỹ thuật Quy trình của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), cho biết: “Mặt nạ gel trong mũi có thể chặn 93,2% các aerosol chứa vi rút trong khoang mũi, ngăn không cho chúng đi vào phổi”.
Aerosol là từ được sử dụng để mô tả một hệ thống các hạt nhỏ của chất lỏng, chất rắn hoặc cả hai, được phân tán trong không khí. Trong ngữ cảnh của y học hoặc y tế, aerosol thường được sử dụng để chỉ các hạt nhỏ chứa vi khuẩn, vi rút, hoặc các chất lỏng có thể chứa các yếu tố gây bệnh và có khả năng lây truyền qua không khí. Chẳng hạn, khi một người hơi thở hoặc ho, aerosol có thể chứa các giọt nhỏ màu nước, vi khuẩn hoặc vi rút và có thể lưu trong không khí một khoảng thời gian. Trong ngữ cảnh hóa học và vật lý, aerosol là các hạt nhỏ được phân tán trong không khí, chẳng hạn như hạt bụi.
Thông qua thử nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu nói có thể chứng minh rằng hệ thống mặt nạ gel của họ có thể cung cấp “sự bảo vệ mạnh mẽ cho khoang mũi và phổi phía dưới trước khi nhiễm vi rút qua aerosol”.
Để tìm hiểu xem mặt nạ gel bên trong mũi hoạt động như thế nào trên giải phẫu con người, các nhà nghiên cứu đã quét và in 3D khoang mũi với mục đích mô hình hóa đường hô hấp của con người.
Bài viết cho biết mô hình khoang mũi sau đó được nối với một mô phổi có nguồn gốc từ mô phổi con người, cùng với một máy bơm phỏng dòng chảy hô hấp.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mặt nạ gel trong mũi có thể bảo vệ chống nhiễm trùng bằng cách ngăn chặn các aerosol của vi rút tiếp cận mô phổi.
Theo bài báo, mặt nạ trong mũi có thể bảo vệ con người khỏi vi rút trong không khí, kể cả những người “không thể đeo khẩu trang một cách thuận tiện, chẳng hạn như bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn”.
Các nhà nghiên cứu nói những người ở trong tình huống có nguy cơ cao hơn, chẳng hạn như chuyên gia y tế, có thể sử dụng mặt nạ gel trong mũi và khẩu trang thông thường để “giảm hơn nữa nguy cơ lây nhiễm từ aerosol có chứa vi rút đe dọa”.
Các thử nghiệm cho thấy mặt nạ gel trong mũi có khả năng bảo vệ đồng thời chống lại nhiều biến thể đột biến của cùng một loại vi rút, chẳng hạn như cúm A và SARS-CoV-2, vì sự liên kết của biến thể vi rút với các thụ thể vi rút trong gel là “không phụ thuộc vào đột biến”, Wei Wei, tác giả chính và là giáo sư Viện Kỹ thuật Quy trình của Học viện Khoa học Trung Quốc, nêu trong một thông cáo báo chí.
Bài viết cho biết hệ thống mặt nạ gel trong mũi cũng có thể được áp dụng với các bệnh nhiễm vi rút khác và thậm chí được thiết kế để vô hiệu hóa “nhiều loại vi rút cùng lúc”.
Theo bài viết, mặt nạ gel trong mũi vẫn duy trì đặc tính bảo vệ sau khi được làm lạnh trong ba tháng. Các vật liệu trong nó có thể được bảo quản riêng và trộn trước khi sử dụng.
Nhóm khoa học cho biết đang nghiên cứu hydrogel có thể biến đổi từ dạng lỏng sang dạng gel bất kể nhiệt độ, để giải quyết độ nhạy của hydrogel, vốn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của nó trong điều kiện rất lạnh hoặc rất nóng.
Theo các nhà nghiên cứu, các thử nghiệm tiếp theo với mặt nạ gel bên trong mũi sẽ là trên chuột hamster và khỉ, những “mô hình thích hợp hơn” so với chuột.
Người cao tuổi vẫn nên tiêm vắc-xin ngừa bệnh
Nếu được tiêm vắc-xin đầy đủ sẽ giúp người cao tuổi ngừa các bệnh về đường hô hấp, cơ thể tăng thêm sức đề kháng, tránh tình trạng đồng nhiễm nhiều bệnh .
Ngồi chờ theo dõi sau tiêm tại Viện Pasteur TP HCM, bà Nguyễn Thị Bích Ngọt (72 tuổi, ngụ quận 3) cho biết bà vừa tiêm vắc-xin ngừa cúm theo định kỳ. Đây là cách bà phòng ngừa bệnh.
Chức năng miễn dịch suy giảm khi lớn tuổi
Trước đây, khi chưa tiêm chủng, mỗi lần thời tiết thay đổi, bà Ngọt đều bệnh khoảng 1 tuần, cơ thể rất mệt mỏi. Tuy nhiên, hơn 5 năm nay, bà duy trì tiêm theo lịch hẹn nên thể trạng tốt hơn, cơn cảm cúm cũng lướt qua rất nhanh.
"Tới nay, hơn 5 năm tôi duy trì tiêm định kỳ mũi cúm. Không chỉ vậy, tôi còn tiêm vắc-xin phế cầu ngừa bệnh viêm phổi. Từ khi phòng ngừa bằng tiêm chủng, tôi cảm thấy ít bệnh hơn, nếu có cũng lướt qua rất nhanh" - bà Ngọt cho biết.
Theo bà Trần Thị Nguyệt (75 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM), vì được nhiều người nói rõ về lợi ích tiêm chủng nên bà đến Viện Pasteur TP HCM đăng ký tiêm vắc-xin phế cầu ngừa viêm phổi.
Bác sĩ Đinh Văn Thới, Trưởng Phòng khám Tiêm chủng - Viện Pasteur TP HCM, khẳng định phòng bệnh bằng cách tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, không chỉ đối với trẻ mà cả người lớn. Bởi lẽ, hầu hết bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở trẻ em cũng xuất hiện ở người lớn như cúm, viêm màng não, viêm phổi...
Theo bác sĩ Thới, càng lớn tuổi thì chức năng miễn dịch của con người càng suy giảm. Khi đó, cơ thể không còn đề kháng trước các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, đa số người lớn tuổi còn kèm theo các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Do đó, nếu mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin sẽ khiến tăng nặng bệnh nền ở người lớn tuổi.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa - Hệ thống Tiêm chủng VNVC, cho rằng người trưởng thành, nhất là người cao tuổi và người mắc các bệnh mạn tính, có hệ miễn dịch suy giảm nên sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Do đó, họ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn và khi mắc thì biến chứng của bệnh cũng sẽ nghiêm trọng hơn, tỉ lệ tử vong cao hơn. Nhiều bệnh truyền nhiễm khi xảy ra ở người lớn thường có tác động nặng nề hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, như: cúm, phế cầu, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm màng não...
Người lớn tuổi tiêm vắc-xin tại Viện Pasteur TP HCM
Tư vấn kỹ trước khi tiêm
Bác sĩ Thới cho biết về cơ bản, người lớn và trẻ em đều cần phòng ngừa bệnh bằng vắc-xin, nhất là với các bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Hầu hết bệnh truyền nhiễm đều có vắc-xin có thể tiêm phòng cho người lớn cũng như trẻ nhỏ như viêm màng não, viêm phổi, thủy đậu, cảm cúm, bạch hầu, sởi - quai bị - rubella...
"Vắc-xin dành cho người lớn và trẻ nhỏ về cơ bản đều giống nhau. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, nhà sản xuất đã nghiên cứu về số lần tiêm, hàm lượng kháng nguyên... cho từng đối tượng" - bác sĩ Thới giải thích.
Theo bác sĩ Chính, Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Vì vậy, bệnh cúm có thể xảy ra quanh năm, nhất là vào thời điểm cuối năm. Bệnh cúm có thể làm tăng 6 lần viêm phổi, tăng hàng trăm lần bệnh lý tim mạch. Bộ Y tế cho biết mỗi năm, trung bình tại Việt Nam có hơn 800.000 người mắc cúm. Trong đó, các virus gây bệnh thường gặp là cúm A (H3N2, H1N1) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria).
Bên cạnh đó, các bệnh do phế cầu khuẩn cũng xảy ra quanh năm và rất nguy hiểm. Phế cầu khuẩn là tác nhân chính gây nên viêm phổi, tập trung nhiều ở nhóm dưới 5 tuổi và trên 54-64 tuổi, đặc biệt cao ở nhóm người trên 85 tuổi. Virus này thường trú ở hầu họng và lây truyền nhanh trong môi trường đông đúc.
"Để bảo đảm an toàn, trước khi tiêm chủng nên có sự tư vấn của bác sĩ. Từ đó, người dân có thể nắm được thông tin bệnh sử, lịch sử tiêm chủng để được tiêm vắc-xin theo đúng lứa tuổi, nguy cơ bệnh nền" - bác sĩ Chính khuyến cáo.
Giới khoa học Trung Quốc biến nước thải thành vật liệu bán dẫn Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra biện pháp chiết xuất hóa chất hữu ích từ nước bị nhiễm kim loại nặng để sản xuất vật liệu bán dẫn có giá trị một cách bền vững, thân thiện với môi trường. Ảnh minh họa: Shutterstock Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, nghiên cứu này do Giáo sư Gao Xiang...