Mất mấy chục tỷ mỗi tháng: “Họ chống đối kinh lắm”
Việc bãi bỏ các “ giấy phép con” làm ảnh hưởng đến quyền lợi các bộ, ngành nên ai cũng muốn giữ. “Hàng tháng thu mấy chục tỷ, giờ còn vài trăm triệu, cho nên họ chống đối kinh lắm”.
Rầm rộ chưa từng thấy
“Làm ngày làm đêm”, “khối lượng công việc khổng lồ”, “công việc gấp 10 lần bình thường”, “nước đến chân mới nhảy”… là những miêu tả về thực tế rà soát ác quy định về điều kiện kinh doanh trong cuộc hội nghị của Bộ Tư pháp về chủ đề này.
Chính ông Nguyễn Phước Thọ, Hàm Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, thốt lên: “Chưa từng thấy hiện tượng nào đặc biệt như thế”.
Theo Luật Đầu tư 2014, nếu đến 1/7, các điều kiện kinh doanh quy định ở cấp thông tư không được đưa lên thành nghị định, đương nhiên sẽ bị bãi bỏ vì “trái luật”.
Việc bãi bỏ các “giấy phép con” làm ảnh hưởng đến quyền lợi các bộ, ngành nên ai cũng muốn giữ.
Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ NN&PTNT, bày tỏ “chưa bao giờ làm việc tấp nập làm ngày làm đêm như thời gian qua”. Kết quả là kịp tiến độ nâng cấp 29 thông tư lên thành nghị định về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp.
Ông Thọ kể: sáng ngày 31/5, Văn phòng Chính phủ thống kê thấy còn 34 văn bản chưa được các bộ ngành trình lên. Nhưng đến chiều, tình hình đảo chiều 180 độ khi có tới 35 văn bản được trình lên.
Thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp cho thấy, đến 3/6, Bộ Tư pháp đã nhận hồ sơ thẩm định của 48/49 nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Trong đó, có tới 23 nghị định quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh nâng từ thông tư lên, 5 nghị định sửa đổi bổ sung nghị định hiện hành vừa nâng từ thông tư lên…
Tuy nhiên, phía sau sự rầm rộ này cũng còn nhiều lo ngại. Thẩm tra nhiều dự thảo Nghị định do các bộ trình lên, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính, Bộ Tư pháp “rất lo” khi nhắc đến các điều kiện kinh doanh.
Việc nâng lên thông tư thành nghị định phải đảm bảo tinh thần công khai minh bạch, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ. Thế nhưng, khi thẩm định các văn bản này, bà Thoa thấy rằng: Chắc do thời gian ngắn quá, nên các bộ ngành nâng một cách cơ học. Vì thế có rất nhiều vấn đề.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự – kinh tế của Bộ Tư pháp, ví von các bộ ngành làm việc kiểu “nước đến chân mới nhảy”.
Theo ông Tú, khối lượng văn bản rất đồ sộ, cho nên chúng tôi rất quan ngại chất lượng các nghị định này. Nhiều điều kiện kinh doanh viết như nghị quyết. Thông tư chép thế nào giờ chép lại như thế vào nghị định.
Vị này cũng phát hiện lợi dụng các nghị định được làm theo thủ tục rút gọn nên đã tranh thủ “lồng lợi ích bộ ngành vào trong”.
Vì thế, đại diện Văn phòng Chính phủ cảnh báo các điều kiện kinh doanh làm vội vàng kiểu này sẽ dẫn đến nguy hại.
“Tôi không nói các đồng chí cũng biết nguy hại thế nào. Giờ ào ào ban hành, đến khi sửa thì mất rất nhiều thời gian. Sửa 1 nghị định mất ít nhất 2 năm, thậm chí 3-4 năm. Cho nên tiến độ đảm bảo nhưng phải chú ý chất lượng”, ông Thọ lưu ý.
Thà bỏ sót chứ không nhầm
Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng: Việc ban hành các điều kiện kinh doanh phải giảm được nhũng nhiễu, khó khăn cho người dân, DN. Việc giảm các điều kiện kinh doanh phải được đo đếm bằng con số cụ thể, để đến 1/7 thông báo kết quả cho người dân, DN thì họ thấy vui mừng.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long
“Nếu không đáp ứng yêu cầu này thì việc nâng cấp các điều kiện kinh doanh lên thành Nghị định chỉ là cơ học hóa, cứng hóa các điều kiện, trói chặt hơn bằng các nghị định. Điều này sẽ không phù hợp tinh thần đổi mới, tháo gỡ rào cản cho DN, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho sản xuất kinh doanh”, ông Hà thẳng thắn.
Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cũng lưu ý không để xảy ra tình trạng điều kiện kinh doanh chồng chéo. Vì như thế rất khổ cho DN sau này phải thực hiện.
“Thà rằng bỏ sót chứ không được quy định nhầm. Nếu bỏ sót mà DN kinh doanh tốt hơn cứ bỏ sót, trừ cái gì liên quan đến an toàn sức khỏe con người sinh mệnh thì phải chặt chẽ. Tinh thần càng ít càng tốt”, ông Hà nói và nhấn mạnh nguyên tắc đầu tiên là phải chất lượng.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đề nghị không vì mốc thời gian mà bỏ qua vấn đề chất lượng. Sót một tí còn hơn đưa ra quy định trái luật, ảnh hưởng lớn đến người dân, DN.
Ông Thừa cũng đánh giá có tình trạng các bộ chuyên ngành phản ứng mạnh mẽ vì mất quyền lợi. “Hàng tháng thu mấy chục tỷ, giờ còn vài trăm triệu, cho nên họ chống đối kinh lắm”, ông Thừa nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Lê Thành Long chỉ rõ, thời gian gấp gáp nên không tránh khỏi các việc bộ ngành nâng cấp cơ học quy định thông tư lên nghị định. Vì thế, các bộ cần tiếp tục đầu tư thời gian để hoàn thiện những quy định kinh doanh, không coi những văn bản Bộ Tư pháp đã thẩm định, Văn phòng Chính phủ đã gửi đi xin ý kiến các thành viên Chính phủ, có ý kiến thảo luận là đã xong.
“Quyết tâm cao nhất đảm bảo kịp thời hạn, làm ngày làm đêm, nhưng phải đảm bảo chất lượng. Nếu không chúng ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”, ông Lê Thành Long thẳng thắn.
Từ thực tế góp ý xây dựng các dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh ông Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cũng cảnh báo: Các văn bản thực hiện theo quy trình thủ tục rút gọn, nên việc lấy ý kiến rộng rãi không được thực hiện đầy đủ. Khi đó, các điều kiện kinh doanh sau khi ban hành mà kém chất lượng, bất hợp lý thì hại nhiều hơn lợi.
Theo Hà Duy (VietnamNet)
Thủ tướng yêu cầu cắt nhanh điều kiện kinh doanh
Các Bộ phải đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản về điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
Đây là nội dung của công văn số 789/TTg-PL do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 14/5 gửi các Bộ, ngành.
Trong công văn, Thủ tướng yêu cầu các lãnh đạo các bộ được giao chủ trì soạn thảo văn bản phải trực tiếp chỉ đạo, có biện pháp rút ngắn thời gian soạn thảo, thẩm định, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ.
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo quyết liệt việc tập hợp, rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh đang quy định tại các thông tư, quyết định của Bộ trưởng theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại để tổng hợp, xây dựng các nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Các bộ gửi kết quả rà soát đến Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ trước ngày 21/5/2016, trong đó xác định rõ số lượng các thông tư, quyết định của bộ trưởng có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, số lượng và tên các nghị định.
Đồng thời đẩy nhanh tiến độ soạn thảo các nghị định này, trình Chính phủ trước ngày 30/5 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản về điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp với Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư
Đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư, nhưng chưa ban hành nghị định của Chính phủ quy định về đầu tư kinh doanh, các cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ trước ngày 30/5.
Bên cạnh đó, các Bộ trưởng phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm của từng bộ. Hết thời hạn nêu trên, các bộ trưởng chưa ký trình Chính phủ các nghị định trong phạm vi quản lý sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo rút ngắn thời gian thẩm định, có văn bản thẩm định trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo Nghị định.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, Bộ KH&ĐT thống nhất về các vấn đề còn ý kiến khác nhau trước khi trình Chính phủ và tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp không thống nhất phải kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoặc các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực chỉ đạo việc xử lý.
Đối với các dự thảo Nghị định đã được các bộ, cơ quan ngang Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tập trung ưu tiên thẩm tra, rút ngắn thời gian trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Hàng tuần, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình xây dựng các văn bản.
Đây là chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng sau hàng loạt các chỉ đạo về việc cắt giảm điều kiện kinh doanh kể từ khi nhậm chức Thủ tướng. Số điều kiện kinh doanh ước tính lên đến 7.000, trong số đó khoảng một nửa phải bị cắt bỏ.
Điều kiện kinh doanh tạo cơ chế xin-cho, gây nhiều rào cản cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Sơn Ca (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Công văn số 789/TTg-PL yêu cầu các bộ đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản về điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Ảnh Internet Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo...