Mất mạng vì mời chú về nhà uống rượu lúc nửa đêm
TAND tỉnh Hà Giang mới mở phiên tòa sơ thẩm lưu động và tuyên phạt bị cáo Sùng Mí Sò (tên gọi khác là Sùng Xúa Sò, sinh năm 1977, dân tộc Hmông, trú tại bản Tả Chà Lảng, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc) 15 năm tù về tội “Giết người”.
Rượu từ sáng đến… đêm
Vụ án xảy ra vào ngày 18/10/2012, Sùng Mí Sò cùng cháu họ là Sùng Chứ Sùng (SN 1974, bị hại trong vụ án) và mấy người hàng xóm đến giúp gia đình anh Sùng Chứ Sính dựng nhà sàn.
Họ đến từ sáng sớm, ăn cơm uống rượu đến khoảng 20h30 mới về nhà. Trên đường về nhà, Sò và người cháu họ Sùng Chứ Sùng say rượu, khoác vai nhau, chân nam đá chân chiêu, vừa đi vừa ê a hát. Đến đoạn đường rẽ vào nhà Sùng thì Sùng kéo chú họ vào chơi, uống vài bát rượu.
Bị cáo Sùng Mí Sò
Khi Sò và Sùng vào nhà thì mẹ vợ Sùng là bà Giàng Thị Kía và vợ của Sùng là Sùng Thị Dính đang ngồi xem ti vi. Sùng vào buồng sau đó đi ra hai tay bưng 2 ca rượu, loại ca múc nước và cùng Sò ngồi uống.
Khi uống hết ca rượu, Sùng leo lên giường ngủ, cách chỗ Sò ngồi chừng 1,7m. Đêm đã khuya, chủ nhà say rượu đã đi ngủ nhưng Sò vẫn không về nhà mà vẫn ngồi “ăn vạ”.
Sò bảo vợ Sùng lấy rượu nữa ra mời mình. Nể chú họ nên chị Dính vào buồng rót 1 chai rượu loại 0,65ml ra đưa cho Sò và bất đắc dĩ phải ngồi uống cùng Sò. Tuy nhiên, có vẻ uống rượu với đàn bà không “phê” nên Sò chỉ uống với chị Dính chừng 3/4 chai thì gọi Sùng dậy uống tiếp.
Vì cái ấm 30 ngàn đồng, đoạt mạng cháu họ
Video đang HOT
Đang ngủ dở mắt, nghe chú gọi Sùng vội bật dậy ra ngồi uống rượu tiếp. Rượu vào lời ra, Sò bỗng giật mình nhớ ra câu chuyện về cái ấm pha chè mà vào năm 2011, gia đình Sùng đã mượn của Sò nhưng không thấy trả.
Nghe thấy tiếng hai người cãi nhau, vợ Sùng nói chen vào: “Cái ấm đó chồng cháu mượn ông nhưng say rượu đã làm vỡ rồi, ông mua bao nhiêu thì cháu đền tiền cho ông”. Sò nói cái ấm đó mua 30.000 đồng, vợ Sùng bảo: “Vợ chồng cháu không có tiền nên cháu trả cho ông 20.000 đồng, nhưng bây giờ chưa có tiền, lúc nào có cháu sẽ trả”.
Mặc dù đã thống nhất được chuyện đền tiền mua cái ấm nhưng Sò vẫn lè nhè: “Nếu là trẻ con làm vỡ thì thôi, nếu là thằng Sùng làm vỡ thì phải trả tiền cho tao”.
Không muốn “bắt lời” với gã say rượu nên mẹ vợ và vợ Sùng đi vào trong buồng ngủ. Lúc này đã quá nửa đêm, giữa Sùng và Sò tiếp tục lời qua tiếng lại khoảng 15 phút thì Sùng đi lên giường nằm, tay trái gác lên trán và lảm nhảm nói trong cơn say rượu: “Không trả gì hết, ông muốn giết thì giết đi, có con dao thái cỏ bò ở dưới kia, ông giỏi thì giết đi”.
Nghe Sùng thách thức mình như vậy, Sò nhìn thấy con dao thái cỏ bò ở cách đó khoảng 3m liền lấy dao chém chết Sùng. Sò bị bắt tại trận cùng tang vật gây án.
Hai gia đình nhỏ thiếu vắng người trụ cột
Sau khi Sùng Mí Sò gây án và bị bắt, mặc dù hoàn cảnh gia đình bị cáo cũng khó khăn nhưng vợ con bị cáo đã cố gắng vay mượn và tự nguyện bồi thường cho gia đình bị hại 18.260.000 đồng, cộng với một số hiện vật như lợn, gạo, rượu để gia đình bị hại tổ chức tang ma theo phong tục địa phương.
Theo thỏa thuận, gia đình bị cáo còn phải bồi thường tiếp cho phía bị hại 26.566.000 đồng nữa. Nhờ vậy, trước phiên xét xử, gia đình bị hại đã xin giảm án cho bị cáo.
TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên phạt bị cáo Sùng Mí Sò mức án 15 năm tù về tội Giết người, buộc bị cáo phải bồi thường tiếp cho bị hại số tiền theo thỏa thuận là 26. 566.000 đồng và phải chịu trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên của bị hại mỗi tháng 200.000 đồng.
TheoPháp luật Việt Nam
Nỗi buồn phiền vẫn chưa nguôi dù đã được phóng thích
Sau gần 300 ngày giam giữ tại Trại giam số 1 của Công an Hà Nội, Nguyễn Quang Hưng - người đã dùng dao đâm chết người, được trả tự do ngay tại phiên tòa sơ thẩm. Đây là một sự kiện thu hút sự chú ý và quan tâm đặc biệt của báo giới và đông đảo nhân dân theo dõi.
Dang dở ước mơ đại học
Sau phiên tòa xử sơ thẩm ngày 20/6 vừa qua, Nguyễn Quang Hưng, ở cụm 5 thôn Ân Phú, xã Xuân Phú (Phúc Thọ, Hà Nội) được phóng thích ngay tại tòa. Hưng được trả tự do, được trở về nhà sau những tháng ngày dài trong trại giam. Niềm vui hân hoan xen lẫn cả những giọt nước mắt mừng mừng, tủi tủi của gia đình, bạn bè, làng xóm làm ấm lòng biết bao con người đã dõi theo và tiếp sức cho em trong suốt chặng đường gian nan đi tìm công lý.
Được gặp lại bố mẹ, bạn bè và những người thân, Hưng xúc động òa khóc. Hưng khóc, bởi bản thân em không dám tin mình lại được trả tự do, em chưa hề nghĩ tới mình sẽ được minh oan cho tội danh giết người. Thế nhưng bằng sự cố gắng nỗ lực từ phía gia đình, sự nhiệt huyết, tận tâm của những người hàng xóm và biết bao con người xa lạ khác, họ biết được hoàn cảnh của Hưng, đồng cảm cùng Hưng và sẵn sàng sẻ chia với Hưng. Sau khi trở về nhà, Hưng được trở lại cuộc sống của chính mình, được hòa mình với mọi người, bạn bè và được tự do làm những điều mình thích. Suốt mấy ngày nay, Hưng không rời khỏi nhà, bởi ngày nào cũng có đông đúc người đến hỏi thăm, chúc mừng chia sẻ niềm vui với em và gia đình.
Nhớ lại những tháng ngày đau đáu trong trại giam, Hưng không giấu được những buồn tủi, lo lắng và cả sợ hãi. Với Hưng đó là những ký ức kinh hoàng, những tháng ngày không thể nào quên, đó là sự "tra tấn" của thời gian, là sự đấu tranh của bản thân và nỗi lo sợ thường trực hằng đêm. Có những chuỗi ngày đen tối, nghiệt ngã nhất, Hưng bồn chồn, rạo rực, sôi sục khi từng ngày, từng giờ mong được một lần gặp bố mẹ của mình, nhưng tất cả chỉ là tưởng tượng trong tâm trí.
Hưng chia sẻ, 9 tháng 18 ngày là một khoảng thời gian quá dài đối với em. Suốt thời gian gần 300 ngày em không được gặp bố mẹ lần nào, nỗi nhớ nhà, nhớ bố mẹ đến cồn cào, suy nghĩ và luôn có cảm giác sợ hãi đến phát khóc khi nghĩ đến cảnh mình sẽ phải ngồi tù. Những ngày mới vào trại giam, Hưng tuyệt vọng, không ăn, không uống, nghĩ suy đến phát sốt, đến mức quản lý trại giam phải đưa bác sĩ vào khám bệnh, động viên, Hưng mới dần lấy lại sức.
Hưng kể: "Trong trại giam là một căn buồng kín rộng cỡ 8 mét vuông, gồm 2 bệ gạch và một lối đi. Phòng em có 3 bạn cùng mang tội danh giết người. Tối đến 2 bạn ấy ngủ ở bệ, e ngủ ở phía lối đi, sau đó lại đổi chỗ ngủ cho nhau".
Hưng và mọi người trong phiên xử cười hạnh phúc sau khi tòa tuyên án.
Hưng bảo, may mắn là những ngày đầu mới về đây, không bị hai bạn cùng phòng bắt nạt, họ cũng là người đồng cảnh ngộ, không may phạm tội, nên họ cũng thấu hiểu được hoàn cảnh của em, đối xử công bằng với nhau. Lúc mới vào, em vừa run vừa sợ, tối thường mất ngủ vì hay mê sảng, lo bị mọi người đánh đập. Cũng may, có các bạn cùng phòng giam động viên nhau, Hưng như được chia sẻ phần nào. Hưng cho biết thêm, quản lý trại giam đối xử với các em rất tốt, thi thoảng Hưng lại nhận được quà của gia đình gửi lên.
Bừng sáng hi vọng
Sau khi Nguyễn Quang Hưng được TAND TP Hà Nội phóng thích trở về nhà, gia đình Hưng mừng vui khôn xiết. Niềm vui còn được nhân lên gấp nhiều lần khi những người hàng xóm, dân làng các xã lân cận nghe tin Hưng được trả tự do thì kéo đến đông đúc, vừa là để ngắm nhìn cậu bé dễ thương, ngoan hiền sớm chịu cảnh lao lý vừa là để chúc mừng cho gia đình Hưng.
Anh Nguyễn Quang Sự (49 tuổi), bố của Hưng sau những tháng ngày cùng quẫn với tội danh của con giờ đây không giấu được sự vui sướng. "Tôi có mỗi Hưng là con trai duy nhất, kể từ khi nó bị kết án là tội giết người gia đình chúng tôi gần như tuyệt vọng. Bản thân tôi không biết làm gì để cứu con, cũng chẳng biết bấu víu vào ai, may mắn tình làng nghĩa xóm, những người bạn, thậm chí có những người gia đình chúng tôi không hề biết tên nhưng vẫn tận tình giúp đỡ cháu, cưu mang cháu cả về vật chất lẫn tinh thần, gia đình chúng tôi xin ghi lòng tạc dạ. Nhờ những tấm lòng bồ tát, cuối cùng cháu cũng được trả tự do".
Niềm vui không chỉ đến với gia đình Hưng mà đến với tất cả bà con nơi đây, bằng chứng là đang mùa cấy, nhưng những người dân vẫn dành một sự quan tâm đặc biệt, không chỉ là thăm hỏi động viên mà là những cái ôm thật chặt, ấm áp tình người. "Rất mừng cho Hưng đã được trả lại tự do, cháu nó rất ngoan lại học giỏi, không phải là những phần tử nghịch ngợm, đầu xanh đầu đỏ quấy rối trong làng. Bản thân cháu cũng không chủ định giết người, chỉ là do phản xạ phòng vệ chính đáng, tôi rất đồng tình với phán quyết của TAND, mừng là công lý đã được thực thi và đến với những người nông dân nghèo như chúng tôi", bà Hồ Thị Thảo, người hàng xóm chia sẻ với phóng viên.
Ngồi bên cạnh con trai, chị Đặng Thị Nhâm chốc chốc lại đưa tay quệt nước mắt: "Từ trước đến nay tôi không dám nghĩ gia đình mình lại dành được nhiều ân huệ đến thế, vợ chồng chúng tôi rất cảm kích trước tất cả mọi tấm lòng đã dang tay giúp đỡ cháu và gia đình trong lúc tuyệt vọng nhất. Nếu như không có mọi người dang tay giúp đỡ không biết bao giờ gia đình tôi mới được đoàn tụ sum họp cùng nhau". Trong tiếng mừng vui thăm hỏi của đông đảo mọi người, Hưng luôn nở nụ cười rạng ngời trên môi. Sự trở về của em bừng sáng một hi vọng làm ấm lòng, trái tim của hàng triệu người, một hi vọng về sự công bằng minh bạch và một niềm tin mãnh liệt vào pháp luật.
Khao khát ước mơ giảng đường
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012, Hưng đã thi đỗ vào hai trường là Đại học Tài nguyên Môi trường và Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Khi chuẩn bị nhập học thì Hưng bị hơn chục thanh niên ngổ ngáo tấn công, chúng sàm sỡ người bạn gái và đánh Hưng dữ dội khiến Hưng cùng quẫn buộc phải vung dao gọt hoa quả tự vệ và rồi nhát dao oan nghiệt ấy đã đâm vào một đối tượng hung hãn nhất. Hưng bị buộc tội giết người, đối mặt với vòng lao lý.
Khi giấy báo nhập học gửi về tới nơi thì cũng là lúc Hưng phải ngồi trong trại giam. Giấc mơ giảng đường phải tạm hoãn lại, người cha tìm mọi cách để cứu con nhưng lực bất tòng tâm. Con bị giam hãm, lòng cha mẹ như xát muối vào tim. Cùng quẫn, anh Sự chỉ biết cầm giấy báo trúng tuyển của con lên trường xin bảo lưu kết quả nhưng nhà trường không chấp nhận lý do mà anh đưa ra đồng nghĩa với việc Hưng không được bảo lưu kết quả.
"Tôi cầm giấy trúng tuyển của cháu lên Trường Đại học Tài nguyên Môi trường trình bày lý do của cháu để mong nhà trường xem xét, nhưng nhà trường không giải quyết. Nhà trường yêu cầu sau 15 ngày cháu không đến lớp, sẽ xóa tên", anh Sự cho hay. "Nếu không vướng vào tội danh giết người, Hưng đã là sinh viên của giảng đường đại học như các bạn bè nó. Nay cháu đã được tại ngoại, gia đình tôi đã viết đơn gửi xuống nhà trường mong nhà trường tạo điều kiện và giúp đỡ cháu được đi học để thỏa ước mơ của cháu nhưng vẫn chưa thấy có kết quả", chị Nhâm lo lắng.
Khi hỏi về những dự định sắp tới, Hưng cho biết, ước mơ của em là muốn được học tại Trường Đại học Tài nguyên Môi trường, hiện tại em đã gửi đơn đến nhà trường nếu nhà trường không đồng ý em sẽ ở nhà ôn thi lại. Bản thân em cũng chưa định hướng được nên chọn trường nào tiếp theo vì kiến thức bị loãng rất nhiều sau thời gian ở tù
TheoCảnh sát Toàn cầu
Rủ nhau đi cướp - kẻ ngồi tù, kẻ chết đuối! Ngày 28-6, TAND huyện Gia Lâm mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ cướp giật tài sản xảy ra trên địa bàn xã Kiêu Kỵ khiến một trong hai thủ phạm khi bị truy đuổi đã nhảy xuống sông thiệt mạng. Theo cáo trạng, Hồ Văn Hoàn và Đỗ Bảo Khánh cùng có HKTT tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh...