Mất mạng chỉ vì nợ một két bia và hai gói thuốc lá
Thiếu nợ 1 két bia và 2 gói thuốc, một đàn anh bị nhóm giang hồ xã hội đen xứ Phan tìm đến để đòi nợ và bị nhóm đàn em dùng hung khí chém hàng chục nhát dao vào người ngay tại nhà dẫn đến tử vong.
Vụ truy sát người giữa đêm 9.9 làm náo loạn cả thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong (Bình Thuận).
Người nhà nạn nhân tên Bùi Chiến (42 tuổi, biệt danh Chiến “Cát bụi”) cho biết, vào khoảng 21 giờ ngày 9.9, anh Chiến ngồi nhậu với 3 người bạn tại nhà để xe khách Đăng Vũ số 23 đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Phan Rí Cửa, gồm: Minh Hoàng (SN 1981), Đức (trên 40 tuổi ) và một người tên là Nhí (ngoài 30 tuổi ).
Trong lúc 4 người ngồi nhậu, có 2 đối tượng trong đó 1 đối tượng tên Tèo đến nhà số 23 trên gặp Chiến để đòi nợ tiền 1 két bia Sài gòn đỏ và tiền 2 gói thuốc lá mà đêm trước nhóm anh Chiến nhậu chỉ trả tiền 3 két bia cho chủ tạp hóa tên thường gọi là A Huy, cách nhà số 23 chỉ vài căn cùng ngụ trên đường Trần Hưng Đạo. Việc đòi nợ dẫn đến mẫu thuẫn khi A Huy phát hiện Hoàng chở 1 két bia chạy ngang qua nhà thay vì mua bia tại nhà A Huy. 2 đối tượng trên chỉ đáng mặt đàn em của anh Chiến “cát bụi” nên anh Chiến không đề phòng, cảnh giác.
Chị Võ Thị Mỹ Loan, vợ của nạn nhân Bùi Chiến.
Thấy vậy, sau đó Hoàng và Đức bỏ về trước, còn Nhí và Chiến ngồi lại nhậu tiếp. Đến khoảng 23h, trong lúc Nhí dọn dẹp ở bên trong, còn Chiến đang ngồi rửa chén ở phía ngoài cửa thì có 4 đối tượng bịt mặt xông vào chém cả 2. Chiến bỏ chạy vào nhà để thoát ra cửa sau nhưng không kịp. Nhóm giang hồ tiếp tục xông vào nhà chém và đâm Chiến hàng chục nhát dao vào đầu, đâm thủng phổi, tim… khiến máu nạn nhân bắn tung tóe lên tường, chảy lên láng trên nền gạch làm nạn nhân chết tức tưởi tại chỗ.
Video đang HOT
Trước khi chạy thoát ra cửa sau Nhí đã tránh được một nhát dao chí mạng bổ vào đầu, vết dao chạm xuống mặt bộ ván gỗ và để lại một vết sẹo to, dài trên mặt ván mà chị Võ Thi Mỹ Loan đang nằm ngủ (vợ của Bùi Chiến ). Nhóm giang hồ vung dao định chém chị Loan.
Sau khi bị sát hại dã man, Chiến được vợ và hàng xóm chuyển đến bệnh viện đa khoa Phan Rí Cửa nhưng Chiến đã chết trước đó.
Ngay sau khi xảy ra vụ án, cơ quan pháp y tỉnh Bình Thuận đã đến khám nghiệm tử thi.
Sáng ngày 10.9, Nhí và Hoàng ra công an thị trấn Phan Rí Cửa để lấy lời khai. Riêng tên A Huy bị CQĐT bắt giữ ngay trong đêm vì nghi có liên can đến vụ giết hại anh Chiến.
Được biết, Bùi Chiến ở tù 7 năm, vừa ra tù cách đây vài tháng. Vợ chồng Bùi Chiến được nhà xe Đăng Vũ ở Phan Rí Cửa thuê ở để trông coi nhà cửa tại địa chỉ trên.
Hiện vụ việc đang được CQĐT công an tỉnh Bình Thuận tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Lao Động
Mất mạng vì một bát tiết canh
Tỷ lệ tử vong của bệnh liên cầu lợn còn cao hơn dịch SARS. Hơn một nửa số lợn lành mang mầm bệnh này, vì thế hãy cảnh giác với món tiết canh, lòng lợn.
Dù bệnh liên cầu lợn chưa xếp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm buộc phải báo cáo như cúm A/H1N1, H5N1 nhưng số người mắc bệnh đang gia tăng. Đáng lo ngại, tỷ lệ tử vong của bệnh còn cao hơn cả dịch SARS.
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận 7 trường hợp mắc liên cầu lợn, trong đó có một ca tử vong. Do không thuộc diện dịch bệnh bắt buộc báo cáo của Bộ Y tế, các ca mắc liên cầu lợn chỉ được ghi nhận khi bệnh nhận được chuyển lên điều trị tại các bệnh viện lớn nên con số mắc thực tế có thể còn lớn hơn nhiều.
Mắc bệnh vì... tiết canh, cháo lòng
Anh T., 34 tuổi, ở Phủ Lý, Hà Nam là người chuyên bán lòng lợn tiết canh. Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, ngày 5/5, anh có ăn tai và mũi lợn. Ngay trong ngày, anh bị sốt cao và chỉ một ngày sau rơi vào trạng thái lơ mơ. Bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng hôn mê sâu, ban hoại tử nổi khắp người, huyết áp tụt và có dấu hiệu suy đa phủ tạng. Đến nay, sau 6 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua khỏi cơn nguy kịch nhưng tình trạng hoại tử ở chi vẫn rất trầm trọng và có khả năng phải cắt một phần chi.
Còn anh L., 38 tuổi, ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh mua lòng lợn, tiết lợn về cho cả nhà cùng ăn. Sau đó chỉ mình anh L. bị sốt cao và có hiện tượng nổi ban. Gia đình tưởng bệnh nhân chỉ bị sốt phát ban thông thường mà không ngờ đến căn bệnh liên cầu lợn. Khi đi khám tại Bệnh viện tỉnh Nghệ An, bệnh nhân đã được chuyển ngay lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Sau khi nhập viện được vài giờ, bệnh nhân cũng lịm dần, rơi vào tình trạng hôn mê.
Bệnh nhân liên cầu lợn tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Châu Anh.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu và điều trị tích cực, vi khuẩn có thể gây bệnh liên cầu lợn cho người chỉ qua một tổn thương nhỏ, trầy xước da trong quá trình giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh. Hai thể bệnh lâm sàng hay gặp nhất khi nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn và viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết. Với trường hợp bị viêm màng não, bệnh nhân sẽ bị rối loạn ý thức, phát ban ngoài da, giảm thính lực, liệt thần kinh sọ, suy thận nhẹ... Trường hợp nhiễm khuẩn huyết thì hay bị nổi ban hoại tử toàn thân, tập trung nhiều nhất ở mặt, ngực, chân tay, tụt huyết áp và rơi vào tình trạng hôn mê. Với các trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ tử vong. Bác sĩ Cấp cũng cảnh báo, bệnh liên cầu lợn để lại nhiều di chứng nguy hiểm như: điếc chiếm 25% - 40%; hoại tử chi dẫn đến phải cắt chi, suy thận.
Ruồi nhà có thể là trung gian lây bệnh
Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết điều đáng lo ngại là có đến 50% - 60% lợn lành mang mầm bệnh. Chính vì thế, việc kiểm soát nguồn lây bệnh gặp nhiều khó khăn. Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn có nhiều nhất ở các nơi như khoang mũi, đường sinh dục, tiêu hóa và phân của lợn. Các vi khuẩn này có thể sống 10 phút ở nhiệt độ 60 độ C; 24 giờ ở 25 độ C và 8 ngày trong phân.
"Ruồi nhà cũng có thể là vật trung gian làm lây lan mầm bệnh. Khi ruồi đậu vào phân, thịt lợn có vi khuẩn liên cầu lợn sau đó đậu vào các vết trầy xước trên da người có thể khiến người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khả năng này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng vi khuẩn trong ruồi lớn, trong khi sức đề kháng của người lại yếu", tiến sĩ Hiển cũng cảnh báo.
Do đó, để phòng bệnh, cần phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn dễ dàng bị tiêu diệt bởi các thuốc khử khuẩn như Cloramin B. Người dân phải đeo găng tay khi tham gia giết mổ, chế biến lợn đề phòng lợn nhiễm bệnh mà không biết. Tuyệt đối không ăn hoặc tiếp xúc với lợn đã nhiễm bệnh. Tránh để ruồi bâu vào vết thương. Nếu thấy có các dấu hiệu như sốt cao đột ngột, mệt mỏi, rét run, buồn nôn, chóng mặt... sau khi tiếp xúc với lợn hoặc ăn các thực phẩm chưa nấu chín từ lợn như nem chua, nem chạo, tiết canh, cần nghĩ ngay đến bệnh liên cầu lợn và đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm, tránh để xảy ra biến chứng.
Bệnh liên cầu lợn có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nếu như trước năm 1998, mỗi năm chỉ vài ca mắc thì đến nay đã tăng lên hàng chục ca. Trong năm 2010, riêng miền Bắc có 55 ca mắc liên cầu lợn, trong đó có 7 ca tử vong. Các ca bệnh ghi nhận rải rác ở tất cả các tháng trong năm nhưng có nhiều nhất vào các tháng 4, 5, 6 và 7. Tỷ lệ tử vong cao, xấp xỉ 13%, trong khi ngay cả với dịch SARS, tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 7-8%.
Theo Đất Việt
Nữ sinh lớp 7 mang bầu vì "ông râu xanh" hàng xóm Sự việc cháu Nguyễn Thị G. (SN 1998) bị ông hàng xóm 56 tuổi xâm hại, mang thai 4 tháng đã gây chấn động cả vùng quê thuần nông của huyện Chí Linh, Hải Dương. Khi biết tin nạn nhân suýt mất mạng vì thai chết lưu, "ông râu xanh" đã bỏ trốn. Đến nay, cháu G. đã qua cơn nguy kịch nhưng...