Mất lưỡi do… chủ quan
Khảo sát của bệnh viện chuyên ung bướu cho thấy có gần 62% bệnh nhân ung thư lưỡi nhập viện muộn, bệnh trạng đã chuyển sang giai đoạn III, IV.
Ông P.T.H (52 tuổi, ngụ TPHCM) bị đau rát vùng lưỡi, ăn uống khó khăn nhưng cứ tưởng bị nhiệt miệng nên chỉ uống thuốc kháng viêm qua loa. Sau gần 2 tháng, bệnh tình của ông H. không giảm mà những cơn đau trong miệng ngày càng tăng.
Khám luỡi tại Bệnh viện Ung Buớu TPHCM
Ông đi khám tại Bệnh viện (BV) Ung Bướu TPHCM, các bác sĩ (BS) phát hiện một vết loét 2 cm ở mặt bụng của lưỡi, lệch sang trái. Kết quả sinh thiết cho thấy ông H. bị ung thư lưỡi, buộc phải cắt bỏ một phần lưỡi và được ghép phần lưỡi mới bằng vạt da lấy từ cẳng tay.
Nam dễ mắc hơn nữ
Theo Hội Ung thư TPHCM, ung thư lưỡi là ung thư thường gặp nhất trong các loại ung thư hốc miệng. Cứ 100.000 dân thì có 3 người mắc căn bệnh này. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, bệnh nhân đa số do chủ quan nên nhập viện muộn, làm cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Để tránh di căn, nhiều bệnh nhân buộc phải cắt phần lưỡi hoại tử ảnh hưởng đến chức năng nói và nuốt của người bệnh.
Video đang HOT
BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung Bướu TPHCM, cho biết mỗi năm BV ghi nhận từ 150-200 trường hợp ung thư lưỡi. Bệnh nhân đa số nhập viện ở giai đoạn muộn. Một nghiên cứu của BV cũng cho thấy: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân bị ung thư lưỡi là 57,9; tỉ lệ nam/nữ là 1,7/1. Bệnh nhân nhập viện muộn (giai đoạn III, IV) là 61,6%. Tỉ lệ người bệnh còn sống sau 3 năm điều trị là 47% (điều trị ở giai đoạn I, II là 70,9%; giai đoạn III, IV là 28,8%).
Các BS cho biết nam giới dễ mắc bệnh ung thư lưỡi hơn nữ bởi thói quen uống rượu, hút thuốc lá. Các yếu tố này có nguy cơ gây ung thư lưỡi cao vì sẽ tạo ra những chất kích thích, hóa chất độc hại tác dụng trực tiếp lên niêm mạc, làm tổn thương lưỡi và tổn thương này nếu kéo dài có thể gây ung thư. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, những chấn thương lưỡi, viêm vùng miệng, họng… lâu ngày cũng là thủ phạm gây ung thư lưỡi và ung thư này có thể di căn sang các bộ phận khác dẫn đến tử vong.
Nhiều phương pháp cứu lưỡi
Các chuyên gia y tế cho biết ung thư lưỡi môt khi đã bị thì người bênh sẽ vô cùng khô sở, bất tiện từ chuyên ăn uông, giao tiếp đên những sinh hoạt trong cuộc sống, tuy nhiên, không phải hết cách cứu chữa. Theo TS-BS Trần Văn Thiệp, Trưởng Khoa Đầu cổ BV Ung Bướu, tùy theo giai đoạn mắc bệnh, bệnh trạng, diện tích phần lưỡi bị ung thư của mỗi bệnh nhân mà có những phương pháp phẫu thuật tái tạo khác nhau.
Với tổn thương nhỏ ở vị trí đầu lưỡi hay giữa lưỡi thì phẫu thuật đơn giản. Còn những trường hợp vị trí ung thư nằm ở vùng rìa lưỡi sẽ phẫu thuật cắt nửa lưỡi và tái tạo lưỡi bằng vạt da cơ hoặc vạt tự do. Tại BV Ung Bướu TPHCM thường dùng vạt cẳng tay quay tự do để tạo hình phần lưỡi bị cắt. Phương pháp này giúp cho những bệnh nhân ở giai đoạn trễ có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố mới đây của BV Chợ Rẫy cũng mở ra hy vọng cứu được lưỡi ung thư cho những người không may mắc phải căn bệnh này. Đó là dùng vạt da cơ dưới móng để tái tạo phần lưỡi bị cắt. Các bệnh nhân được BV Chợ Rẫy điều trị bằng phương pháp này cho thấy không có trường hợp nào gây hoại tử vạt và tái phát sau mổ, chức năng nói và nuốt sau tạo hình lưỡi không bị ảnh hưởng nhiều.
Theo BS Trần Phan Chung Thủy, Trưởng Khoa Tai – Mũi – Họng BV Chợ Rẫy, vạt cơ dưới móng có nhiều ưu điểm là mỏng dễ làm, khả năng lành cao, giữ được chức năng của lưỡi và có tính thẩm mỹ. Vạt này có thể ứng dụng trong nhiều trường hợp ung thư đầu cổ. “Sự thành công của phương pháp này mở ra một hướng mới trong kỹ thuật tái tạo vùng u bị cắt cho người bệnh” – BS Thủy nhấn mạnh.
Tự kiểm soát bản thân
Các BS khuyến cáo ung thư lưỡi là bệnh diễn tiến âm thầm nên phải biết phòng tránh. Đó là thực hiện tốt vê sinh răng miêng; sử dụng nước súc miêng chuyên dụng hoặc nước muôi đê ngừa sâu răng và nhiêm trùng nướu răng; hạn chê rượu, đô uông có côn và thuôc lá. Nêu thây vêt loét ở lưỡi lâu ngày không khỏi, đặc biêt là có sự hiên diên của các khôi u hạch bât thường ở cô thì phải đi khám đê chân đoán kịp thời.
Theo NGUYỄN THẠNH (Người lao động)
Rau quả: Thần dược chữa hôi miệng
Nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, thường gặp là thiếu vệ sinh răng miệng, hoặc do dùng thức ăn "nặng mùi" như hành sống, tỏi sống...
Rau quả chữa hôi miệng
Rau xà lách: rửa sạch, ngâm trong nước muối nhạt giây lát, nhai ăn sống. Ngày vài lần. Giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ hôi.
Vải vài quả: lột vỏ, ngậm trong miệng. Ngày vài lần. Giúp phương hương hóa trọc, sinh tân giải khát.
Lá măng 15g: sau khi sắc, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 - 4 lần. Trừ hôi miệng.
Đu đủ 30g, hoắc hương 6g: cho vào nồi, đổ nước vừa đủ. Đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp giây lát, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 lần. Giúp thơm miệng trừ hôi.
Quả mận 30g, bối lan 10g, lá tỳ bà 10g: cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh tiếp giây lát. Ngày 1 thang, sắc 2 lần, hòa lại. Giúp trừ hôi tẩy bẩn.
Quất bì 30g: rửa sạch, thái sợi, sắc nước, dùng thuốc thay trà. Ngày 1 thang, chia dùng vài lần. Kiện tỳ, trừ hôi.
Hạt dưa lưới 20g: nướng khô, tán nhuyễn, dùng một ít ngậm trong miệng. Ngày 2 - 3 lần. Giúp sinh tân trừ hôi.
Hôi miệng do vị nhiệt
Chanh tươi: 1 kg, mật ong vừa đủ: chanh rửa sạch, bổ làm đôi, vắt nước cốt, pha với mật ong trộn đều. Mỗi lần 1 - 2 muỗng canh. Ngày 2 lần. Thanh nhiệt, sinh tân, trừ hôi.
Chanh tươi trị hôi miệng do vị nhiệt. (ảnh minh họa)
Dưa leo (dưa chuột) tươi vừa đủ: rửa sạch, gọt vỏ, lấy vỏ sắc nước, dùng uốngthay trà. Ngày 3 lần. Thanh nhiệt lợi thấp, trừ hôi giải khát.
Dưa hấu 1 quả: rửa sạch, bổ làm đôi, móc ra ruột, vắt nước cốt, dung làm thức uống. Ngày 1 liều, chia 3 - 5 lần. Thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ hôi.
Hạt dưa hấu vừa đủ: rửa sạch, rang thơm, dùng ăn vặt. Giáng hỏa trừ hôi. Hạt dưa lưới khô vừa đủ, mật ong vừa đủ: hạt dưa lưới bỏ vỏ, sấy khô, tán nhuyễn, pha mật ong trộn đều, ngậm trong miệng sau bữa ăn hoặc bôi trên răng. Thanh nhiệt trừ hôi, sinh tân giải khát.
Lô căn tươi 100g, đường phèn 30g: lô căn rửa sạch, thái đoạn ngắn, cho vào chén, thêm đường phèn và một ít nước, tiềm cách thủy, bỏ bã lấy nước, dùng uống thay trà. Ngày vài lần. Giảm vị nhiệt, trừ hôi miệng.
Hôi miệng do thực tích
Sơn tra (táo mèo): Sơn tra 30g, kê nội kim 30g: sơntra (bỏ hột), kê nội kim nướng khô, tất cả cùng tán bột. Mỗi lần dung 3 - 5g, ngày 2 - 3 lần. Trợ tiêu hóa, trừ hôi miệng.
Ô mai trắng: hái quả chưa chín, sau khi ngâm nước muối, sấy khô, dùng ngậm trong miệng sau bữa ăn. Thơm miệng trừ hôi, sinh tân tiêu thực.
Ô mai vừa đủ: ngậm trong miệng. Trợ tiêu hóa, sinh tân trừ hôi.
Rau quả làm thơm miệng
Lê tươi 2 quả: rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột, thái lát mỏng, dùng nước đun để nguội ngâm nửa ngày, dùng uống thay trà.
Cà chua 15g, lá bạc hà 9g, mật ong vừa đủ: cà chua và lá bạc hà xay nhuyễn, nêm vào mật ong, dùng làm thức uống. Phương hương hóa trọc.
Hạt bí đao 100g, đại táo 100g, nhục quế 50g, vỏ tùng 100g, mật ong 1 lít: đại táo xay nhuyễn, hạt bí đao, vỏ tùng cùng sấy khô, tán ịn, trộn với đại táo, thêm mật ong chế thành dạng viên, lớn cỡ hạt nhãn. Mỗi sáng và chiều dùng 2 viên. Làm thơm thân thể, da niêm sáng mịn.
Lá đậu xanh 15g, hoắc hương 10g: lá đậu xanh cùng hoắc hương sắc nước, bỏ bã lấy nước, dùng súc miệng. Ngày 3 lần. Thanh nhiệt, thơm miệng, trừ hôi.
Rau quả trừ hôi rượu
Trà một ít: trà cho vào miệng ngậm nhai, sau 3 - 5 phút nhả sạch. Ngày 2 - 3 lần. Sinh tân trừ hôi rượu.
Bưởi 1 quả: bưởi gọt vỏ, tách múi, ăn cơm bưởi. Giải độc rượu, trừ hôi rượu.
Theo SKDS
Mẹo hay giúp đánh bật mùi hôi miệng Hôi miệng và hơi thở có mùi hôi vốn được xem là vấn đề tế nhị, khó nói. Nó không chỉ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe của bạn. Vệ sinh răng miệng Cách trị hôi miệng đơn giản nhất là chăm sóc răng miệng tốt. Sâu răng, bệnh...