Mất liên lạc với tàu đổ bộ Mặt Trăng, ước mơ sánh bước với Nga, Trung, Mỹ của Ấn Độ vỡ nát?
Cơ quan vũ trụ Ấn Độ thừa nhận mất liên lạc với thiết bị đổ bộ Vikram ngay trước khi nó tới gần khu vực Nam Cực của Mặt Trăng trong nhiệm vụ lịch sử.
Đây được xem là đòn giáng mạnh vào tham vọng trở thành quốc gia thứ tư, sau Mỹ, Nga và Trung Quốc hạ cánh thành công trên Mặt Trăng của Ấn Độ.
New Delhi trước đó cũng đặt mục triêu trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh ở vùng Nam Cực của Mặt Trăng, khu vực mà Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) khẳng định chưa từng được khám phá.
Các nhà khoa học Ấn Độ hoang mang khi hay tin mất liên lạc với thiết bị đổ bộ Vikram. (Ảnh: EPA-EFE)
“Thiết bị đổ bộ Vikram được triển khai như dự kiến và đang hoạt động bình thường như những gì chúng tôi quan sát từ Trái Đất. Tuy nhiên, hệ thống liên lạc giữa trạm kiểm soát ở Trái Đất và thiết bị Vikram bất ngờ bị mất. Chúng tôi đang phân tích dữ liệu”, Chủ tịch ISRO, ông Kailasavadivoo Sivan cho hay.
Video đang HOT
Sau khi hay tin, Thủ tướng Narendra Modi, người tới trung tâm vũ trụ ở Bangalore để theo dõi cuộc đổ bộ lịch sử gửi lời động viên tới các nhà khoa học Ấn Độ.
“Những gì bạn đã làm không phải là một thành tựu nhỏ. Những thăng trầm vẫn đang tiếp diễn trong cuộc sống. Sự chăm chỉ của bạn đã dạy chúng tôi rất nhiều và cả đất nước tự hào về bạn”, ông nói, đồng thời bày tỏ hy vọng các nhà khoa học có thể kết nối trở lại với Vikram.
Chiều 22/7, Ấn Độ phóng tàu vũ trụ thăm dò Mặt Trăng 2 có tên Chandrayaan-2 từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang Andhra Pradesh, bằng tên lửa đẩy GSLV MKIII tiên tiến nhất của nước này.
Tới ngày 2/9, ISRO cho biết thiết bị đổ bộ Vikram mang theo xe tự hành Pragyan tách thành công khỏi tàu thăm dò Chandrayaan-2 và dự kiến đáp xuống bề mặt Mặt trăng hôm 7/9. Nhiệm vụ của Vikram trong chuyến đi lịch sử này là phân tích khoáng vật, lập bản đồ bề mặt và tìm kiếm nước.
(Nguồn: Straits Times)
SONG HY
Theo VTC
TT Putin: Hãy để Nga và Trung Quốc trở lại G7
Nhà lãnh đạo cho rằng ngoài Nga và Trung Quốc, nhóm 7 nền kinh tế lớn của thế giới nên bổ sung Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ làm thành viên mới.
"Nếu họ muốn khôi phục G8, cứ thoải mái thôi. Tôi nghĩ mọi người ngày nay đều hiểu, như Tổng thống Macron vừa nhận định công khai, sự bá quyền của phương Tây đã kết thúc", Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 4/9 đề cập đến phát biểu của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron.
Ông Putin đưa ra bình luận trong một sự kiện thuộc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông, tổ chức tại Vladivostok từ ngày 4-6/9, theo South China Morning Post.
"Tôi cũng không tưởng tượng được một tổ chức quốc tế nào hoạt động hiệu quả mà không cần có Ấn Độ và Trung Quốc", ông nhận định nhóm các nền kinh tế lớn cũng cần bổ sung thêm Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Nga nên được đưa trở lại nhóm và khôi phục G8. Tuy nhiên, ý tưởng này không nhận được sự ủng hộ từ những thành viên còn lại của nhóm các nền kinh tế lớn gồm Anh, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản và Italy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok. Ảnh: Sputnik.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng vai trò của hội nghị thượng đỉnh G7 đang suy giảm trong bối cảnh hiện nay.
Hội nghị vừa qua tại Biaritz, Pháp, kết thúc mà không có đồng thuận chi tiết. Hội nghị một năm trước đó tại Canada cũng kết thúc không toàn vẹn khi Tổng thống Trump bỏ về sớm và công khai chỉ trích chủ nhà là Thủ tướng Justin Trudeau.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng có mặt tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tại Vladivostok. Trước tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga, ông Modi chỉ khẳng định Ấn Độ ủng hộ một trật tự thế giới đa cực. Ông không nói cụ thể bản thân ủng hộ hay phản đối đề xuất của Tổng thống Putin.
Theo Srikanth Kondapalli, chuyên gia tại ĐH Jawaharla Nehru tại New Delhi, Ấn Độ đang được xem là một "khách mời" của nhóm G7 còn việc mở rộng thành viên vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào các nước cốt lõi của nhóm.
Kondapalli cho rằng việc G7 mở rộng thành viên có thể đòi hỏi một hành động hồi đáp tương xứng, chẳng hạn cho các nước phương Tây tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với các thành viên lớn là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Ông cho rằng ngay cả Nga và Trung Quốc cũng chưa sẵn sàng cho kịch bản này.
Theo Zing.vn
Từ S-400 tới công nghệ cao : điều gì đang xảy ra với quan hệ Nga-Ấn? Mối quan hệ nhiều thập kỷ Nga-Ấn hiện đang được giới phân tích Ấn Độ quan sát chặt chẽ. Từ ngày 4-6/9, tại thành phố cảng Vladivostok, Nga đã diễn ra hai sự kiện lớn: thứ nhất là Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) 2019 và thứ hai, thượng đỉnh thường niên Nga-Ấn lần thứ 20. Mối quan hệ nhiều thập kỷ...