Mát lành canh ngó khoai nấu mẻ ngày hè
Giữa ngày hè nóng nực, được ăn bát canh ngó khoai nấu mẻ mát mát, chua chua quả thật là một điều rất thú vị.
Nguyên liệu:
Rau ngổ có tác dụng làm bát canh ngó khoai thơm hơn và hấp dẫn hơn
Bát canh ngó khoai sẽ bớt ngon nếu thiếu rau dền cơm
Ngó khoai (có nơi còn gọi là ngỏ khoai, dãi khoai..)
Cách tước ngó khoai
Rau ngổ tăng thêm hương vị cho món canh
- Ngó khoai 5 lạng
- Rau dền cơm
- 1 ít tôm khô (tôm khô có tác dụng làm ngọt canh hơn)
Video đang HOT
- Cà chua 3 quả
- Mẻ
-Tỏi băm nhỏ
- Gia vị
- Tía tô, rau ngổ
Cách làm:
- Ngó khoai tước vỏ rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm, đảo qua nước sôi. Khi tước ngó khoai không nên tước bằng dao mà tước bằng móng tay (bởi theo quan niệm dân gian tước bằng dao món ăn sẽ ngứa rất khó ăn)
- Tôm khô ngâm nước sau đó rửa sạch
- Cà chua thái bổ cau
- Rau dền cơm, rau ngổ, tía tô rửa sạch, thái nhỏ
- Mẻ lọc lấy nước.
Và cả rau dền
Ngó khoai hay có nơi còn gọi là ngỏ khoai, dãi khoai, bồng khoai…là phần mọc ra từ rễ của cây khoai ngứa. Cây khoai ngứa có nhiều ở các vùng quê, đặc biệt là vùng quê bắc bộ. Người dân thường lấy phần tàu và lá khoai nấu cám cho lợn. Chỉ riêng phần ngó của cây khoai là ít ngứa nhất được lựa chọn làm nguyên liệu nấu canh.
Ngó khoai sau khi đã đảo qua nước sôi cho vào nồi, xếp cà chua lên trên, cho tôm khô vào, đổ một lượng nước vừa ăn, nêm gia vị vừa đủ và đun sôi.
Sau đó cho nước mẻ đã lọc sẵn vào nồi. Tiếp tục đun sôi đến khi ngó khoai đã nhừ.
Cuối cùng cho rau dền cơm, rau ngổ, lá tía tô vào rồi bắc khỏi bếp. Làm như vậy chúng ta đã có được một nồi canh ngó khoai nấu mẻ hoàn chỉnh.
Mách nhỏ:
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bắt đầu cho ngó khoai vào nồi đến khi bắc khỏi bếp, không được dùng đũa, nếu dùng đũa ngó khoai sẽ ngứa rất khó ăn.
Theo PNO
Béo tròn mùa cá rô đồng
Mùa Hè là mùa cá rô ngọt và béo nhất, chế biến món nào cũng ngon!
Cá rô là loại cá ăn tạp và sinh sống ở những vùng ao, hồ, ruộng nước. Tại Việt Nam, cá rô có khắp nơi trải dài từ Nam tới Bắc. Cá rô tương đối nhiều xương nhưng rất được ưa chuộng vì thịt ngọt, dai. Mùa Hè là mùa cá rô ngọt và béo nhất, chế biến món nào cũng ngon!
Tác dụng:
Trong 100gr cá có chứa 1,5 gr chất béo, 45mg cholesterol 45, 20,3 gr chất đạm - protein, 116,5mg can-xi, 1mg sắt, 33,2 mg ma-giê và các vitamin B6, B12... Nhờ có chứa nhiều can-xi, nhất là khi ăn luôn cả phần xương cá, mà cá rô giúp bổ xương. So với một số loại cá khác như cá tra, cá trê thì cá nhiều đạm, nhưng lại ít chất béo nên rất được ưa chuộng. Thịt cá rô có tình bình, vị ngọt, không độc; có các tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa được các chứng "ràng phong hạ huyết", ích được khí lực làm người dùng có cảm giác khỏe khắn.
Lựa chọn và bảo quản:
Chọn cá đúng mùa, cá sẽ ngon, giá thành lại rẻ. Nên chọn cá sống thịt mới ngọt và ngon, không bở. Cá phải còn nguyên vẹn, không trầy xước, tróc vảy. Cá rô ngon là cá có thịt dai, chắc. Muốn vậy, bạn nên chọn cá rô mình tròn, to khoảng từ 3-4 ngón tay là vừa. Còn nếu muốn làm món kho cá ngon bạn hãy chọn cá rô cái, bụng to đang có trứng. Muốn chọn cá có thịt săn, không tanh, khi sơ chế bạn nên ngâm vào nước muối pha loãng chừng 10 phút.
Theo PNO
Đậu phụ xốt dầu hào ngon lạ ngày hè Món ăn tuy đơn giản, không cầu kỳ, không tốn nhiều thời gian, nhưng sao ngon lạ. Chỉ với vài bìa đậu phụ, ít cọng hành lá, rưới thêm nước xốt dầu hào... món ngon nóng hổi, thật hấp dẫn. Nguyên liệu: - Đậu phụ (số lượng tùy thích), hành lá - 4 tép tỏi, củ hành tây, gia vị, 1 thìa bột...