Mất kinh kéo dài sau khi tiêm thuốc tránh thai: Khi nào bạn mới cần lo lắng?
So với biện pháp tránh thai dựa trên hormone khác là thuốc tránh thai thì tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả nhanh và cao hơn vì thuốc được tiêm trực tiếp dưới da rồi ngấm vào mạch máu.
Tiêm thuốc tránh thai, nhiều chị em hoảng sợ vì không có kinh nguyệt
Có rất nhiều phương pháp tránh thai hiện nay, trong đó có khá nhiều chị em lựa chọn việc tiêm thuốc tránh thai. Phương pháp được ưa chuộng bởi đem lại hiệu quả tránh thai cao. Cụ thể, thuốc tiêm tránh thai sẽ có tác dụng ngay lập tức khi bạn tiêm trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn tiêm vào những ngày khác, thuốc tiêm sẽ có tác dụng sau 7 ngày tiêm.
Để đảm bảo hiệu quả mong muốn, bạn nên tiêm thuốc tránh thai mỗi 3 tháng theo khuyến cáo. Nếu bạn tiêm thuốc đúng thời điểm, tỷ lệ mang thai là 1/100/một năm dùng thuốc. Chỉ cần tiêm thuốc tránh thai đúng lịch hẹn, vậy là bạn yên tâm không mang thai ngoài ý muốn.
Trước những ưu điểm vượt trội ấy, nhiều chị em đã lựa chọn tiêm thuốc tránh thai làm biện pháp cho bản thân, trong khi không ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Nhưng đi kèm với đó là hiện tượng mất kinh. Rất nhiều chị em than phiền trên các group kín rằng tiêm thuốc tránh thai bị mất kinh hoàn toàn. Tuy nhiên, điều đáng bàn cãi ở đây là mặc dù đã ngừng thuốc nhiều tháng, thậm chí cả một năm nhưng kinh nguyệt vẫn không về.
Đây thực sự là tin đáng lo ngại, nhất là với những chị em chưa từng trải qua sinh nở sử dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai như một cách tránh thai tạm thời. Mất kinh do tiêm thuốc tránh thai ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chị em phụ nữ.
Trước những ưu điểm vượt trội ấy, nhiều chị em đã lựa chọn tiêm thuốc tránh thai làm biện pháp cho bản thân, trong khi không ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
Khi nào bạn mới cần phải lo lắng nếu thấy ngừng kinh do tiêm thuốc tránh thai?
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), tiêm thuốc tránh thai cũng như những loại thuốc tránh thai khác. Điều đó có nghĩa là chúng đều là thuốc nội tiết ức chế sự rụng trứng. Về lý thuyết, biện pháp tránh thai này có thể dùng cho bất cứ phụ nữ nào ở lứa tuổi sinh đẻ muốn dùng một biện pháp tránh thai tự chọn.
So với biện pháp tránh thai dựa trên hormone khác là thuốc tránh thai thì tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả nhanh và cao hơn vì thuốc được tiêm trực tiếp dưới da rồi ngấm vào mạch máu. Không những vậy, biện pháp này còn không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn sau này, nếu muốn có thai trở lại thì chỉ cần ngưng tiêm thuốc là được.
Video đang HOT
Nếu đã ngừng tiêm thuốc tránh thai một năm trời mà kinh nguyệt vẫn chưa về thì chị em cần hết sức cẩn trọng.
Lẽ tất nhiên, khi tiêm thuốc tránh thai, bạn sẽ bị mất kinh. Đó là chuyện hết sức bình thường. Kể cả ngừng tiêm thuốc một thời gian rồi nhưng vẫn chưa có kinh cũng không phải chuyện đáng ngại lắm. Bởi lẽ, đây là tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, nếu đã ngừng tiêm thuốc tránh thai một năm trời mà kinh nguyệt vẫn chưa về thì chị em cần hết sức cẩn trọng.
“Tốt nhất là bạn không nên ngồi một chỗ suy đoán, lo lắng. Thay vào đó nên đến thăm khám tại các phòng khám, bệnh viện sản phụ khoa, gặp những bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành khám chữa. Nhất là với những chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ, đang mong muốn có con thì điều này đặc biệt cần thiết”, chuyên gia khẳng định.
Ngoài ra, tiêm thuốc tránh thai làm bạn mất kinh thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển qua những phương pháp tránh thai khác. Bạn nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn trực tiếp và có lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
Theo Helino
Cách đơn giản để giữ vùng kín khỏe mạnh, không mùi khó chịu mà chị em nào cũng làm được và nên làm
Nếu vô tình nhận thấy vùng kín xuất hiện mùi bất thường, bạn đừng nên ngần ngại tới bác sĩ kiểm tra. Đây thường là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh.
Sử dụng bao cao su
Dùng bao cao su bất cứ khi nào quan hệ là việc làm rất quan trọng. Rocio Salas-Whalen, chuyên gia nội tiết kiêm bác sĩ phụ khoa tại Phòng khám Manhattan cho biết, biện pháp này vừa có thể tránh thai vừa bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục vô hình như HIV, mụn rộp sinh dục, lậu, mụn cóc và chlamydia.
Uống probiotic
Tiêu thụ probiotic giúp phục hồi các vi khuẩn có lợi bị mất trong âm đạo. Bạn có thể tăng cường lợi khuẩn này thông qua thực phẩm bổ sung hoặc sữa chua và kefir.
Tiêu thụ probiotic giúp phục hồi các vi khuẩn có lợi bị mất trong âm đạo.
Tránh vệ sinh bên trong vùng kín
Janet Choi, bác sĩ chuyên khoa sản tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) giải thích, âm đạo có cơ chế tự làm sạch nên vệ sinh bên trong khu vực này là điều không cần thiết. Việc làm này có thể vô tình gây rối loạn độ pH, từ đó dẫn đến nhiễm trùng âm đạo, ống dẫn buồng trứng và các biến chứng khác.
Thay vào đó, bạn chỉ cần làm sạch bên ngoài vùng kín nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước. Lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm tẩy rửa nào, bạn hãy đảm bảo bản thân không bị dị ứng với chúng.
Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe vùng kín. Một số thực phẩm như sữa chua và mật ong có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men. Trong khi đó, nước ép việt quất đã được các chuyên gia chứng minh có khả năng phòng chống nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một số thực phẩm như sữa chua và mật ong có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.
Sử dụng chất bôi trơn khi cần thiết
Dùng chất bôi trơn trong chuyện chăn gối là rất quan trọng vì việc làm này giúp bảo vệ da thành âm đạo không bị rách và chịu nhiều kích thích. Trên thực tế, Mira Aubuchon, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề phụ khoa kiêm bác sĩ tại tổ chức sức khỏe sinh sản Missouri cho biết, không ít chị em phụ nữ gặp phải tình trạng này do dành ít thời gian cho màn dạo đầu hoặc vấn đề về tuổi tác.
Trong những trường hợp như vậy, bạn nên sử dụng chất bôi trơn tự nhiên như nha đam.
Lựa chọn quần áo phù hợp
Mặc quần áo bó sát có thể gây kích ứng và viêm âm đạo. Mang vài người một bộ quần áo ướt như đồ tắm trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong vùng kín.
Vệ sinh thường xuyên
Không tiến hành vệ sinh vùng kín thường xuyên có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh mẽ. Bạn nên làm sạch khu vực này mỗi khi đi vệ sinh và tránh mang băng vệ sinh hoặc tampon nhiều giờ. Hãy thay chúng liên tục để ngăn ngừa kích ứng âm đạo. Tình trạng tiết dịch âm đạo có thể xảy ra nếu bạn quên không lấy tampon và tiếp tục đưa một cái khác vào vùng kín.
Điều trị nhiễm trùng kịp thời
Mọi người không nên chủ quan khi mắc nhiễm trùng âm đạo và chờ đợi để tình trạng này tự biến mất. Nếu có nguy cơ bị vi khuẩn hoặc nấm tấn công, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn để điều trị. Nếu triệu chứng không được cải thiện, bạn đừng nên ngần ngại đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu triệu chứng không được cải thiện, bạn đừng nên ngần ngại đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tránh lạm dụng kháng sinh
Kháng sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất cân bằng độ pH âm đạo. Loại thuốc này có thể tiêu diệt cả vi khuẩn tốt lẫn vi khuẩn có hại trong cơ thể. Do đó, hãy theo dõi chặt chẽ các loại dược phẩm bạn dùng và tránh lạm dụng kháng sinh. Mọi người nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc này.
Kiểm tra định kỳ
Hãy tới gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn sức khỏe định kỳ để theo dõi chặt chẽ sức khỏe vùng kín của bạn. Xét nghiệm Pap đang được áp dụng phổ biến hiện nay nhằm phát hiện mọi thay đổi bất thường nào trong âm đạo. Những việc làm này khá đơn giản nhưng chúng lại đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì sức khỏe vùng kín.
(Nguồn: Stylecraze)
Theo afamily
Dấu hiệu sớm nhận biết có thai Bà bầu thường buồn nôn, căng tức ngực, tăng tiết nước bọt, mệt mỏi... trong tháng đầu thụ thai. Ảnh minh họa Bác sĩ Trịnh Thị Thúy, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội gợi ý một số dấu hiệu có thai tháng đầu tiên, để thai phụ có cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Buồn nôn Một buổi sáng...