Mất hơn 9 tỷ đồng vì bị lừa đảo tham gia đầu tư tiền ảo
Theo thông tin từ Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, một người phụ nữ ở Hà Nội đã trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo đầu tư tiền ảo sau khi bị chiếm đoạt số tiền hơn 9 tỷ đồng.
Thông qua mạng xã hội Facebook, bà T. đã kết bạn với tài khoản có tên “Nguyễn Thị Thùy Dung”. Sau một thời gian, người này mời bà T. tham gia đầu tư tiền ảo.
Với lời quảng cáo hấp dẫn, bà T. đã làm theo, tạo tài khoản và chuyển số tiền 5 tỷ đồng để tham gia đầu tư. Sau một thời gian, số tiền lãi hiển thị là 350.000 USD (tương đương 9 tỷ đồng).
Kẻ gian đã sử dụng tiền ảo như một công cụ để dụ dỗ các nhà đầu tư và thực hiện hành vi lừa đảo (Ảnh: CNBC).
Khi bà T. muốn rút số tiền lãi trên, đối tượng lừa đảo yêu cầu trong vòng 5 tiếng bà phải đóng tiếp 20% tổng số dư tài khoản (tương ứng 1,8 tỷ đồng).
Video đang HOT
Đồng thời, kẻ gian cũng yêu cầu bà đóng 15% tiền mua bảo hiểm tiền gửi (tương ứng 1,6 tỷ đồng) và nộp tiếp 3% (tương ứng 360 triệu đồng) tiền phí để chuyển nhanh tiền về tài khoản cá nhân. Sau đó, bà T. tiếp tục nộp thêm 1,2 tỷ đồng nhưng vẫn không rút được tiền ra.
Trước thông tin trên, Cục An toàn Thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, trang web, ứng dụng đầu tư tiền ảo.
“Tuyệt đối không tin tưởng vào các lời mời đầu tư lợi nhuận cao, không tham gia vào các nhóm kín hoặc cộng đồng trực tuyến dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa xác minh được danh tính, uy tín của tổ chức, không rõ nguồn gốc. Không vội vàng chuyển tiền cho những đối tượng hoặc tổ chức lạ khi chưa xác minh được danh tính.
Trước khi tham gia bất kỳ dự án đầu tư nào, người dân cần tìm hiểu kỹ về tổ chức hoặc cá nhân mời gọi đầu tư thông qua nhiều cách khác nhau như kiểm tra giấy phép hoạt động, các đánh giá từ người dùng khác và các chứng chỉ hợp pháp”, Cục An toàn Thông tin cho biết.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần lưu ý không tải ứng dụng từ các nguồn không rõ ràng tránh nguy cơ bị cài cắm mã độc, chiếm quyền điều khiển thiết bị dẫn đến bị chiếm đoạt tài sản và đánh cắp thông tin cá nhân.
Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Cái kết của chiêu trò bán "bánh vẽ" đầu tư bất động sản
Với thủ đoạn vẽ các thửa đất, tách thửa các thửa đất không thuộc quyền sở hữu của mình hay tìm các khu đất trống thuê người phát quang, dọn dẹp mặt bằng rồi ngang nhiên rao bán công khai trên mạng xã hội; các đối tượng lừa đảo đã khiến rất nhiều người có nhu cầu mua đất "sập bẫy".
TAND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa đưa ra xét xử nhiều vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến các chiêu trò bán "bánh vẽ" đầu tư bất động sản. Theo cơ quan tiến hành tố tụng, bị hại trong các vụ án không chỉ là người dân mà còn có nhiều cán bộ, giáo viên - là những người có trình độ nhưng cũng bị "sập bẫy" trước thủ đoạn tinh vi của các đối tượng.
Phiên tòa xét xử 2 bị cáo Nguyễn Thanh Toàn và Nguyễn Như Quỳnh lừa bán 5 vụ đất "ảo" chiếm đoạt 5,75 tỷ đồng.
Điển hình như trong vụ án "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" liên quan đến đối tượng Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1988, trú tại phường An Đông, TP Huế). Nghĩa làm nghề kinh doanh môi giới và buôn bán bất động sản. Do làm ăn kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến thua lỗ và mất khả năng chi trả cho người khác nên Nghĩa nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của người khác. Nghĩa dùng thủ đoạn gian dối rằng, mình là chủ thửa đất rồi tự vẽ ra các bản vẽ phân lô, tách thửa đất có diện tích nhỏ hơn, sau đó rao bán các thửa đất này để nhằm chiếm đoạt tiền cọc của những người mua đất.
Ngoài thủ đoạn trên, Nghĩa còn đưa ra các thông tin gian dối để chiếm đoạt tiền của người khác như kêu gọi người khác cùng góp vốn với mình để mua các thửa đất lớn sau đó tách thửa để bán rồi cùng nhau chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn mà Nghĩa đã hứa hẹn. Đồng thời, nhận tiền để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và làm thủ tục tách thửa để chiếm đoạt tiền của người khác. Nghĩa đã lợi dụng sự tin tưởng của người khác để chiếm đoạt tiền và tài sản của 20 bị hại với gần 5 tỷ đồng.
Hay mới đây, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xét sử xơ thẩm vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với bị cáo Nguyễn Thanh Toàn (SN 1988) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1978, cùng trú phường An Đông, TP Huế). Năm 2021, Toàn nhận thấy người dân đầu tư kinh doanh bất động sản ăn nên làm ra nên đã rủ Quỳnh cùng nhau đi mua đất trồng cây lâu năm có diện tích lớn để tự phân lô, tách thửa bán lại kiếm lời. Dù biết rõ mình không phải là chủ có quyền sử dụng đất và đất chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng, phân lô, tách thửa nhưng Toàn và Quỳnh tự ý thuê người tự vẽ sơ đồ (không rõ tên và địa chỉ) phân lô, tách thửa nhiều thửa đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau đó, đưa ra thông tin gian dối là đất đang làm thủ tục cấp đổi, đất chuyển mục đích thành đất ở được; thuê người làm san lấp, phát quang mặt bằng... rồi đăng ảnh lên mạng xã hội làm cho nhiều người tin tưởng đặt cọc tiền cho Toàn và Quỳnh để mua các lô đất đã được tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng. Với thủ đoạn vừa kể, hai bị cáo đã thực hiện 5 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền là 5,75 tỷ đồng của nhiều bị hại. Số tiền này các bị cáo đã dùng để tiêu xài cá nhân... TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên phạt Toàn 7 năm 3 tháng tù; bị cáo Quỳnh 7 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cơ quan Công an, để tạo niềm tin cho các bị hại, các đối tượng lừa bán "bánh vẽ" bất động sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn lập cả công ty nhằm dễ dàng chiếm đoạt số tiền lớn cùng lúc của nhiều người. Điển hình như vụ bán đất "ảo" xảy ra tại Công ty bất động sản Khải Tín (viết tắt là Công ty Khải Tín). Công ty Khải Tín chuyên kinh doanh về bất động sản, từng hoạt động với quy mô lớn ở Thừa Thiên Huế và một số địa phương ở miền Trung do Tống Phước Hoàng Hưng làm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.
Theo hồ sơ vụ án, Công ty Khải Tín đã trúng đấu giá 3 lô đất tại khu dân cư Vân Căn, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế). Tuy nhiên sau 30 ngày kể từ ngày có quyết định trúng đấu giá, công ty này đã không nộp đủ số tiền mua đất nên đã bị UBND huyện Quảng Điền hủy kết quả trúng đấu giá. Dù vậy, Tống Phước Hoàng Hưng vẫn chỉ đạo cho cấp dưới là Phan Minh Thi (nguyên Tổng giám đốc) và Nguyễn Hà Tấn (nhân viên công ty) đăng thông tin bán 3 lô đất nói trên lên mạng xã hội và chiếm đoạt của 3 người dân số tiền hơn 2,4 tỷ đồng.
Cùng thủ đoạn trên, Hưng và Thi đã lừa bán cho ông Trần Hoài Ái (trú TP Huế) một căn nhà thuộc dự án nhà ở shophouse tại khu đô thị mới An Cựu (TP Huế) với giá gần 12 tỷ đồng do Công ty IMG Huế làm chủ đầu tư. Ông Ái đã chuyển cho Thi hơn 3,5 tỷ đồng để đặt cọc mua căn nhà nói trên. Tuy nhiên Thi và Hưng không chuyển tiền đặt cọc này cho Công ty IMG Huế mà chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân, trả nợ.
Ngoài ra, Hưng và Thi đã "vẽ" dự án khu đô thị cao cấp, lừa bán các lô đất không thuộc quyền sở hữu của Công ty Khải Tín tại số 67 Vạn Xuân (phường Kim Long, TP Huế) cho 13 nạn nhân, chiếm đoạt số tiền 17 tỷ đồng. Để có tiền chồng cho Công ty Khải Tín, có người phải mượn sổ đỏ của người thân thế chấp vay tiền ngân hàng. "Do chưa có nhà riêng nên khi thấy Công ty Khải Tín rao bán đất, vợ chồng tôi bàn với gia đình chồng cho mượn sổ đỏ nhà đất để thế chấp vay ngân hàng 1,9 tỷ đồng để đặt cọc cho công ty. Không ngờ đất không có, tiền cũng không lấy lại được. Đã hơn 3 năm nay, tháng nào, tiền lương của vợ chồng tôi cũng dành ra hơn một nửa để trả lãi cho ngân hàng", một nạn nhân nói trong xót xa...
Trở lại hành vi của các bị cáo tại Công ty Khải Tín, HĐXX cho rằng, các bị cáo táo bạo, liều lĩnh, xem thường pháp luật nên tuyên phạt Tống Phước Hoàng Hưng 20 năm tù, Phan Minh Thi 15 năm tù và Nguyễn Hà Tấn 7 năm tù về tội "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản".
Trước thực trạng trên, cơ quan Công an khuyến cáo, đối với các trường hợp thỏa thuận giao kết hợp đồng đặt cọc với một người không phải là chủ sử dụng đất thì người đó không có quyền thực hiện việc hứa chuyển nhượng quyền sử dụng và quyền sở hữu mảnh đất đó (trừ trường hợp đã nhận được sự ủy quyền từ phía chủ sử dụng đất). Nếu người nhận đặt cọc không phải chủ đất mà sử dụng hành vi hoặc thủ đoạn gian dối để làm cho người đặt cọc lầm tưởng người đó là chủ đất để chiếm đoạt tài sản của người đặt cọc thì có thể cấu thành tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản...
Để tránh bị lừa đảo, trước khi giao dịch, người mua nên yêu cầu bên bán xuất trình bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và kiểm tra thông tin nhân thân của chủ sử dụng đất trên giấy chứng nhận...
Triệt xóa đường dây lừa tình, dụ đầu tư tiền ảo giả xuyên quốc gia Tại đặc khu kinh tế "Tam giác Vàng" thuộc tỉnh Bokeo, nước CHDCND Lào có nhóm tội phạm do các đối tượng người nước ngoài cầm đầu, thành lập hoạt động dưới dạng công ty, chuyên lôi kéo, tuyển mộ những đối tượng người Việt Nam, Lào tham gia thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt...