Mất hơn 3 tỷ USD do giá dầu thô tụt giảm
Xuất khẩu của chúng ta mất hơn 3 tỷ USD do giá dầu thô tụt. Nếu giá dầu không giảm mạnh thì chỉ tiêu xuất khẩu tăng trưởng đạt trên 10%.
Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương diễn ra sáng nay (28/12), nói về tình hình xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết: Năm 2015, chúng ta không lường trước được giá dầu thô liên tục giảm như vậy, đến nay chỉ còn hơn 36 USD/thùng. Xuất khẩu của chúng ta mất hơn 3 tỷ USD do giá dầu thô tụt. Nếu không tụt mạnh thì chỉ tiêu xuất khẩu tăng trưởng đạt trên 10%.
“Chúng ta đã xuất khẩu tăng một số hàng hóa để bù vào phần thiếu hụt của dầu thô. Đầu năm có nhiều ý kiến băn khoăn về khả năng xuất khẩu gạo, nhưng cuối cùng kết quả đã đạt khá. Chúng ta cũng đã vận động một số nước nhập khẩu gạo của ta ký dài hạn. Đầu năm ký dài hạn với Đông Timor, góp phần bù giá dầu giảm” – Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Cũng trong năm 2015, lượng thu ngoại tệ của dầu khí ở nước ngoài tăng 1,4 tỷ USD. Duy trì tăng trưởng xuất khẩu trên 8%, giúp ổn định vĩ mô, về tỷ giá; nhập siêu 2%, Quốc hội cho phép 5%.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng kiến nghị, khi mở rộng thị trường xuất khẩu, trong bối cảnh yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng ngày càng khắt khe, nếu những sản phẩm đang lợi thế mà vi phạm thì sẽ là rào cản lớn, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đã tham gia và tận dụng khai thác được ưu đãi mà các Hiệp định mang lại (thủy sản, dệt may…).
Video đang HOT
Cũng liên quan đến xuất khẩu, về mặt hàng nông sản, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, năm 2015, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu bị giảm giá nhưng bù lại sản lượng của hầu hết các mặt hàng nông lâm thủy sản tiếp tục gia tăng. Một số mặt hàng giảm nhẹ như bông, thuốc lá – đây không phải là mặt hàng chủ lực.
Trong điều kiện khó khăn thị trường, các bộ, ngành địa phương đã nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu, tiêu thụ nông sản do nông dân làm ra. Các mặt hàng nông sản tăng về lượng xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ ta giữ được thị trường. “Năm 2014, xuất khẩu nông sản đạt 30,8 tỷ USD. Đến giờ này, chúng tôi thống kê là 30,14 tỷ USD, giảm 2%. Năm 2015, xuất khẩu tăng về số lượng nhưng giá lại xuống” ông Cao Đức Phát nói.
Sang năm 2016, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ngay bây giờ chúng ta đang phải đối phó với hiện tượng thiên tai khốc liệt nhất trong nhiều năm. Ví dụ, Ninh Thuận năm thứ 3 tiếp tục hạn hán, các hồ chứa mới có 30% dung tích, nếu đầu vụ xả nước thì sẽ không đủ nước cho cuối vụ. Vụ hè thu không có nước. “Tôi sợ không có nước cho gia súc” Bộ trưởng Cao Đức Phát bày tỏ lo ngại.
Về thị trường, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, vòng xoáy giảm giá toàn cầu tiếp tục diễn ra. Có thể giá lúa tôm có thể cải thiện nhưng về cơ bản vẫn ở mức thấp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị cho tổng rà soát lại về nguồn nước, bám sát hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để điều chỉnh cơ cấu sản xuất cây trồng. Ở Ninh Thuận, Bộ trưởng đề nghị cần chuyển hẳn sang cây trồng cạn, cân đối nguồn nước cho người, gia súc và các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu 2016 là trong điều kiện khó khăn thị trường nhưng vẫn có mặt hàng có thị trường tốt. Năm ngoái 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì có 5 tốt, 5 xấu. Vụ Đông xuân này nên tận dụng thị trường để sản xuất lúa gạo vì một số nước mất mùa. Trong đó tập trung vào lúa gạo chất lượng cao. Thị trường điều cũng cần được cân đối lại vì chúng ta chi phối hơn một nửa thế giới mà lại nhập khẩu về chế biến. Tập trung chuyên canh hồ tiêu nhưng không mở rộng để tránh khủng hoảng. Mở rộng sản xuất trái cây và thị trường xuất khẩu trái cây…
Tiếp tục hướng dẫn nông dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật thâm canh cải tiến để tăng năng suất. Đối với chăn nuôi tập trung cần đẩy mạnh các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh.
Bộ trưởng cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo bố trí tăng nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông thôn, không chỉ để xây dựng hạ tầng mà cả phòng, chống dịch bệnh, thiên tai.
“Xác định năm 2016 bên cạnh xây dựng nông thôn mới, vẫn lấy an toàn vệ sinh thực phẩm là trọng tâm toàn ngành; Kiên quyết loại trừ chất cấm, lạm dụng kháng sinh, thuốc trừ sâu…” – Bộ trưởng Cao Đức Phát nói/.
Theo_VOV
Nhiều mặt hàng nông sản Việt chưa đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm
Đó là lý do khiến một số thương hiệu nông sản Việt Nam, dù có tiếng, nhưng vẫn phải đi vòng qua nước thứ ba để tới các siêu thị Mỹ.
Nước mắm Phan Thiết, Phú Quốc và nhiều loại nước mắm mang thương hiệu Việt được bày bán trong siêu thị Mỹ. Nhưng nhìn kỹ, tất cả đều là sản phẩm của Hong Kong hoặc Thái Lan. Một loạt mặt hàng chế biến từ nông sản khác trong siêu thị, từ hộp cà, lọ ớt, dù mang tên Việt, nhưng cũng không phải được sản xuất tại Việt Nam. Người mua nhiều khi cũng không để ý tới dòng chữ xuất xứ của sản phẩm.
Ông Xuân Quỳnh, Washington DC, Mỹ cho biết: &'Dĩ nhiên mình thích hàng Việt Nam, nhưng nhiều lúc không biết xuất xứ có đúng là từ Việt Nam hay không. Ví như nước mắm Phú Quốc nhưng dưới lại đề là Pruduct of Thailand chứ không phải của Việt Nam'.
Ông Hòa Ưng, Chủ siêu thị Hưng Phát, Maryland, Mỹ cho biết, thực ra ông vẫn nhập hàng có thương hiệu và nguồn gốc thực sự từ Việt Nam, nhưng nhiều sản phẩm &'made in Vietnam' không bán chạy bằng các sản phẩm tương tự cũng mang tên Việt nhưng có xuất xứ từ các nước khác. &'Cũng có nước mắm Phú Quốc made in Vienam nhưng giá rất đắt. Mặt hàng đó bán không chạy lắm, mà bán không chạy dĩ nhiên nó có ngày hết hạn. Phải tùy theo thị trường, thị trường không thích thì nhập vào không được'.
Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ cũng thường tới mua hàng ở siêu thị Việt này. Ông cho rằng, nhiều mặt hàng nông sản Việt chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe của thị trường Mỹ. Đó là lý do khiến một số thương hiệu nông sản Việt Nam, dù có tiếng, nhưng vẫn phải đi vòng qua nước thứ ba để tới các siêu thị Mỹ.
Ông Đào Trần Nhân, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ thẳng thắn: &'Đây là một khó khăn thách thức các doanh nghiệp Việt Nam và cũng là đòi hỏi với các doanh nghiệp Việt Nam cần phải vươn lên vượt qua các hàng rào kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt với luật về hiện đại hóa vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ mới được ban hành.
Theo_VTV
Rau quả Việt Nam gặp hạn vì Trung Quốc Trước những biến động kinh tế, nông sản Việt Nam dần "đuối sức", gặp khó trong vấn đề cạnh tranh và liên tục bị các nước trong khu vực "cướp" mất thị trường. Hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh cả lượng và chất. Nông sản Việt mất dần thị trường Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính...