Mất hạnh phúc vì chuyện tiền nong nhà chồng
Vợ chồng em còn có thể chung sống với nhau, chứ tình cảm ông bà nội với em là không thể cứu vãn được nữa. Em không thể cả đời trả nợ cho nhà chồng.
Chị Hạnh Dung thân mến,
Em đã lập gia đình được chín năm. Sau khi lấy nhau, em mới biết gia đình chồng nợ nần khá nhiều. Lý do là vay mượn cho hai anh em ăn học. Sau khi cưới, bố mẹ chồng bảo chồng em trả nợ, vì lúc đó em chồng em vẫn chưa ra trường.
Vợ chồng em vừa phụ ông bà trả nợ, vừa giúp nuôi chú học đại học. Tuy nhiên, cuối năm đó em có thai và muốn để dành tiền chuẩn bị sinh con, nhưng ông bà cũng lấy nốt. Từ đó, mâu thuẫn giữa em và bố mẹ chồng phát sinh.
Vợ chồng em từ lúc cưới cũng đi thuê nhà, đến bây giờ mới có được nhà riêng nhưng vẫn còn nợ mấy trăm triệu. Vừa rồi, vợ chồng em có nhờ ông bà bán hộ mảnh đất dưới quê (vợ chồng em mua sau cưới hai năm). Ông bà bán xong lại xin chồng em 30 triệu để trả nợ làm ao. Cách đây gần ba năm, chồng có bàn với em cho ông bà số tiền này nhưng em không đồng ý, vì lúc đó em vừa sinh bé thứ hai được chín tháng, nhưng ông bà không lên chăm cháu ngày nào.
Cũng vì chuyện tiền nong với nhà chồng mà bọn em không hạnh phúc. Hằng tháng vợ chồng em vẫn gửi tiền để ông bà mua đồ ăn, trong khi cha mẹ ruột em thì không có đồng nào. Em bàn với chồng gửi ông bà nội hai triệu còn bà ngoại một triệu, nhưng chồng em bảo em cầm hết tiền chồng rồi thì tự đưa tiền cho bà ngoại. Nhưng em cầm tiền chồng có được tiêu vào việc riêng đâu chị, nào lo nhà cửa, nuôi hai con, nào nợ nần, thì mẹ em sao dám lấy.
Bây giờ bố chồng em còn đòi mượn thêm tiền để mua ô tô, xây nhà to, và chồng em sẽ trả khoản nợ đó. Ông bà quan niệm nuôi con ăn học đến lúc con kiếm được tiền rồi thì ông bà phải được hưởng. Trong khi lương chồng em chỉ mười triệu một tháng, con cái ngày càng lớn, chi phí ngày càng tăng. Em nói thế nào bố mẹ chồng và chồng cũng không nghe.
Video đang HOT
Chồng em chưa bao giờ phải chăm con, từ trước đến giờ chỉ một tay em chăm sóc, dạy dỗ chúng. Khi em sinh bé thứ hai, chồng em còn ở nước ngoài, em đã sống thiếu thốn tình cảm của chồng, mà còn không có sự quan tâm của gia đình chồng. Lấy một người chồng như vậy em cũng chán lắm. Chị cho em lời khuyên để vợ chồng em còn có thể chung sống với nhau, chứ tình cảm ông bà nội với em là không thể cứu vãn được nữa. Bốn năm nay em không bước chân về quê, ông bà cũng không lên thăm cháu.
Em chân thành cảm ơn chị.
D.H. (TP.HCM)
Chẳng lẽ vợ chồng em cứ gánh nợ cho nhà chồng mãi? – Ảnh minh họa
Em D.H. thân mến,
Đọc thư em, Hạnh Dung có hai cảm giác lẫn lộn: một là thông cảm với tâm trạng lo lắng, buồn phiền vì gánh nặng kinh tế của em, hai là không thể không có đôi chút cảm thấy bất bình với em. Mọi cảm xúc của em đều có thể chấp nhận được, nếu nó ở mức độ vừa phải và hợp lý, nhưng quá lên một chút thì sẽ làm mọi vấn đề căng thẳng, nặng nề, và nguy cơ đổ vỡ đã chực chờ.
Em cũng biết bố mẹ chồng vay nợ là để lo cho chồng và em chồng ăn học. Vậy thì giờ đây, việc ông bà mong các con giúp ông bà trả nợ theo Hạnh Dung không có gì sai. Chỉ có điều mức độ của việc giúp này là như thế nào? Việc vợ chồng em bán đất, ông bà có xin vài chục triệu, theo Hạnh Dung cũng không phải quá đáng. Con cái khi làm ra tiền, có khoản nào đó thêm vào, biếu bố mẹ chút ít cũng là điều nên làm. Sao em lại tính đến chuyện công cán (chăm cháu giùm em hay không?).
Việc em muốn biếu tiền bố mẹ ruột, chồng em nói em giữ hết tiền chồng thì cứ tự phân bổ, sao em lại so đo khó chịu? Chuyện “mẹ em sao dám lấy” có liên quan gì đến ý kiến của chồng? Hay em còn muốn chồng phải là người mang tiền về biếu bố mẹ?
Em cho rằng mình đã chịu đựng nhiều, nhưng mới lấy chồng chín năm mà đã có bốn năm em tuyệt giao với bố mẹ chồng vì vấn đề tiền nong thì Hạnh Dung thấy rằng chồng em – một người con có hiếu – đang chịu đựng cảnh đứng giữa bố mẹ và vợ. Dù gì chăng nữa, phận làm con dâu không thể vì thế mà từ chối thăm hỏi cha mẹ. Nếu là một người đàn ông gia trưởng, chấp nhất, coi thường ý kiến của vợ, có lẽ anh ta đã nghiêng về phía cha mẹ mà chán nản những tính toán của vợ mình.
Theo Hạnh Dung, em nên nhìn lại xem mình có quá ích kỷ hay không? Có thật là kinh tế gia đình sẽ ảnh hưởng nặng nề khi giúp đỡ cha mẹ chồng hay không? Em có thể trò chuyện, phân tích phải trái, cùng nhau tính bài toán tiền bạc với chồng một cách thẳng thắn, công bằng, hiểu biết và cả thông cảm với chồng, để có được những quyết định chung. Hạnh Dung nghĩ em phải thay đổi suy nghĩ, cách cư xử của bản thân với chồng và cha mẹ chồng, để điều chỉnh mọi việc cho hợp lý.
Chúc em tìm được phương án đúng nhất.
Thấy mẹ tôi đến chơi rồi rút ví đưa cho con gái 5 triệu, em chồng nói một câu khiến tôi càng nghĩ càng thấy đau
Dù những lời em chồng nói rất khó nghe nhưng tôi thấy cũng có lý. Xem ra lâu nay, tôi đã quá vô tâm rồi.
Khi bắt đầu về gia đình này làm dâu, tôi đã biết cô em chồng của mình không vừa. Cô ấy không khôn khéo nhưng đổi lại thì thẳng tính và khá chân thật.
Hồi mới cưới, tôi không biết nấu ăn nên món nào đưa ra cũng mặn chát, hoặc không thì chẳng có mùi vị gì. Có rất nhiều bữa tôi bật khóc trên bàn ăn vì bị em chồng phê bình trước cả nhà. Thế là sau đó, tôi quyết tâm học nấu nướng. Tôi xem trên mạng, rồi bắt đầu thực hành. Hôm đó đi làm về thấy tôi đang chăm chú nhìn màn hình, một lúc sau, em chồng tôi vào phòng đưa cho tôi 6 triệu. Thấy tôi ngạc nhiên, cô ấy bảo: "Em đăng ký cho chị một khóa học nấu ăn rồi. Nếu chị muốn nấu ngon thì phải đi học bài bản chứ. Đáng lẽ em cũng phải san sẻ việc cơm nước nội trợ với chị, nhưng em bận quá. Cứ xem như em nhờ chị đi".
Thế rồi cô ấy lên phòng. Còn tôi lúc đó mới hiểu tại sao giữa rất nhiều người tài giỏi trong công ty, em chồng của mình có thể lên đến vị trí giám đốc như vậy.
Từ hồi tôi sinh con đến giờ đã là hơn một năm. Vì xót con và không muốn con đi học sớm nên đến giờ, tôi vẫn ở nhà chăm cháu. Đợt này chồng tôi thất nghiệp, tìm mãi chẳng được việc nào như ý. Chỗ thì anh chê môi trường không phát triển, chỗ lại trả tiền lương quá ít, không phù hợp với sức lao động của anh.
Quả thật khi nghe em chồng nói như vậy, tôi cũng có chút chột dạ. (Ảnh minh họa)
Thấy vợ chồng chúng tôi khó khăn, em chồng cũng biết ý nên tranh phần mua bỉm và sữa cho cháu. Tôi cảm kích lắm, nhưng hôm qua, giữa chúng tôi lại xảy ra một chuyện thế này.
Hôm qua mẹ tôi đi khám bệnh rồi tiện đường vào nhà tôi chơi. Lâu ngày lên với cháu, lúc về, mẹ tôi có rút ra 10 tờ 500 nghìn đưa cho tôi rồi căn dặn tôi ăn uống tẩm bổ cho thật tốt. Em chồng tôi bắt gặp đúng khoảnh khắc ấy. Mẹ tôi vừa ra về, cô ấy đã thở dài: "Em nói thật với chị, chị không thấy xấu hổ à? Mẹ chị 60 rồi, lên chơi với cháu đã mang theo cả đống đồ quê. Chị không cho bác tiền xe thì thôi, còn cầm tiền của bác làm gì? Người ta giàu mới ở nhà chăm con, còn nhà chị khó khăn, phải lựa cơm mà gắp mắm chứ".
Quả thật khi nghe em chồng nói như vậy, tôi cũng có chút chột dạ. Nghĩ kỹ lại thì số tiền này với mẹ tôi cũng là lớn lắm. Tôi có nên trả lại bà rồi đi tìm việc không? Hay cứ thế này rồi cố gắng một thời gian, sau này sẽ tìm cách để bù đắp cho mẹ sau?
(Xin giấu tên)
Mới đầu tháng chồng đã nổi cơn khùng, lo mẹ ở dưới quê sống khổ sở, tôi lẳng lặng kéo anh vào một căn phòng khiến gã nín bặt Chồng tôi đã ngoài 30 tuổi nhưng tính tình thì vẫn rất trẻ con! Tôi và chồng đều là nhân viên văn phòng, lương tháng tôi 5 triệu, chồng 20 triệu, nhìn chung là đủ sống chứ chưa gọi tới mức dư dả. Cuộc hôn nhân của chúng tôi không chỉ xuất phát từ tình cảm mà còn là chuyện đôi bên muốn...