Mất hàng trăm triệu đồng vì ham món “quà tặng”
Thời buổi của công nghệ phát triển, mạng xã hội ra đời đem lại nhiều tiện lợi cho người sử dụng, tuy nhiên nếu mất cảnh giác sẽ dễ dàng bị “ dính bẫy” của kẻ xấu.
Có hàng chục thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được cơ quan Công an cảnh báo nhưng vẫn không ít người bị lừa.
Chị T.C ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh cho biết, vừa mất 32 triệu đồng vì trò lừa đảo tặng quà. Thấy trang Fanpage có tên là “30 Dias Para Emagrecer 2.0″ quảng cáo với nội dung: “Tặng miễn phí 5.000 nồi cơm điện nhân dịp ra mắt sản phẩm mới cho ai nhanh tay ib”. Chị C liên hệ thì được đối tượng gửi hình ảnh nồi cơm điện nhiều kích cỡ và màu sắc, kêu chị chọn sản phẩm. Sau khi chị chọn, đối tượng yêu cầu cung cấp thông tin như họ tên, số điện thoại, địa chỉ để gửi quà tặng.
Một số nội dung tin nhắn trao đổi giữa đối tượng lừa đảo và bị hại.
Video đang HOT
Sau đó, chị được đưa vào nhóm ứng dụng Telegram thực hiện nhiệm vụ mới được nhận quà. Trong “ma trận” của nhóm này, chị phải chơi minigame như trả lời câu hỏi để được nhận quà, xem clip YouTube 30 giây được tặng 5 ngàn đồng… Trong nhóm này đều đồng bọn của chúng nhưng đăng tải thông tin đã nhận được tiền gốc và hoa hồng, làm chị tưởng thật nên không chút nghi ngờ. Tiếp theo là yêu cầu chuyển khoản 350 ngàn đồng đặt hàng trên trang trực tuyến Tiki để được hoàn lại 415 ngàn đồng (cả gốc và hoa hồng). Tiếp nữa, đối tượng nói chị C chuyển khoản 1.680.000 đồng sẽ được hoàn lại 2.140.000 đồng. Đợi mãi vẫn không nhận được tiền, nhắn tin hỏi thì đối tượng lại nói chị chuyển thêm tiền, vì hệ thống đang xử lý thông tin, nếu chị dừng thì mất hết số tiền đã chuyển trước đó.
Các đối tượng luôn hứa hỗ trợ chị lấy lại tiền khi chị chuyển khoản thêm, nhưng càng chuyển càng mất, dừng thì tiếc số tiền đã chuyển. Khi đối tượng dụ “con mồi” chuyển số tiền nhiều thì nhắn tin cho rằng đây là lỗi của chị, không phải lỗi của hệ thống: “Nhắc nhở! Hoàn tiền thất bại! (Thời gian bạn hoàn thành nhiệm vụ quá dài, dẫn đến không thể hoàn tiền cho bạn! Vì bạn quá giờ, hệ thống hiển thị không thể hoàn tiền, hiện tại bạn phải làm nhiệm vụ…”.
Qua tìm hiểu của PV Báo CAND, không riêng gì chị T.C mà nhiều người bị lừa với chiều thức này, đa số là phụ nữ. Người tham gia luôn phải theo các trò lừa bịp của các đối tượng, nhiều người bị lừa mất tiền chỉ vì tham hoa hồng cao, có người mất 800 triệu.
Sau khi bị lừa, các bị hại đều nhận ra rằng, không có chuyện tặng sản phẩm có giá trị, đây là cái bẫy dụ những ai tham quà tặng. Từ việc muốn nhận quà tặng, lại trở thành “con nợ”, “tiền mất, tật mang” do nhẹ dạn cả tin
100.000 người Việt bị rao bán thông tin tài khoản ngân hàng trên mạng
Nếu những thông tin này bị kẻ xấu lợi dụng thì khách hàng sẽ gặp nhiều phiền phức, thậm chí còn bị lừa đảo.
Mới đây, trên diễn đàn dành cho hacker mang tên Br*.to đã có một thành viên tên ARES_BF_ACCOUNT đăng bài bán cơ sở dữ liệu của người dùng Việt. Dữ liệu gồm 100.000 bản ghi với các thông tin như số dư tài khoản, họ tên, địa chỉ, số tài khoản, số điện thoại và ngày tháng năm sinh.
Hình ảnh cho thấy những thông tin được thu thập từ các tài khoản ngân hàng trên khắp cả nước chứ không tập trung ở một địa phương nhất định. Một chi tiết đáng chú ý nữa là dữ liệu bị rò rỉ hồi tháng 5/2022. Mức giá mà hacker này đưa ra cho số dữ liệu chỉ 500 USD.
Có người cho rằng những dữ liệu này là giả. Tuy nhiên, khi phóng viên một số báo thử liên hệ với một vài số điện thoại trong danh sách để lộ thì các thông tin như họ tên, ngày sinh, địa chỉ... trong cơ sở dữ liệu này lại hoàn toàn chính xác.
Hiện tại chưa rõ những thông tin trên bị rò rỉ từ đâu và đến thời điểm này dường như vẫn chưa có người đăng ký mua lại. Rất có thể đây là các thông tin mà khách hàng giao dịch tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng khi đi mua sắm tại những hệ thống bán lẻ.
Thậm chí, có người còn không loại trừ khả năng đây là thông tin bị hacker lấy cắp từ hệ thống máy tính ngân hàng hoặc bị chính nhân viên ngân hàng rao bán, nhờ người giao bán.
100.000 người Việt bị rao bán thông tin tài khoản ngân hàng trên mạng
Nếu những thông tin trên bị kẻ xấu lợi dụng, khách hàng có thể trở thành mục tiêu của các cuộc gọi, tin nhắn rác. Nguy hiểm hơn, kẻ xấu có thể sử dụng các thông tin này để đi vay tín dụng, khiến nạn nhân mang những khoản nợ "trời ơi".
Để đảm bảo an toàn cho tài khoản ngân hàng của mình, người dùng cần cảnh giác khi mua sắm ở các website online. Các bạn tuyệt đối không cung cấp mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai mạo danh nhân viên ngân hàng. Sau sự cố này, bạn nên đổi mật khẩu ngân hàng để đảm bảo an toàn.
Địa chỉ chợ Bến Thành ở đâu? Kinh nghiệm đi chợ Bến Thành từ A-Z Những gợi ý mới nhất về địa chỉ chợ Bến Thành ở đâu? Kinh nghiệm đi chợ Bến Thành từ A-Z sẽ giúp bạn có thật nhiều niềm vui trong chuyến đi của mình nha Giới thiệu về chợ Bến Thành Chợ Bến Thành có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 17, trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất...