Mất hàng loạt tướng lĩnh, phe nổi dậy sắp gục ngã
Quân đội trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đã thực hiện một cuộc không kích tiêu diệt một tướng lĩnh cấp cao của Sư đoàn nổi dậy Hồi giáo Liwa Al-Tawhid ở Aleppo , làm bị thương thủ lĩnh và một nhà lãnh đạo khác của lực lượng này. Cùng lúc, trên các mặt trận khác, thêm 4 tướng lĩnh phe nổi dậy bị tiêu diệt, một tổ chức giám sát hôm qua (15/11) cho biết.
Quân đội trung thành với Tổng thống Assad ăn mừng chiến thắng
Yussef al-Abbas – được biết đến dưới cái tên Abu al-Tayyeb là chỉ huy tình báo của Sư đoàn Liwa al-Tawhid. Ông này đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích dữ dội hôm 14/11 của quân đội vào một căn cứ quân sự mà phe nổi dậy chiếm đóng từ cách đây hơn một năm, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho biết.
Không chỉ mất chỉ huy tình báo, thủ lĩnh dẫn đầu Sư đoàn Liwa al-Tawhid – Abdelkader Saleh và một nhân vật cấp cao khác – Abdelaziz Salameh đã bị thương trong đòn tấn công mới nhất của quân Assad.
Sau cuộc không kích trên, Sư đoàn Liwa al-Tawhid điên cuồng bắt giữ 30 người vì cho rằng họ chính là những người đã cung cấp thông tin về sư đoàn cho chính quyền Tổng thống Assad.
Liwa al-Tawhid làm một trong những sư đoàn thiện chiến hàng đầu trong các lực lượng Hồi giáo đang chiến đấu chống lại Tổng thống Assad. Đây cũng chính là các thành phần nổi dậy bác bỏ vai trò của Liên minh Quốc gia Syria đối lập được phương Tây hậu thuẫn.
Tổn thất với phe nổi dậy chưa dừng lại ở đó. Quân đội Syria đang liên tiếp gặt hái chiến thắng trên chiến trường. Trong thế chiến thắng như chẻ tre này, quân của ông Assad còn tiêu diệt thêm được 4 tướng lĩnh phe nổi dậy trong các trận chiến khác, 3 người ở tỉnh phía bắc Aleppo và người thứ tư ở Homs .
Cụ thể, hai thủ lĩnh của hai đạo quân khác trong lực lượng nổi dậy đã bị giết chết khi quân chính phủ tiến vào khu vực gần sân bay quốc tế ngay bên ngoài Aleppo . Một nguồn tin từ thủ đô Damascus xác nhận, phe nổi dậy vẫn còn kháng cự một cách yếu ớt ở các trận địa xung quanh sân bay.
Ở nơi khác trong tỉnh Aleppo , một cựu đại tá quân đội chỉ huy một sư đoàn khác của phe nổi dậy cũng đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh ở Maarat al-Artiq.
Những thất bại và tổn thất liên tiếp trên của lực lượng nổi dậy diễn ra trong bối cảnh quân đội trung thành với Tổng thống Assad đã phát động một chiến dịch mạnh mẽ và quyết liệt trong suốt 3 tuần qua nhằm giành lại những khu vực đã mất trước đó ở Aleppo, đặc biệt là vùng phía đông của thành phố lớn nhất Syria này. Các nhóm chiến binh Hồi giáo đã kêu gọi viện binh, tập hợp lực lượng lớn đến chiến trường này để ngăn chặn bước tiến quân mạnh mẽ của quân đội. Tuy nhiên, xem ra, phe nổi dậy khó cản được đường tiến của quân chính phủ.
Video đang HOT
Chuyên gia về Syria – ông Fabrice Balanche nhận định, chính quyền Assad đang có nhiều bước tiến trong việc làm rạn vỡ, chia cắt vùng lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của phe nổi dậy ở phía bắc đất nước.
“Quân đội đang tìm cách tách các khu vực phía đông của Aleppo mà phe nổi dậy nắm giữ ra khỏi căn cứ của lực lượng này ở những vùng nông thôn”, ông Balanche cho biết.
“Cùng lúc đó, quân đội cũng đang tìm cách mở một đường vào Idlib và Jisr al-Shughur (cả hai đều ở phía tây nam Aleppo) nhằm làm chia cắt khu vực thuộc quyền quản lý của lực lượng nổi dậy thành từng mảng nhỏ”, chuyên gia Balanche nói thêm.
Trong khi đó, ở tỉnh Homs, phía nam Aleppo, một thủ lĩnh của phe nổi dậy cũng đã bị giết chết ở chiến trường Mahine – nơi quân đội vừa đánh bật các chiến binh nổi dậy ra khỏi đây và giành lại được một kho vũ khí lớn mà phe nổi dậy chiếm được trước đó. Tuy nhiên, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria thân phe đối lập cho biết, cuộc giao tranh giữa hai phe ở đây vẫn tiếp diễn.
Quân Assad liên tiếp giáng đòn, phe nổi dậy loạng choạng
Không chỉ tiêu diệt được hàng loạt tướng lĩnh của phe nổi dậy, quân đội trung thành với ông Assad còn tiến hành thành công rất nhiều chiến dịch quân sự ở tỉnh miền trung Homs, giành lại được 3 thành phố, Bộ Chỉ huy quân đội Syria hôm qua (15/11) cho biết trong một tuyên bố.
“Sau một chiến dịch quân sự thành công với những chiến thuật chính xác, quân đội sáng qua đã có thể thắt chặt quyền kiểm soát đối với các thành phố Hadath, Hawariyen, Muhin và các kho vũ khí gần đó”, tuyên bố của quân đội Syria cho hay.
Quân đội đã giáng “những đòn chí tử” vào các phe nhóm vũ trang, giết chết một số lượng lớn chiến binh và phá hủy hàng trăm phương tiện của chúng, chính quyền Syria cho biết thêm.
Cũng theo tuyên bố của quân Assad, những chiến thắng gần đây của họ “đã phá vỡ ảo tưởng của những kẻ khủng bố đang mơ giành được quyền kiểm soát những vị trí yết hầu ở vùng nông thôn của Homs “.
Trong khi đó, Bộ Chỉ huy quân đội nhấn mạnh, họ quyết tâm tấn công phe nổi dậy Syria bằng “nắm đấm sắt” cho đến khi khôi phục được an ninh và sự ổn định ở đất nước đang bị giày xéo bởi chiến tranh trong suốt gần 3 năm qua này.
Khu vực Muhin có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với quân đội của Tổng thống Assad bởi nơi đây có tới 32 kho vũ khí. Phe nổi dậy đã tìm cách vận chuyển các kho vũ khí này ra bên ngoài nhưng quân đội Syria đã chặn đứng nỗ lực này bằng những đợt pháo kích liên tiếp.
Với những diễn biến trên, quân đội Syria tiếp tục nối dài thêm chuỗi trận bất bại trong khi phe nổi dậy lảo đảo, loạng choạng vì những trận thua tơi tả trên một loạt mặt trận.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Vì sao Nga thay đổi sách lược về Syria?
Trong suốt thời gian dài vừa qua, Nga chỉ chơi trò phòng thủ về Syria, phong tỏa các nghị quyết Liên Hợp Quốc mà có thể khiến Tổng thống Bashar al-Assad, một đồng minh của Moscow, bị hạ bệ.
Nhưng giờ đây Moscow đã chuyển sang thế tấn công, đưa ra một kế hoạch mà có thể đẩy lui hành động quân sự do Mỹ dẫn đầu chống lại Syria, bằng cách yêu cầu Damascus đặt các kho vũ khí hóa học của nước này dưới quyền kiểm soát quốc tế.
Nga đề nghị Syria nộp các vũ khí hóa học của nước này để tránh bị Mỹ tấn công. (Ảnh: Reuters)
Tại sao Nga lại có sự thay đổi sách lược đó?
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau ở Nga về thực tế này.
Cách đây mới hơn một tuần khi gần như chắc chắn Mỹ sẽ cầm đầu một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria - nhà phân tích và cũng là giáo sư lịch sử Nga Georgiy Mirsky đã được hỏi rằng Moscow sẽ làm gì.
"Chắc chắn không gì cả. Nga không phải làm gì hết. Chỉ việc ngồi yên và xem Mỹ khởi sự một cuộc chiến mới mà họ không thể chiến thắng", ông trả lời.
Nga đã điều một số tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen tiến vào Địa Trung Hải, song các nhà chức trách ở Moscow tuyên bố rằng chúng không ở đó để hành động quân sự vì lợi ích của ông Assad.
Mirsky thừa nhận rằng người Nga không thể làm gì nhiều, nếu Mỹ và các đồng minh quyết định tấn công.
James Goldgeier, Hiệu trưởng trường International Service thuộc American University ở Washington D.C, cho rằng Tổng thống Vladimir Putin đã cố gắng hồi sinh nước Nga nhưng "đó chưa phải là sức mạnh mà quốc gia này từng có một thời".
"Vị thế địa chiến lược [của Nga] đã thay đổi mạnh mẽ", ông Goldgeier nhận xét. "Nước này không có được tầm vóc như trước kia, cũng không có quá nhiều ảnh hưởng".
Cả Goldgeier và Mirsky đều nhất trí rằng một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga là Putin cần được nhìn nhận như một người đương đầu với Mỹ - không chỉ về Syria mà còn nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như cho Edward Snowden, người tiết lộ bí mật an ninh quốc gia Mỹ, tị nạn.
Nhưng viễn cảnh về các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu chống lại Syria có nghĩa là Nga có thể bị đánh giá là bất lực về quân sự, cho các tàu chiến của mình chạy lòng vòng trong khi phương Tây thích làm gì tùy ý.
Theo nhà phân tích Alexander Konovalov, Nga cũng đang có nhiều mối lo thực sự, vì các cuộc tấn công nhằm vào Syria có thể dẫn đến một cuộc chiến rộng lớn hơn trong khu vực tiếp giáp với các đường biên giới Nga, khiến Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Iran. Ông này dẫn ra một câu nói khá cay đắng rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ sẵn sàng chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng của người Syria.
Konovalov, hiện đứng đầu nhóm cố vấn Viện Các đánh giá Chiến lược, nhận định kế hoạch đặt các vũ khí hóa học Syria vào tầm kiểm soát quốc tế dường như là một tình huống đôi bên cùng có lợi "bởi vì nó cho phép tất cả các bên thoát khỏi bế tắc và giữ thể diện về chính trị".
Người Nga nắm rõ các cuộc thăm dò dư luận ở Mỹ, với kết quả chung cho thấy sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng về ý tưởng tấn công Syria và Tổng thống Obama đang phải chật vật thuyết phục Quốc hội chấp nhận nỗ lực này.
Fyodor Lukyanov, biên tập viên tạp chí Nước Nga trong Các vấn đề toàn cầu (Russia in Global Affairs), tin rằng nước Nga đã nhìn thấy một cơ hội cho chiến thắng ngoại giao bởi kế hoạch về vũ khí hóa học của nước này mang lại cho tất cả các bên một điều gì đó.
"Người Mỹ có thể tự nhận 'Áp lực của chúng tôi lên Assad, cũng như các đe dọa của chúng tôi, đã cho kết quả'", ông lập luận. "Phía Nga có thể tuyên bố họ đã ngăn chặn được một cuộc chiến tranh. Còn Assad có thể nói - hoặc có thể cảm nhận - rằng ông đã tránh được viễn cảnh tồi tệ nhất. Và nhìn chung, điều đó tựa như một sự hợp tác rất thành công ở tầm quốc tế".
Lukyanov cho rằng thách thức tiếp theo sẽ là liệu Nga có thể đạt được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chấp thuận kế hoạch này mà không cho phép hành động quân sự nếu Syria không tuân thủ đúng cam kết hay không.
Theo VNN
Quân Assad hạ gục phe nổi dậy, giữ vững thành trì Quân chính phủ Syria hôm qua (13/11) đã giành lại được quyền kiểm soát thành phố Hujeira ở khu vực nông thôn của thủ đô Damascus sau khi đánh bật phe nổi dậy ra khỏi đây. Đây là chiến thắng mới nhất giúp quân đội Syria củng cố vững chắc thêm thành trì quyền lực của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Quân...