Mất hàng chục triệu đồng, vì “dính bẫy” trúng thưởng qua mạng xã hội
Ngày 5-11, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an Hà Nội cho biết, vừa triệt phá ổ nhóm chuyên nhắn tin lừa đảo trúng thưởng trên các trang mạng xã hội. Nhóm đối tượng này đều ở độ tuổi vị thành niên.
Cơ quan điều tra cho biết, theo phản ánh của nhiều người dân, trong thời gian gần đây họ liên tục nhận được thông báo trúng thưởng bằng tin nhắn qua các mạng xã hội. Phần thưởng thường có giá trị như, xe máy Airblade, 1 phiếu quà tặng trị giá 50 triệu đồng…
Để nhận được giải thưởng thì bị hại phải mua thẻ cào của các nhà mạng (chủ yểu là mạng Viettel) đóng phí làm hồ sơ nhận giải, phí chuyển khoản, phí vận chuyển, thuế giá trị giải thưởng, thuê quảng cáo…Sau khi chuyển các mã thẻ cào điện thoại cho đối tượng thì bị hại không nhận được giải thưởng như trên thì mới biết bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.
Quá trình tiến hành điều tra, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phát hiện tại địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có hàng chục đối tượng thanh thiếu niên thường xuyên tụ tập ở các quán internet công cộng để mở hàng trăm tài khoản trên các mạng xã hội: Twoo, Beetalk, Facebook…để sử dụng gửi tin nhắn giả trúng thưởng, lừa đảo người dân.
Điển hình như vụ việc ngày 5-7-2014, chị N.T.H, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội nhận được tin nhắn cá nhân trên mạng xã hội Beetalk thông báo chị H nhận được phần thưởng là một xe máy Liberty 150, cùng với đó là 50 triệu đồng tiền mặt và một phiếu sử dụng xăng xe miễn phí 1 năm.
Sau khi truy cập, điền thông tin cá nhân vào mục dành cho người trúng thưởng, chị H được một đối tượng xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng của nhà tổ chức hướng dẫn nhận giải. Để nhận giải, đối tượng yêu cầu chị H đóng các loại tiền phí trên bằng các mã thẻ cào điện thoại. Tổng số tiền mà chị H đã chuyển cho chúng hơn 49 triệu đồng. Sau đó biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.
Video đang HOT
Tương tự, ngày 31-7-2014, chị V.A ở Đống Đa, Hà Nội, cũng bị mất với các đối tượng lừa đảo 59 triệu đồng, do chị V.A tin lời quảng cáo qua tin nhắn thông báo chị trúng thưởng chiếc xe máy Airblade và phần quà trị giá 50 triệu đồng trong chương trình “Tri ân khách hàng – quý III”.
Quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định các thanh thiếu niên này đều là những đối tượng lêu lổng, không chịu đi học, gia đình không giáo dục.
“Các đối tượng đều còn ít tuổi, thiếu nhận thức về các hành vi vi phạm pháp luật. Tất cả những trò chơi trên các trang web không được kiểm chứng đều là giả mạo. Các đối tượng có thể tạo lập ra bất kỳ trang web tương tự để đánh lừa người dân. Người dân cũng đặc biệt lưu ý việc bảo mật thông tin cá nhân, cẩn trọng khi tham gia vào các trang mạng xã hội…” – Thượng tá Ngô Minh An, Phó trưởng phòng, Phòng Cảnh sát tội phạm sử dụng Công nghệ cao cảnh báo.
Theo ANTD
Các bị hại 'ngậm đắng nuốt cay' nghe xử 'chóp bu' MB24
Hôm qua, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xử sơ thẩm 3 lãnh đạo "chóp bu" của Công ty Cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến (MB24).
Các bị cáo vụ MB24 trước vành móng ngựa
Phiên tòa không có nhiều bị hại đến dự vì họ xấu hổ về sự cả tin và lòng tham của mình. Họ "ngậm đắng nuốt cay" nghe xử mà không hy vọng đòi lại được tiền đã bị chiếm đoạt.
Sập bẫy vì hoa mắt với "hoa hồng"
Cáo trạng cho biết, tháng 5/2011, Nguyễn Tuấn Minh, Ngô Văn Huy và Lê Văn Cường (đều trú tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội) thành lập Cty CP Đào tạo mua bán trực tuyến. Minh làm Chủ tịch HĐQT, chuyên phụ trách hành chính và kế toán; Huy làm Giám đốc phụ trách phát triển thị trường; Cường làm Phó Giám đốc phụ trách truyền thông. Dù không được Cục Thương mại điện tử, Bộ Công Thương cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử nhưng Minh, Huy, Cường đã quảng cáo trên trang web: www.muaban24.vn là sàn giao dịch thương mại điện tử và tạo ra các gian hàng ảo, làm cho nhiều người tưởng là sàn giao dịch thương mại điện tử được cấp phép hoạt động nên đã mua các gian hàng ảo này.
Nhóm này thuê thêm Nguyễn Mạnh Hà (SN 1980, trú tại xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), bổ nhiệm Hà làm Trưởng phòng Kỹ thuật với nhiệm vụ dựng website "muaban24.vn" để bán gian hàng ảo, tạo phần mềm để tự động hóa việc quản lý các hội viên, phân chia hoa hồng và tạo ra một tài khoản trên hệ thống để đưa tiền ảo vào hệ thống rồi rút tiền thật của các hội viên đã mua gian hàng ảo.
Ai tham gia thành viên phải truy cập vào trang web của công ty, đăng ký thông tin cá nhân và được tặng một "văn phòng cá nhân", có quyền kích hoạt tài khoản của mình. Là thành viên phải mua ít nhất một gian hàng trên website với giá 5,2 triệu đồng, tương ứng 520 điểm. Khi đã là thành viên thì có thể nâng cấp trở thành hội viên với điều kiện mời gọi thêm khách hàng. Hội viên giới thiệu được một người tham gia mua gian hàng thì được hưởng hoa hồng là 1,5 triệu đồng; giới thiệu được 2 người tham gia mua gian hàng, "đút túi" thêm 320 nghìn đồng. Khi phát triển đủ 198 gian hàng thì hội viên đạt VIP, được hưởng 80 triệu đồng...Tổng cộng MB24 đã thu hơn 631 tỷ đồng của các hội viên và đây được xác định là số tiền lừa đảo của 107 khách hàng.
Bức xúc khi nghe chối tội
Tại phiên tòa hôm qua, chỉ có ba bị cáo Cường, Huy, Hà hầu tòa. Riêng Nguyễn Tuấn Minh đang bị truy nã vì ôm tiền bỏ trốn. Các bị cáo hôm qua đều quanh co chối không chiếm đoạt tài sản và biện minh hoạt động của mình thực chất là cung cấp một dịch vụ mà nhiều doanh nghiệp đang cần. " Bị cáo thấy không chiếm đoạt vì đây là việc công ty đưa ra một dịch vụ để các doanh nghiệp, cá nhân có thể quảng cáo, bán sản phẩm của mình và thực tế được cộng đồng đón nhận. 5, 2 triệu không phải là tiền mua gian hàng mà là phí dịch vụ để các khách hàng được học hướng dẫn các tính năng của giao dịch điện tử"- bị cáo Cường biện bạch. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng MB24 không được phép thu tiền, tự đặt ra lệ phí như vậy là sai trái, bản chất đó là chiếm đoạt tiền trái phép.
Nhiều bị hại đã hết sức bức xúc khi nghe lời chối tội đó của lãnh đạo MB24. Nhiều người cho rằng bản chất của MB24 là bán hàng đa cấp, gian hàng chỉ là ước lệ, tượng trưng, không hề có ai mua để bán hàng trên mạng. Nhiều người sập bẫy vì tin tưởng nghe theo lời người thân, họ hàng - là chân rết, hội viên của MB24 - mời chào. Người thì được mời chào đầu tư "dự án" đào tạo tin học để được hưởng lãi hàng tháng, người được hứa sẽ được quyền mua hàng giá rẻ của MB24 bán.
Một bị hại thật thà kể việc mình sập bẫy: "Tôi công tác trong quân đội mà vẫn bị lừa. Đứa bạn thân nói với tôi đầu tư dự án đào tạo phổ cập tin học cho người dân của MB24, bỏ ra một trăm triệu được hưởng lãi mỗi tháng 30 triệu. Tôi nghe theo, đưa cho nó, ai nghĩ bạn thân lừa mình, nào ngờ đến hạn không thấy trả, đưa được 2 tháng thì MB24 bị bắt".
Cám cảnh hơn, có bị hại ở Đông Anh nghe lời người thân giới thiệu, đầu tư 50 triệu nhưng mới chỉ được hưởng quyền lợi hội viên khi mua đúng một chiếc áo giảm giá cho chồng 200 ngàn.
Hôm qua, ngay khi phiên tòa bắt đầu, có khoảng 40 bị hại đến dự phiên tòa nhưng bước sang buổi chiều còn lại chưa đến 20 người. Sở dĩ chỉ có hàng chục trong tổng số hàng trăm bị hại có mặt theo giấy triệu tập là do tâm lý sợ bị lộ chuyện hám giàu mất tiền, sợ người thân biết chuyện.
Tại tòa, nhiều bị hại đã không dám nói nơi ở, cơ quan công tác cho phóng viên biết; trong số đó có không ít người là phụ nữ thôn quê, nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của các chân rết của MB 24 giấu chồng con, dốc hàng trăm triệu đầu tư vào MB24. Tuy nhiên, họ cho biết không hy vọng nhiều chuyện lấy lại được tiền đã vào túi của những kẻ lừa đảo. Phiên tòa dự kiến kéo dài 5 ngày (đến 30/6).
Theo Xahoi
Trách nhiệm nhà mạng vụ 800 nghìn người bị lừa tải ảnh gợi cảm PC45 và PC50 Hà Nội đang phối hợp điều tra vụ gần 800 nghìn người bị lừa tải ảnh gợi cảm, trong đó xem xét trách nhiệm của các nhà mạng viễn thông. Trách nhiệm nhà mạng vụ 800 nghìn người bị lừa tải ảnh gợi cảm Hôm nay, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) cho biết đang...