Mất gia tài vì chính sách đổi tiền ở Trung Quốc
Một cụ ông Trung Quốc giữ cuốn sổ tiết kiệm mệnh giá 100.000 tệ của người cha để lại từ năm 1954, nhưng số tiền nhận được bây giờ ước tính chỉ còn trên 10 tệ.
“Cuốn sổ tiết kiệm là bảo bối của tôi, thường không cho người khác nhìn bao giờ”, cụ ông Hồ Vạn Chí, 74 tuổi, người thôn Ngư Phong, huyện Tây Hương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc rưng rưng cầm quyển sổ tiết kiệm của cha đẻ để lại, nói.
Ông Hồ rưng rưng đưa ra quyển sổ tiết kiệm. Ảnh: HSW
“Tôi xây nhà đã mấy năm rồi, nợ người ta mấy chục nghìn tệ, giờ muốn rút tiền gửi trong sổ này ra để trả nợ”, ông nói. Đứa con trai duy nhất của ông đang phải đi làm thuê làm mướn, nếu như rút được tiền, con trai ông sẽ không phải vất vả nữa.
Quyển sổ có thời hạn từ 18/12/1954 đến 18/1/1955. Trên sổ ghi: Gửi vào chi nhánh tỉnh Thiểm Tây, ngân hàng nhân dân Trung Quốc, với số tiền 100.000 tệ.
Khi mang quyển sổ đến ngân hàng đổi tiền, đại diện chi nhánh ngân hàng cho biết, ông phải chờ ngân hàng xác minh xem sổ là thật hay giả, có đổi tiền được hay không và đổi theo tỷ giá nào.
Video đang HOT
Chuyên gia khoa kinh tế, đại học Bách Khoa tỉnh Thiểm Tây cho rằng những năm 70, 80 của thế kỷ trước, ngân hàng trung ương nước này đã phát hành tiền giấy mới, tỷ giá quy đổi tiền tệ lúc bấy giờ là 1: 10.000. Có nghĩa là, quyển sổ trong tay ông Hồ, nếu tính theo tỷ giá này, hiện giờ là vô giá trị.
Cư dân mạng Trung Quốc đã làm phép so sánh về giá trị theo thời gian của đồng tiền nước này. Theo đó, những năm 50 ở Trung Quốc, 100 tệ có thể mua được 400 kg gạo hoặc 70kg thịt lợn; năm nay, với 100 tệ chỉ mua được 15 kg gạo hay 3 kg thịt lợn. Có thể nói, cụ thân sinh ông Hồ Vạn Chí tiết kiệm được 100.000 tệ là cả một gia tài thời đó.
Theo báo People, ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, năm 2012 cũng xảy ra một vụ việc tương tự. Sổ tiết kiệm 100.000 nhân dân tệ của cụ ông Vương Quảng Can, gửi ở chi nhánh tỉnh Thiểm Tây, ngân hàng nhân dân Trung Quốc 60 năm trước, chỉ đổi được 12,9 tệ (khoảng 50.000 VND), tính theo quy định hiện nay của ngân hàng.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Gã bạn trai keo kiệt bắt tôi tự chi tiền phá thai
Tất cả chi phí thực hiện thủ thuật hết 700 ngàn đồng. Anh gọi em vào bảo: "Em vào nộp tiền phá thai đi. Anh không có tiền".
Em biết viết lên đây em cũng quá nhục nhã và ê chề theo người bạn trai của mình. Nhưng thực sự em đúng là đã quá đen đủi khi yêu phải gã đàn ông khốn nạn.
Em năm nay mới chỉ 24 tuổi và yêu anh cũng là mối tình đầu của mình. Hiện em mới ra trường và đang là nhân viên một công ty du lịch nhỏ.
Cách đây 6 tháng, em có tình cờ gặp gỡ và yêu anh. Anh cũng chỉ hơn em 2 tuổi và cũng đang đi làm cho một công ty về xây dựng. Em và anh đều không là người ở Hà Nội nên đến với nhau rất nhanh. Anh còn có ý chuyển sang phòng trọ của em sống cùng để tiết kiệm chi phí cho 2 đứa. Nhưng vì ngại nên em nhất định chưa nghe theo và không cho phép anh chuyển sang đây "sống thử".
Em thành thật kể ra đây tất cả những điều trên để mọi người biết tình cảm của chúng em đến mức nào. Sau hơn 1 tháng yêu nhanh thì chúng em có "quan hệ" lần đầu tiên. Khi gạ gẫm, anh chỉ chăm chăm gạ em yêu cho bằng được. Nhưng còn sau đó, anh chẳng bao giờ quan tâm em phải tránh thai như thế nào mặc dù em nhiều lần khuyến cáo bản thân anh phải dùng bao cao su để chủ động tránh thai.
Nhưng anh cứ lần lữa chê không thích dùng bao cao su khi "quan hệ" vì lý do này lý do nọ. Vì sợ dính bầu, em đã phải chủ động uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Dù biết uống thuốc tránh thai khẩn cấp không tốt và nhiều tác dụng phụ nhưng em vẫn phải cố gắng uống. Anh biết nhưng cũng chẳng mảy may ý kiến gì và mặc kệ em muốn làm thế nào thì làm như thế việc tránh thai là nghĩa vụ của em vậy.
Bộ mặt tởm lợm của gã bạn trai lộ rõ sau khi đưa đi phá thai (Ảnh minh họa)
Nhưng rồi sau 5 tháng, một vài lần do quên uống thuốc tránh thai mà em đã bị dính bầu. Khi em lo sợ thông báo tin này cho anh thì anh bắt đầu lộ bộ mặt thật của mình. Anh nói rằng, cả hai mới đi làm nên không thể giữ cái thai lại. Với cả anh cũng chưa muốn kết hôn sớm vì phải phấn đấu cho sự nghiệp.
Những gì anh nói thì em cũng đồng ý vì em cũng hiểu rõ con người anh là thế nào. Em đồng ý không giữ lại thai và đi làm thủ thuật phá bỏ ngay khi mới biết tin. Em nói anh thu xếp sớm để đưa em đi làm thủ thuật sớm cho đỡ dây dưa không càng để lâu thai sẽ càng to và em sẽ càng lo lắng.
Anh hứa vậy nhưng anh cứ khất lần. Nhiều lần em gọi, anh cứ bảo bận không đưa em đi. Thế là em lại phải vác mặt em sang tận phòng anh trọ để bắt anh đưa đi bằng được vì sợ để quá lâu. Do đó, anh buộc phải đưa em đến một phòng phá thai và ngồi đợi miễn cưỡng ở đó.
Sau khi thực hiện thủ thuật xong, mặc dù thấy em đau đớn và sợ hãi đến tái mặt anh cũng chẳng một lời hỏi thăm. Anh còn giở giọng bảo: Ôi, đau này có ăn thua gì! Em nghe bạn trai nói đã tủi thân kinh khủng.
Nhưng mọi chuyện chưa dừng tại đó. Đến lúc cô nhân viên phòng khám thu tiền, em lại càng choáng váng. Tất cả chi phí thực hiện thủ thuật hết 700 ngàn đồng. Anh gọi em vào bảo: "Em vào nộp tiền phá thai đi. Anh không có tiền". Lúc đó, em uất ức lắm nên hỏi anh rõ to ở phòng khám rằng: "Đưa bạn gái đi phá thai mà anh còn bắt bạn gái bỏ tiền sao?". Cũng chẳng kém cạnh, anh trơ trẽn bảo: "Cái thai ở trong cơ thể của em thì em phải tự bỏ tiền chứ sao".
Bực mình và ê chề lắm, em bảo "anh cút đi, đừng bao giờ gặp em". Thế là chúng em chửi nhau một trận nảy lửa tại phòng khám thai đến nỗi cả nhân viên ở đây quyết đuổi chúng em về và ai cũng lắc đầu ngán ngẩm.
Từ hôm đó trở đi đã 3 ngày rồi. Em vẫn nằm ở nhà nghỉ ngơi sau khi thực hiện thủ thuật. Còn anh, anh biệt tăm biệt tích không một câu ngó ngàng và hỏi thăm em sống chết ra sao. Em uất nghẹn nhắn tin đòi tiền phá thai hôm trước thì anh cũng nhắn lại rằng: "Tôi không muốn thấy cái mặt cô nữa. Cô tự đi mà lo lấy".
Thật sự trần đời mình chưa từng gặp một gã đàn ông nào khốn nạn đến vậy. Mình cay cú và muốn cho gã bạn trai mình một bài học quá! Có cách nào để hắn buộc phải trả tiền phá thai kia cho mình không? Có cách nào dạy hắn một bài học cho hắn bớt khốn nạn đi chút không?
Theo Ngoisao
Dân Nga đua nhau đổi tiền sang USD và euro Phớt lờ những nỗ lực ngăn nội tệ trượt giá của ngân hàng trung ương, người dân Nga vẫn đổ xô đi đổi tiền sang USD và euro. Sberbank - ngân hàng lớn nhất nước Nga. Theo báo cáo của ngân hàng trung ương (NHTW) Nga, tháng 9, số người Nga nắm giữ ngoại tệ tăng cao hơn tháng trước đó mặc dù...