Mặt đường cháy nổ “kỳ lạ”: Do khí mê tan tích tụ
Sở Khoa học – Công nghệ TPHCM có kết luận chính thức vụ mặt đường trước số nhà 236 Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh) phát nổ và bốc cháy là do khí mê tan (CH4) được phát sinh và tích tụ cục bộ trong lòng đất tại khu vực này.
Nguyên nhân dẫn đến vụ nổ cháy bất thường tại mặt đường trước số 236 Bình Lợi là do khi mê tan tích tụ
Trước đó, Sở Khoa học – Công nghệ TPHCM (Sở KH-CN TPHCM) đã tổ chức cho các cán bộ thuộc Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm và các nhà khoa học đến khảo sát, nhóm nghiêm cứu thuộc Khoa Vật lý địa cầu Trường Đại học Khoa học tự nhiên tiến hành đào lấy mẫu đất, nước và khí tại hiện trường nơi cháy.
Video đang HOT
Tổng cộng đoàn đã lấy 18 mẫu gồm 7 mẫu đất, 3 mẫu nước và 8 mẫu khí. Qua phân tích, trong mẫu nước và đất không có loại khí gây cháy nằm lẫn; thành phần của mẫu đất chủ yếu là các chất vô cơ thông thường như silic, nhôm, sắt…không phát hiện thấy có thành phần nào cao bất thường. Trong mẫu nước không phát hiện các thành phần khí gây cháy nằm lẫn. Riêng trong mẫu khí, phát hiện thấy có khí mê tan với hàm lượng 0,2 – 2%. Trong khi đó, các mẫu khí khu vực xung quanh đã thu thập và phân tích có các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép.
Khảo sát địa chất khu vực bằng thiết bị GEORADAR (của Khoa Vật lý địa cầu Trường Đại học Khoa học tự nhiên) cũng không phát hiện thấy các lỗ hổng tại khu vực gây cháy.
Từ những kết quả xét nghiệm này, Sở KH-CN TPHCM cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến hiện trường mặt đường trước số 236 Bình Lợi phát nổ, cháy là do khí mê tan (CH4) được phát sinh và tích tụ cục bộ trong lòng đất tại khu vực này. Tuy nhiên, với hàm lượng đo được chỉ từ 0,2%-2%, được đánh giá là không nhiều, và có khả năng lượng khí này đã được giải phóng.
Lần phát cháy sau cùng được ghi nhận vào lúc 8h sáng 29/10, từ đó đến nay vị trí này không còn thấy hiện tượng bất thường nào nữa.
Khu vực xảy ra hiện tượng kỳ lạ vẫn được canh giữ, theo dõi
Hiện Sở KH-CN TPHCM cùng với các cơ quan chính quyền địa phương tiếp tục giám sát chặt chẽ tại hiện trường cho đến hết ngày 3/11. Sau thời điểm này, nếu không phát hiện có gì bất thường sẽ tái lập mặt đường trở lại.
Trung Kiên
Theo Dantri
Vụ "mặt đường phụt lửa": Nhiều ngôi mộ bốc khói
Liên quan đến sự việc mặt đường phát nổ, bốc cháy, ngày 29/10, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM, Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (Công ty Điện lực TP HCM), Công ty cấp nước Gia Định... đã lấy mẫu tại hiện trường vụ nổ, cháy và sụt lún trước nhà số 236 (đường Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh).
Mặt đường bốc lửa và nổ tạo "hố tử thần"
Các cơ quan chức năng đã dùng hình ảnh máy Georadar (máy kiểm tra địa tầng, quét hình ảnh ở độ sâu 3-4m so với mặt đường) để "khai quật" hố tử thần này.
Theo hình ảnh chụp được, dưới hố có các công trình ngầm như cáp điện, đường ống cấp thoát nước. Cơ quan chức năng cũng đã lấy mẫu đất, khí và nước trong lòng hố. Đáng chú ý là, dưới độ sâu 50cm, có một cục kim loại (nghi là đồng), và nồng nặc mùi lưu huỳnh, hố có độ nóng khoảng 40-50 độ C. Theo ông Nguyễn Văn Hảo-Phó giám đốc kỹ thuật Công ty cấp nước Gia Định, phải đến trưa 30/10 mới có thể có những kết luận ban đầu về nguyên nhân gây sụt, cháy từ hố tử thần này.
Trước đó, chiều 27/10, người dân ở đường Bình Lợi (quận Bình Thạnh) phát hiện mặt đường nhựa bốc khói rồi thình lình phát nổ. Hậu quả của hiện tượng kỳ lạ này là mặt đường bị sụt lún, dù không rộng nhưng khá sâu. Điều đáng nói là, sang đến ngày tiếp theo (khoảng 2h chiều 28/10), hiện tượng trên không dừng lại mà còn tệ hơn. "Liên tiếp có tiếng nổ trên mặt đường, lửa thì cháy thành cột, khói cao hơn 1m chứ không ít như hôm trước", một người dân sống tại khu vực này cho hay.
Trong một diễn biến có liên quan, một số ngôi mộ ở tổ 33, KP3, phường 28, quận Bình Thạnh cũng bốc khói dữ dội. Người dân càng dội nước khói càng nhiều khiến sự hoang mang nhanh chóng lan rộng. Trong khi cơ quan chức năng còn chưa làm rõ nguyên nhân vụ việc thì xảy thêm vụ mặt đường bốc lửa. Theo một số chuyên gia địa chất, không loại trừ khả năng sự việc có cùng nguyên nhân.
Theo Quốc Định - Đỗ Bá
Vụ cháy nổ "kỳ lạ" trên đường có thể do khí mê tan Sáng 30/10, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM cho biết, dựa vào kết quả phân tích từ các mẫu đất, mẫu khí lấy từ vị trí phát nổ, cháy trên đường Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh) cho thấy hàm lượng khí mê tan tại đây cao hơn mức bình thường. Nhân viên Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm lấy...