Mất điện quy mô lớn tại Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan
Mất điện quy mô lớn đã ảnh hưởng đến hàng triệu người dân ở các nước Trung Á gồm Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan trong ngày 25/1.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra mất điện.
Bộ Tình trạng khẩn cấp Uzbekistan cho biết mạng lưới điện của nước này kết nối với Mạng lưới điện thống nhất bị hư hỏng do một sự cố dẫn đến thay đổi đột ngột điện thế và tần số trên đường dây 530 kV từ Kazakhstan khiến xảy ra mất điện tại nhiều thành phố lớn.
Bộ Năng lượng Uzbekistan cho biết đang nỗ lực giải quyết tình trạng mất điện này. Giới chức ở Uzbekistan và Kyrgyzstan thông báo đang khởi động lại các nhà máy điện sau khi ngừng hoạt động khẩn cấp và trước mắt sẽ tiếp tục bị ngắt kết nối với lưới điện Trung Á.
Trước đó, truyền thông và giới chức các nước thông báo thủ đô các nước Kyrgtyzstan và Uzbekistan, cũng như thành phố Almaty – trung tâm kinh tế của Kazakhstan, đã bị mất điện vào buổi trưa và mất điện trải dải ra các tỉnh của 3 nước.
Mạng lưới điện của 3 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ được kết nối với nhau và thông qua Kazakhstan kết nối với lưới điện của Nga để có thể sử dụng trong trường hợp thiếu hụt bất ngờ.
Nghi vấn người nước ngoài được cho tiền tới Kazakhstan để biểu tình
Một người đàn ông từ Kyrgyzstan khai nhận đã được "những người lạ" mua vé máy bay và hứa cho tiền 200 USD để tham gia biểu tình ở Kazakhstan.
Xe cảnh sát bị đốt cháy trong biểu tình ở Kazakhstan (Ảnh: Reuters).
Sputnik đưa tin, một người đàn ông bị bắt ở thành phố lớn nhất Kazakhstan, Almaty, đã thú nhận rằng, người này từ Kyrgyzstan tới sau khi được những người lạ hứa cho 200 USD để tham gia biểu tình ở nước láng giềng Kazakhstan.
"Vài người lạ gọi điện thoại cho tôi và đề nghị tôi tham gia biểu tình để nhận 200 USD. Vì tôi đang thất nghiệp ở Kyrgyzstan, nên tôi đã đồng ý", người đàn ông nói với đài truyền hình Khabar 24.
Sau đó, "những người lạ" đã mua vé máy bay cho người đàn ông nói trên và sắp xếp chỗ ở cho anh này ở Kazakhstan. Theo lời người đàn ông trên, khoảng 10 người từ Uzbekistan và Tajikistan cùng sống với anh ta trước khi cuộc biểu tình diễn ra.
Trước đó, Sergei Lebedev, Thư ký điều hành của Tổ chức Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), nói rằng các cuộc biểu tình ở Kazakhstan đã được chuẩn bị từ trước nhằm gây bất ổn tình hình trong nước và bên tổ chức nó có sự hậu thuẫn từ nước ngoài.
"Rõ ràng là các phần tử phá hoại đã chuẩn bị cho các cuộc biểu tình hàng loạt nhằm gây bất ổn trong nước và có sự hỗ trợ của nước ngoài. Những kẻ khiêu khích, hướng dẫn và tài trợ cho cái gọi là cuộc cách mạng màu và bạo loạn ở các nước SNG có vai trò hàng đầu trong các hành vi tội phạm ở các thành phố của Kazakhstan", ông Lebedev.
SNG (tiếng Anh là CIS) là tổ chức gồm các quốc gia độc lập ra đời sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Bình luận của ông Lebedev tương tự phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova rằng, cuộc bạo loạn ở Kazakhstan là "nỗ lực có liên quan từ nước ngoài nhằm sử dụng các nhóm vũ trang và được huấn luyện để phá hoại an ninh và tính toàn vẹn của nhà nước".
Hôm 5/1, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev nói rằng có một nhóm đã lên âm mưu "với động cơ tài chính" vạch ra kế hoạch cẩn thận đằng sau các cuộc biểu tình. Ông cam kết sẽ hành động quyết liệt chống lại bất cứ phần tử tội phạm nào.
Biểu tình ở Kazakhstan bắt đầu từ 2/1 nhằm phản đối giá nhiên liệu tăng đã nhanh chóng leo thang thành bạo loạn trên diện rộng khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Khói lửa bao trùm bạo loạn ở Kazakhstan
Tương lai u ám của Kazakhstan sau cuộc bạo loạn Dù tình hình bất ổn ở Kazakhstan hiện cơ bản đã được kiểm soát và trật tự xã hội đang dần khôi phục, tương lai của quốc gia lớn nhất Trung Á này vẫn phủ một màu u ám. Người biểu tình xô xát với lực lượng an ninh tại Aktobe, Kazakhstan (Ảnh: Reuters). Làn sóng biểu tình vốn khiến hơn 2.000 người...