Mất điện, một công ty yêu cầu nhân viên viết code trên giấy: Không thể trì hoãn tiến độ công việc!
Trong bóng tối, chỉ dựa vào giấy và bút, các lập trình viên vẫn phải tiếp tục làm việc dưới ánh đèn flash.
Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 3/3, một sự cố thiết bị đã xảy ra tại nhà máy điện Hsinta ở Đài Loan. Nguồn điện bị sụt ngay lập tức, làm giảm khả năng cung cấp điện của lưới điện xuống một phần ba (khoảng 10,5 triệu kilowatt), gây ra một sự cố mất điện trên diện rộng mà không có cảnh báo trước, khiến ít nhất 5,49 triệu hộ gia đình đã bị ảnh hưởng.
Sự cố mất điện cũng đã ảnh hưởng đến nhiều nhà sản xuất bán dẫn, quang điện tử, chuỗi cung ứng của Apple, các công ty hóa dầu, thép và các nhà sản xuất liên quan khác. Thiệt hại ước tính có thể lên tới hàng chục tỷ đô la Đài Loan.
Nhưng trong thời gian mất điện, một điều rất kỳ lạ đã xảy ra. Một công ty phát triển phần mềm thực sự đã cho các lập trình viên viết code bằng tay bằng giấy bút.
Cảnh dàn nhân viên đang lập trình trên giấy.
Từ những bức ảnh được đăng tải và lan truyền mạnh mẽ trên Internet vào khoảng 11h cùng ngày, cho thấy có ít nhất 6 nhân viên trong văn phòng. Tất cả đều ngồi trước các máy tính cá nhân, nhưng lấy ánh sáng bằng đèn flash của điện thoại di động và đều đang đắm mình trong việc lập trình bằng bút và giấy.
Bên cạnh có một nhân viên, được cho là người phụ trách, đang đứng nhìn chằm chằm vào các nhân viên này.
Video đang HOT
Lý giải về việc tại sao lại làm như vậy, một nhân viên của công ty sau đó cho biết: “Không có cách nào, tiến độ dự án không thể bị ảnh hưởng chỉ vì mất điện”.
Sự việc lập tức thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người bày tỏ sự khen ngợi tính kỷ luật và trình độ của các lập trình viên. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng đây có thể chỉ là một bài kiểm tra khả năng của nhân viên, được đưa ra bởi các cấp quản lý.
Mất điện nên ánh sáng được lấy từ điện thoại của lập trình viên.
Sau khi sửa chữa khẩn cấp, tới 12h trưa cùng ngày, khoảng 4 triệu hộ gia đình đã được cấp điện trở lại. Đại diện nhà máy điện Hsinta đổ lỗi sự cố cho sự sơ suất trong quá trình bảo trì hàng năm. Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông địa phương đã công bố những bức ảnh bên trong nhà máy điện cho thấy một đường ống dẫn tại hiện trường được nghi ngờ đã phát nổ và xuất hiện một kẽ hở. Hiện sự cố vẫn đang được điều tra.
Đi Đại Nam mới biết có 2 tấm biển quy định cực kỳ "vô lý" nhưng ai cũng tuân theo, ngẫm kỹ mới hiểu dụng ý của ông Dũng "lò vôi"
Ban đầu mới đọc biển quy định thì du khách nào cũng thấy lag nhẹ.
29/10 - sau nửa năm "cửa đóng then cài" thì cuối cùng KDL Đại Nam cũng đã đón khách tham quan. Trong ngày đầu tiên mở cửa, nhìn chung lượng khách không quá đông. Tuy vậy phải thực sự ấn tượng với độ hoành tráng của KDL 6000 tỷ. Nửa năm trôi qua vẫn sáng trưng, được chăm sóc, dọn dẹp tươm tất.
Nếu chưa đi Đại Nam trước đây, có lẽ ngoài choáng ngợp trước không gian rộng lớn thì đôi khi du khách còn có thể thấy bối rối trước một vài quy định. Ví dụ ngay khi bước vào KDL, tới Kim Điện tham quan, bạn sẽ thấy 2 tấm biển báo nêu nội quy được đặt ngoài cửa điện, cả 2 đều gây "lú lẫn" như sau:
Đầu tiên là tấm biển quý khách mang vớ (tất) trước khi vào điện. Với những ai đi giày vậy sẽ phải cởi giày ra đi vớ, còn những ai đi dép không có vớ thì sao ta?
Phải đi vớ mới được vào Kim Điện
Thực chất, nếu quan sát kỹ thì trước khi lên Kim Điện sẽ có một khu vực hành lang để sẵn chỗ lấy "vớ" để khách bọc toàn bộ giày dép trước khi vào điện. Chiếc "vớ" này giống một chiếc bao hơn, có kích thước lớn. Như vậy, khách không cần cởi giày dép mà chỉ cần bọc toàn bộ lại rồi tiến vào điện thôi.
Bọc như này vừa tiện hơn, vừa đảm bảo sạch sẽ
Thứ hai, ngay sau tấm biển mang vớ, bạn sẽ thấy một biển chắn trước đường vào Kim Điện yêu cầu khách không được chụp ảnh, nhưng... quay phim thì được.
Nhiều du khách khó hiểu trước yêu cầu tưởng chừng "vô lý" này
Tuy vậy theo nhận định của giới các nhà khoa học, người làm bảo tồn các công trình kiến trúc, ánh đèn flash từ điện thoại khi chụp ảnh (UV) sẽ gây hại đến màu sắc của công trình, có thể nhận thấy bằng mắt thường sau một khoảng thời gian. Đề xuất cấm đèn flash trong những nơi thờ phụng, trưng bày được thực nghiệm do Bảo tàng Quốc gia London (Anh) từ năm 1995 và đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới tính đến nay.
Một số hình ảnh bên trong Kim Điện (Ảnh chụp từ video). Nếu quay phim thì ít xảy ra tình trạng flash hơn
Tóm lại, chỉ từ 2 tấm biển trong khu vực đầu tiên của toàn thể KDL Đại Nam cũng đủ thấy dụng tâm của ông Dũng "lò vôi", bà Phương Hằng cũng như đội ngũ vận hành để bảo quản KDL nghìn tỷ này từ những chi tiết nhỏ nhất.
Ảnh: Thế Huân
Nam sinh từng được CSGT đưa đi thi trổ tài đoán "trúng tủ" đề Văn, trấn an thí sinh bằng câu nói dí dỏm Hiện đã bỏ học để làm chuyên viên chạy ads, viết code cho Facebook, nam sinh từng ngủ quên thi tốt nghiệp vẫn đoán trúng phóc đề Văn 2021. Sau mỗi mùa thi, cộng đồng mạng sẽ có những ấn tượng nhất định về các thí sinh nổi bật. Năm 2020, Lê Hoàng Quốc (lớp 12D1, trường THPT Số 1 Lào Cai) là...